K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

- Vai trò:

+ Là huyết mạch của nền kinh tế, động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Cung cấp các dịch vụ tài chính, đảm bảo cho các hoạt động đầu tư và sản xuất diễn ra liên tục, góp phần điều tiết sản xuất và ổn định nền kinh tế.

+ Xác lập các mối quan hệ tài chính trong xã hội, góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động.

+ Thông qua các hoạt động tài chính toàn cầu, thúc đẩy toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

- Đặc điểm:

+ Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động như ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, tài chính công, tài chính quốc tế,...

+ Do tính rủi ro cao và có phản ứng dây chuyển trong hệ thống nên sản phẩm tài chính ngân hàng thường được thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt.

+ Khách hàng lựa chọn dịch vụ tài chính ngân hàng dựa theo tính thuận tiện, sự an toàn, lãi suất và phí dịch vụ. Chất lượng sản phẩm thường chỉ có thể đánh giá trong và sau khi sử dụng dịch vụ.

10 tháng 1 2023

* Vai trò của ngành tài chính – ngân hàng:

-   Cung cấp các dịch vụ tài chính (nhận tiền gửi, cấp tín dụng, thanh toán qua tài khoản,...) nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong sản xuất và đời sống.

-   Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

-   Góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước.

-  Giúp cho các hoạt động đầu tư và sản xuất trong nền kinh tế diễn ra liên tục.

3 tháng 2 2023

* Vai trò

- Đối với phát triển kinh tế:

+ Cung ứng và truyền tải thông tin, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện góp phần tăng năng suất lao động.

+ Hiện đại hóa, thay đổi cách tổ chức nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Đối với các lĩnh vực khác:

+ Đảm bảo giao lưu giữa các vùng, thúc đẩy quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.

+ Tạo thuận lợi cho quản lí hành chính.

+ Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần trong xã hội.

* Đặc điểm

- Ngành bưu chính viễn thông bao gồm 2 nhóm: bưu chính và viễn thông.

- Sản phẩm của bưu chính viễn thông là sự vận chuyển tin tức, bưu kiện, bưu phẩm, truyền dẫn thông tin điện tử,… từ nơi gửi đến nơi nhận.

 

- Viễn thông sử dụng các phương tiện, thiết bị để cung ứng dịch vụ từ các khoảng cách xa, không cần  sự tiếp xúc giữa người cung cấp dịch vụ với người sử dụng dịch vụ.

- Sản phẩm có thể đánh giá thông qua khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã thực hiện, như số lượng thư đã chuyển (kg), thời gian đàm thoại (phút),..

- Sự phát triển của bưu chính viễn thông trong tương lai phụ thuộc lớn vào sự phát triển của khoa học - công nghệ.

10 tháng 1 2023

- Biểu hiện cho thấy ngành tài chính - ngân hàng không ngừng phát triển: thể hiện qua sự gia tăng về số lượng các trung tâm tư vấn và giao dịch tài chính, số lượng các ngân hàng (cùng các chi nhánh và các điểm ATM), số người có tài khoản của tổ chức tài chính, sự đa dạng của các gói dịch vụ tài chính và dịch vụ ngân hàng,...

- Đặc điểm phân bố của các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới: các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới đều nằm ở các nước phát triển, nơi có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, cơ sở vật chất - kĩ thuật của ngành hiện đại, các dịch vụ tài chính - ngân hàng đa dạng.

3 tháng 2 2023

* Vai trò

- Với kinh tế, giao thông vận tải vận chuyển nguyên liệu, vật tư kĩ thuật, ... đến nơi sản xuất và sản phẩm đến nơi tiêu thụ. Nhờ đó, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kết nối các ngành kinh tế.

- Với đời sống xã hội, giao thông vận tải vận chuyển hành khách, phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư, kết nối các địa phương, tăng cường khả năng an ninh quốc phòng. Đồng thời, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.

- Giao thông vận tải gắn kết giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.

* Đặc điểm

- Đối tượng phục vụ của giao thông vận tải là con người và các sản phẩm vật chất do con người làm ra. Sản phẩm của giao thông vận tải là sự chuyên chở người và hàng hoá từ nơi này đến nơi khác.

- Chất lượng của dịch vụ giao thông vận tải được đánh giá bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hoá.

- Tiêu chí đánh giá khối lượng dịch vụ của giao thông vận tải là: khối lượng vận chuyển (số lượt khách, số tấn hàng hoá); khối lượng luân chuyển (số lượt khách.km, số tấn.km), cự li vận chuyển (km).

- Sự phân bố của ngành giao thông vận tải có tính đặc thù, theo mạng lưới (gồm các tuyến và các đầu mối giao thông).

- Khoa học - công nghệ làm thay đổi loại hình, chất lượng,… của ngành giao thông vận tải.

3 tháng 2 2023

- Ngành tài chính ngân hàng xuất hiện từ lâu và phát triển ở nhiều nước trên thế giới.

- Nhiều tổ chức tài chính ngân hàng quốc tế được thành lập.

 

- Tài chính ngân hàng là một trong những trụ cột ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp, Liên bang Nga, Hàn Quốc,...

- Ở các nước đang phát triển, hoạt động tài chính ngân hàng cũng ngày càng sôi nổi và có đóng góp lớn đối với sự phát triển chung của nền kinh tế.

- Các trung tâm tài chính lớn hàng đầu thế giới là Niu Oóc, Luân Đôn, Thượng Hải, Tô-ky-ô,...

3 tháng 2 2023

* Vai trò

- Với phát triển kinh tế

+ Góp phần khai thác hiệu quả nguồn lực của đất nước.

 

+ Tạo nguồn thu (cả về ngoại tệ) cho đất nước. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan.

+ Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

- Với các lĩnh vực khác

+ Đáp ứng nhu cầu tinh thần, phục hồi và bồi dưỡng sức khoẻ cho con người.

+ Bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường.

+ Tăng cường sự hiểu biết đất nước, quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia.

* Đặc điểm

- Du lịch là ngành đặc biệt, vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của một ngành văn hoá - xã hội.

- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều ngành nghề khác.

 

- Hoạt động du lịch thường có tính mùa vụ, chịu ảnh hưởng lớn bởi các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, dịch bệnh,...

- Khoa học công nghệ tác động làm thay đổi hình thức, chất lượng,... của ngành du lịch.

 
3 tháng 2 2023

- Vai trò của ngành lâm nghiệp

+ Cung cấp lâm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội (gỗ, nguyên liệu ngành giấy, thực phẩm, dược liệu…).

+ Tạo nguồn thu nhập và giải quyết việc làm, đặc biệt là cho người dân thuộc vùng trung du, miền núi.

+ Bảo tồn đa dạng sinh học, chống sói mòn đất, điều tiết nước trong đất, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.

+ Góp phần đảm bảo phát triển bền vững.

- Đặc điểm của ngành lâm nghiệp:

+ Cây lâm nghiệp có chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm.

+ Ngành lâm nghiệp bao gồm trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản; bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng;… Các hoạt động khai thác và tái tạo mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong không gian rộng và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.

3 tháng 2 2023

- Vai trò của ngành thủy sản:

+ Đóng góp vào GDP ngày càng lớn.

+ Nguồn cung cấp các chất đạm, dễ tiêu hóa cho con người; đồng thời cung cấp các nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ và có lợi cho sức khỏe.

+ Nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

 

+ Góp giải quyết việc làm, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.

+ Phụ phẩm của ngành thủy sản có thể làm thức ăn cho chăn nuôi.

- Đặc điểm của ngành thủy sản:

+ Sản xuất thủy sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước và khí hậu.

+ Sản xuất thủy sản ngày càng áp dụng công nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

+ Sản xuất thủy sản bao gồm các hoạt động khai thác, chế biến và nuôi trồng vừa có tính chất của ngành sản xuất nông nghiệp, vừa có tính chất của ngành sản xuất công nghiệp.

3 tháng 2 2023

- Vai trò:

+ Điện là nguồn năng lượng không thể thiếu trong xã hội hiện đại.

+ Cơ sở để tiến hành cơ khí hóa, tự động hoá trong sản xuất.

 

+ Điều kiện thiết yếu để đáp ứng nhiều nhu cầu trong đời sống xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia.

- Đặc điểm:

+ Các nước có cơ cấu điện năng khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trình độ kĩ thuật, chính sách phát triển,…

+ Đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đặc biệt là hệ thống truyền tải điện.

+ Sản phẩm không lưu giữ được.

- Phân bố: Tập trung ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga, Ấn Độ, Ca-na-đa, Đức, Hàn Quốc,…) do nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất và đời sống ở các nước này lớn.