Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các sông và hồ chính ở Bắc Mỹ.
+ Sông lớn: Xanh Lô-răng, Mi-xi-xi-pi, Ri-ô Gran-đê,...
+ Hồ: vùng Hồ Lớn gồm 5 hồ (hồ Thượng, Hu-rôn, Mi-si-gân, Ê-ri và Ôn-ta-ri-ô).
- Đặc điểm phân bố mạng lưới sông ngòi của Bắc Mỹ:
+ Mạng lưới sông khá dày đặc và phân bố khắp lãnh thổ.
+ Chế độ nước sông khá đa dạng do được cung cấp nước từ nhiều nguồn: mưa, tuyết và băng tan.
Các đô thị ở Trung và Nam Mỹ phân bố không đều:
- Các đô thị lớn trên 10 triệu người phân bố chủ yếu ven biển phía đông nam Nam Mỹ (Ri-ô đê Gia-nê-rô, Xao Pao-lô, Bu-ê-nôt Ai-ret). Ngoài ra, còn phân bố ở tây bắc Nam Mỹ và Trung Mỹ.
- Các đô thị trên 5 – 10 triệu người phân bố ven biển phía tây Nam Mỹ (Li-ma, Xan-ti-a-gô).
- Các đô thị từ 1 – 5 triệu người phân bố rải rác, tập trung nhất ở Trung Mỹ, tây bắc Nam Mỹ và phía đông của Nam Mỹ.
– Các đô thị từ 20 triệu người trở lên ở châu Á:
+ Đê-li, Mum-bai, Đắc-ca (Ấn Độ): nằm ở khu vực Nam Á.
+ Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc): nằm ở khu vực Đông Á.
+ Tô-ky-ô (Nhật Bản): nằm ở khu vực Đông Á.
– Các nước Châu Á có nhiều đô thị trên 10 triệu dân: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản.
- Vấn đề đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ:
+ Tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới.
+ Tỉ lệ dân đô thị cao (khoảng 80% dân số (năm 2020)).
+ Ở nhiều nơi, đô thị hóa mang tính tự phát làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, như: thất nghiệp, ô nhiễm môi trường….
- Các thành phố có từ 10 triệu người trở lên ở Trung và Nam Mỹ tập trung chủ yếu ở ven biển như: Mê-hi-cô-xi-ti, Bô-gô-ta, Li-ma, Ri-ô-đê Gie-nê-rô, Xao-pao-lô, Bu-ê-nôt-ai-ret, Xan-ti-a-gô.
- Đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu:
+ Quá trình đô thị hóa bắt đầu với những đô thị xuất hiện từ thời cổ đại và phát triển trong thời kì trung đại.
+ Nửa cuối thế kỉ XVIII, đô thị hóa phát triển mạnh dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.
+ Châu Âu hiện có mức độ đô thị hóa cao với 75% dân số sống trong các đô thị (2020).
+ Mạng lưới đô thị phát triển rộng khắp với nhiều thành phố đông dân và hiện đại, các đô thị vệ tinh xuất hiện ngày càng nhiều.
- Một số đô thị có quy mô trên 5 triệu dân ở châu Âu: Ma-đrit, Bac-xê-lô-na, Pa-ri, Luân-đôn, Mat-xcơ-va, Xanh Pê-tec-bua.
- Các cao nguyên, bồn địa, dãy núi và đồng bằng Bắc Mỹ:
+ Cao nguyên: CN. La-bra-đô, CN. Cô-lô-ra-đô,...
+ Bồn địa Lớn.
+ Dãy núi: D. A-la-xca, D. Mác-ken-di, D. Bruc-xơ, D. A-pa-lat, D. Nê-va-đa,...
+ Đồng bằng: ĐB. Trung Tâm, ĐB. Duyên hải vịnh Mê-hi-cô, ĐB. Duyên hải Đại Tây Dương,...
- Theo chiều đông - tây, địa hình Bắc Mỹ phân hóa thành 3 khu vực:
+ Miền núi thấp và trung bình ở phía đông: gồm dãy núi già A-pa-lát, cao nguyên La-bra-do.
+ Miền đồng bằng: khu vực rộng lớn ở giữa, cao trung bình 200 - 500 m, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, gồm ĐB. Ca-na-đa, ĐB. Lớn, ĐB. Trung Tâm và đồng bằng duyên hải.
+ Núi cao: phân bố ở phía tây, địa hình hiểm trở nhất Bắc Mỹ, kéo dài 9 000 km theo chiều bắc nam.
Vấn đề đô thị hóa ở Bắc Mỹ:
- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ => xuất hiện các siêu đô thị và các dải đô thị nổi bật là dải đô thị Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn.
- Các đô thị lớn của Bắc Mỹ chủ yếu tập trung phía nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương. Vào sâu trong nội địa các đô thị nhỏ và thưa thớt hơn.
- Tỉ lệ dân đô thị ở Bắc Mỹ cao nhất so với các châu lục khác trên thế giới (82,6% - 2020).
- Hai siêu đô thị Bắc Mỹ là Niu Ioóc và Lốt An-giơ-let.
- Các đô thị từ 5 triệu dân trở lên ở Bắc Mỹ: Mi-a-mi, Đa-lát, Hiu-xtơn, Át-lan-ta, Oa-sinh-tơn, Phi-la-den-phi-a, Niu Y-oóc, Lốt An-giơ-lét, Si-ca-gô, Tô-rôn-tô.
- Các đô thị từ 5 triệu dân trở lên của Bắc Mỹ tập trung chủ yếu ở duyên hải Thái Bình Dương và phía nam Hoa Kỳ do sự phát triển của các ngành công nghiệp kĩ thuật cao ở các khu vực này.