Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Khac hoa hinh anh tinh te, chinh xac, doc dao
- Su dung cac phep so sanh moi la
- Giau tinh sang tao.
- Cho thay ve dep doc dao cua thien nhien
...
Tham khảo:
Mỗi chúng ta, ai cũng là những phần tử nhỏ bé trong một xã hội rộng lớn, chính vì thế việc chung sức xây dựng quê hương, đát nước là trách nhiệm của tất cả mọi người chứ không phải của riêng một ai. Việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của tất cả mọi người, riêng với học sinh - Là một đối tượng nhỏ tuổi, lại đang ngồi trên ghế nhà trường, thiết nghĩ mỗi người học trò cần phải xác định được mục đích học tập của mình là gì và phải nỗ lực hết mình để hoàn thành mục đích đã đề ra ấy. Chúng ta phải thật sự nhiệt huyết và tận tâm với việc học của chính mình vì học tập là để kiến tạo tương lai và xây dựng một đất nước giàu mạnh, vững bền (Câu trần thuật đơn). Bên cạnh đó, tuổi trẻ cũng cần năng nổ, nhiệt tình hơn trong các hoạt động, phong trào tập thể, cần là người đi đầu để lôi kéo mọi người tham gia để cùng nhau xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. Nếu mỗi người, ai cũng ý thức một chút, ai cũng cố gắng và tận tâm hơn nữa với công việc, ai cũng không quản ngại cống hiến cho tổ quốc thì ắt đất nước của chúng ta sẽ ngày càng phát triển. Và đây cũng chính là cách để mỗi cá nhân thể hiện trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước
Tham khảo
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.
Quét dọn khu di tích lịch sử, tìm hiểu về các truyền thống của quê hương, vận động các bạn cùng làm chung, xây dựng ý thức mọi người cùng bảo về các truyền thống tại địa phương…
1. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Mặt trời như một quả cầu lửa nhô lên từ mặt biển
buổi sáng mặt trời như lòng đỏ trứng gà ,...
1.
- Ông mặt trời như lòng đỏ một quả trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xám.
- Dang tay ôm ánh bình minh
Ngỡ đang ôm trọn bóng hình người thương
Hờn chi, hay sóng vấn vương?
Một tia nắng ấm cuối phương trời hồng.
- Mặt trời như cái mâm con
Nhô lên trên biển hòn son đỏ lừ
Cao dần tỏa sáng ảo hư
Một vùng sáng lóe từ từ lên cao.
- Bình minh toả giọt vàng ...vàng
Vầng mây lởn vởn xanh vàng ngẩn ngơ
Xanh xanh một khoảng xa mờ
Mây trời lộng lộng nắng vừa nhú say
Em chưa một lần được đến thăm đảo Cô Tô. Nhưng qua bài viết của nhà văn Nguyễn Tuân, và lời giới thiệu sinh động của thầy, cô giáo, Cô Tô hiện ra trước mắt em.
Không rõ nhà văn Nguyễn Tuân đã thăm đảo mấy ngày, bài Cô Tô trích trong sách ngữ văn lớp sáu là ngày thứ năm và ngày thứ sáu ông ở đảo. Đó là những ngày vừa qua cơn dông tố. Cảnh vật và sự sống như bừng lên, trong sáng, cây cối trên núi đảo xanh mướt như để thi mày sắc với biển. Nước biển màu xanh lam lẫn từng đợt sóng vào bãi cát vàng. Theo nhà văn thì những ngày động biển cá sẽ vắng mặt biệt tích nhưng sau đó thì những mẻ lưới lại nặng thêm, ông kể việc đi tham quan của mình để giới thiệu rằng Cô Tô có cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam và nếu trèo lên góc đồi thì nhìn ra bao la Thái Bình Dương, bốn phương tám hướng.
Thật là đẹp cái nắng ở Cô Tô. Nắng soi vào người chiếu ánh trắng lên trên hàm răng. Nắng làm nổi gân cái buồm cánh dơi, nhuộm tươi lại lá buồm nâu cũ. Nhà thơ dùng lối văn miêu tả so sánh vừa lạ vừa sống động: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tâm kính lau hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết…Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới…, vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể, sáng dần lên cái chất bạc nén. Tiếp đến ông quan sát và tả lại màu nước biển của Cô Tô. Đó là một màu xanh luôn biến đổi, mà các dạng màu xanh này phải tìm ở vốn tự vị mới hết được.
Màu xanh như lá chuối non, như là chuối già? Xanh như mùa thu ngả “Cốm vòng”. Cái màu xanh “Cốm vòng” thì chỉ ai sống ở Hà Nội mới hình dung nổi các màu xanh của hạt lúa nếp non, người ta đem làm cốm, già lẫn với một ít lá cau non nên thấy màu xanh non tơ trông ngon mắt vô cùng.
Để cho màu xanh của nước biển thay hình đổi dạng, màu xanh của cỏ cây, núi đồi, không thể đủ phô diễn nhà văn phải so sánh, ví von như màu xanh của áo thư sinh Kim Trọng, Tư mã Giang Châu… Và ông vẫn chưa thỏa mãn với những màu xanh ấy mà còn nói: “màu xanh nước biển chiều nay như trang sử của loài người “ nghĩa là như thân tre khi người ta dùng nó để viết… có những màu xanh chỉ miêu ta do cảm quan của nhà văn làm em không hiểu nổi ví như “màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương”.
Cuối cùng nhà văn cũng phải phàn nàn, “chữ nghĩa không thể nào tuôn ra kịp bởi màu sáng cứ kế tiếp đối mới cái màu xanh của bể”. Một màu xanh màu ngọc bích, màu xanh của niềm hy vọng.'.. Cái màu xanh đã khai thác đến cùng mà vẫn chưa đủ để tả màu xanh nước biến… Nhà văn đành dừng lại chuyển sang miêu tả mặt trời rọi lên vào ngày thứ sáu thăm đảo.
Nhà văn rình mặt trời mọc lên. Trước hết là chân trời, ngấn bể sạch như lau tâm kính bụi, từ ở đấy mặt trời trồi dần lên mặt nước? “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”.
Cả môt bầu trời, một chân trời được nhà văn vẽ lên trên giấy: “Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên mâm bạc đường kính rộng cả bằng một cái chân trời màu ngọc trai nước biển, ửng hồng”.
Sức tưởng tượng của nhà văn vượt ra khỏi tầm nhìn trở lại trong tâm linh đề minh họa cái bầu trời một buổi sáng kia: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.
Và nhà văn bỗng gặp cả một cảnh kỳ thú tìm thấy từ trong ngữ của minh hòa vào với thiên nhiên trước mắt. “Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dẩn lên các chất bạc nến. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh”.
Vài chiếc nhạn ấy với con hải âu bay ngang đã khảm vào bầu trời một cảnh đẹp trác tuyệt của đảo Cô Tô…
Có một mảnh đất của Tổ quốc như vậy làm sao mà không mến yêu cho được.
Trên đây mới chỉ là bức tranh thiên nhiên rộng lớn. Còn phần con người trên đảo , họ cũng sống dày dạn, cứng cởi làm sao! Cảnh tượng con người xoay quanh cái giếng nước ngọt cùng đã nói lên một phần cái vất cả phải lao động, nước ngọt theo người ra khơi, dự trữ vào thùng gỗ, những cóng, những ang gốm màu da lươn… có nước ấy các bà mẹ mới yên tâm địu con vẫy tay chào thuyền ra khơi.
Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình. Em chỉ muốn nói như nhà thơ nào đó đã nói, đại khái là:
“Một góc trời nào, Tổ quốc cũng là tranh”.
Chúc bạn học tốt
dài dữ vậy chời. ừ thôi cx đc