Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đối tượng: Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể (đỉnh núi, các mỏ,...) hay những đối tượng tập trung trên những diện tích nhỏ mà không thể biểu hiện trên bản đồ theo tỉ lệ (nhà máy, điểm dân cư, trường học,...).
- Đặc điểm:
+ Trên bản đồ, người ta dùng các dạng kí hiệu bản đồ khác nhau để thể hiện cho từng đối tượng, được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ.
+ Phương pháp kí hiệu có khả năng thể hiện về mặt chất lượng, số lượng, cấu trúc và sự phát triển của đối tượng thông qua hình dạng, màu sắc, kích thước,... của kí hiệu.
- Ý nghĩa: Biết được chính xác vị trí của các đối tượng đó phân bố trên bản đồ.
- Đối tượng: Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí theo từng lãnh thổ (đơn vị hành chính) bằng cách đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.
- Đặc điểm: Phương pháp này thể hiện được các đặc điểm về số lượng, chất lượng của các đối tượng và thường dùng để thể hiện trên bản đồ kinh tế - xã hội.
- Ý nghĩa: Trên bản đồ, người ta có thể sử dụng các loại biểu đồ khác nhau: biểu đồ cột, biểu đồ tròn,... biết được giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí theo từng lãnh thổ.
- Đối tượng: Phương pháp kí hiệu đường chuyên động dùng đề thê hiện sự di chuyên của các đổi tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế — xã hội trên bản đồ
- Hình thức: Trên bản đồ, sự di chuyển của các đối tượng được thể hiện bằng các mũi tên.
- Khả năng: Đặc điểm của đối tượng, hiện tượng được thẻ hiện thông qua màu sắc, độ rộng và hướng của mũi tên.
Những đối tượng địa lí nào được thể hiện bằng phương pháp chấm điểm: Dân cư
- Những đối tượng địa lí được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động: gió, bão.
- Phương pháp đường chuyển động thể hiện hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ,… của đối tượng địa lí.
- Thời gian mùa ở Bán Cầu Bắc là
+ Mùa xuân: từ 21/3 (xuân phân) đến 22/6 (hạ chí).
+ Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).
+ Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)
+ Mùa đông: từ 22/12 (đông chí) đến 21/3 (xuân phân)
- Đối với vùng ôn đới có 4 mùa rõ rệt, vùng nhiệt đới có 2 mùa không rõ rệt và cùng hàn đới chỉ có mùa lạnh kéo dài.
- Sản lượng thủy sản của các tỉnh nước ta được thể hiện trên hình 1.6 bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ.
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của các đối tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ, đồng thời thể hiện sự phân bố của các đối tượng đó trong không gian.
Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa là khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình.
- Khí áp: Vùng áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, gây mưa. Vùng áp thấp thường có lượng mưa lớn, như vùng Xích đạo. Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến.
- Frông: Dọc các frông nóng hay lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị lạnh đi, gây ra mưa. Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều.
- Gió: Vùng nằm sâu trong lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít. Vùng có gió Mậu dịch hoạt động sẽ ít mưa, vùng có gió mùa hoạt động sẽ mưa nhiều.
- Dòng biển: Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít.
- Địa hình: Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, nhưng tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa. Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít và khô ráo.
- Đặc điểm vỏ Trái Đất:
+ Lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất;
+ Độ dày: 5 km (ở đại dương) – 70 km (ở lục địa).
+ Có 2 kiểu vỏ Trái Đất: vỏ lục địa và vỏ đại dương => Cấu tạo từ các loại đá khác nhau.
+ Gồm 3 tầng đá: tầng trầm tích, tầng granit và tầng 3 badan.
- Khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương:
Tiêu chí | Vỏ lục địa | Vỏ đại dương |
Độ dày | 70 km | 5 km |
Đá cấu tạo chủ yếu | Granit | Badan |
- Đối tượng: Phân tán nhỏ lẻ trên lãnh thổ.
- Hình thức: các điểm chấm (mỗi điểm chấm tương ứng với 1 số lượng của đối tượng nhất định).
- Khả năng thể hiện: chủ yếu thể hiện về số lượng của đối tượng.