Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc mở rộng và hoàn thành việc thống trị các nước Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực này, trừ Xiêm (Thái Lan) đều trở thành thuộc địa. Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở khu vực này.
- Hiểu được trong khi giai cấp phong kiến trở thành tay sai cho chủ nghĩa đế quốc thì giai cấp tư sản dân tộc, mặc dù còn non yếu, đã tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt, giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành từng bước vươn lên vũ đài đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Thấy rõ những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng tiêu biểu cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Ở các nước Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xã hội In-đô-nê-xi-a có nhiều biến đổi, việc đầu tư của tư bản nước ngoài ngày càng mạnh mẽ, tạo nên sự phân hóa xã hội sâu sắc, giai đoạn công nhân và tư sản ra đời, ngày càng trưởng thành về ý thức dân tộc. Vì vậy, phong trào yêu nước mang màu sắc mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
-nhận xét về phong trào đấu tranh 3 nước Đông dương:
+ Phong trào đấu tranh ở Cam-pu-chia, Lào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục sôi nổi, hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
+ Mục tiêu chống Pháp, giành độc lập vì vậy phong trào mang tính chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc song còn ở giai đoạn tự phát.
+ Phong trào do sĩ phu hoặc nông dân lãnh đạo.
+ Kết quả phong trào thất bại do: tự phát, thiếu tổ chức vững vàng, thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn.
+ Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống Pháp.
TÓM LẠI :Cuối thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại,vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giửa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.
- Phong trào diễn ra liên tục, lôi cuốn nhiều tầng lớp tham gia.
- Xuất hiện những nhân tố mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc: giai cấp tư sản, giai cấp công nhân,…
- Cuối cùng các phong trào đều thất bại
Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX do các sĩ phu yêu nước và nông dân lãnh đạo. Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang. Phong trào diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng còn mang tính tự phát và đều bị thực dân Pháp đàn áp.
Đáp án cần chọn là: D
- Đảng quốc đại là chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ. Đảng đã nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh.
- Ban đầu Đảng này chỉ chủ trương dùng phương pháp đấu tranh ôn hoà, đòi chính quyền thực dân phải tiến hành những cải cách, phản đối đấu tranh bằng bạo lực.
- Về sau nhận thức rõ bản chất của chính quyền và nền cai trị thực dân, một số nhân vật cấp tiến trong Đảng Quốc đại đã chủ trương phát động nhân dân đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, xây dựng một quốc gia độc lập, dân chủ.
- Phong trào dân tộc phát triển đến đỉnh cao vào những năm 1905 - 1908 mà chính một bộ phận trong Đảng Quốc đại là hạt nhân lãnh đạo.
Sự phát triển của mâu thuẫn dân tộc đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Ngay từ đầu thế kỉ XIX, nhiều quốc gia ở khu vực Mĩ Latinh đã lật đổ nền thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, giành lại nền độc lập dân tộc.Còn ở khu vực châu Á và châu Phi, các phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân diễn ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của khu vực Mĩ Latinh với châu Á và châu Phi trong thế kỉ XIX.
Đáp án cần chọn là: B
- Phong trào diễn ra một cách liên tục, rộng lớn, quyết liệt, hết sức sôi nổi và nó cũng có kết quả nhất định.
- Thể hiện tinh thần yêu nước và đấu tranh kiên cường của nhân dân TQ chống lại PK và ĐQ
- Lãnh đạo: Sĩ phu yêu nước tiến bộ, giai cấp tư sản. Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân
- Các phong trào đấu tranh đều thất bạido bị triều đình Mãn Thanh và đế quốc đàn áp ngay từ những bước đầu.
- Mang tính chất dân tộc
- Cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc và các nước thuộc địa khu vực Châu Á.
- Để lại bài học kinh nghiệm trong tiến hành cách mạng.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức: Khởi nghĩa vũ trang, Cải cách,…
Chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân.
- Có sự chuyển biến về hình thức đấu tranh vào giai đoạn sau gắn liền với sự ra đời của các tổ chức chính trị.
- Tóm lại :Cuối thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại,vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giửa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.