Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dựa vào bài văn hãy miêu tả những nét đặc sắc của: Hoa sầu riêng, quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng.
Những nét đặc sắc của:
+ Hoa sầu riêng: Trổ vào cuôi năm, hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi, hoa kết từng chùm, màu tím ngắt, cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.
+ Quả sầu riêng: lủng lẳng dưới cánh trông như tổ kiến, mùi thơm đậm, bay xa, lan tỏa trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng đã ngửi thấy mùi hương ngào ngạt. Thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn, vị ngọt đến đam mê.
+ Dáng cây sầu riêng: Thân khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột. Lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại tưởng như lá héo.
a)
Tên bài | Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây | Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây |
Sầu riêng | x | |
Bãi ngô | x | |
Cây gạo | x |
b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?
- Thị giác(mắt):
+ (Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng
+ (Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc
+ (Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá
- Khứu giác(mũi):
+ (Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng
- Vị giác(lưỡi):
+ (Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng
- Thính giác(tai):
+ (Bãi ngô): tiếng tu hú
+ (Cây gạo): tiếng chim hót
c)
Bài “sầu riêng”
- So sánh :
+ Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.
+ Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.
Bài “Bãi ngô ”
- So sánh : + Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.
+ Búp nhu kết bằng nhung và phấn.
+ Hoa ngô xơ xác như cỏ may.
- Nhân hóa :
+ Búp ngô non núp trong cuống lá.
+ Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.
Bài “Cây gạo”
- So sánh
+ Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.
+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.
+ Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
- Nhân hóa :
+ Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.
- Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.
+ Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.
* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.
Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.d)
Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.
e) - Giống nhau : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.
- Khác nhau: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.
- Sầu riêng thơm... mật ong già hạn.
- Gió đưa hương thơm... khu vườn.
- Cánh hoa nhỏ... những cánh hoa.
- Nhìn trái sầu riêng... tổ kiến.
- Lá nhỏ xanh vàng... lá héo.
Ở quê em, mỗi nhà đều có một khu vườn nhỏ trồng rau, cây trái. Mỗi người với sở thích, nhu cầu khác nhau thì sẽ có những lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung là ở bất kì khu vườn nào trong xóm em cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối. Bởi đơn giản, giống cây này không chỉ dễ trồng, ít công chăm sóc, lại còn đem lại giá trị kinh tế cao.
Giống chuối được trồng nhiều nhất ở quê em là giống chuối lùn. Gọi là chuối lùn vì nó gần như là loại thấp nhất trong các giống chuối. Nhưng một cây chuối lùn trưởng thành cũng cao từ 1m6 đến 1m8. Thân cây chuối thẳng đuột, to tròn như cột nhà, với nhiều kích thước khác nhau. Cây nhỏ thì thân chỉ to như bắp đùi của người lớn, cây to thì thân phải to đến con nít ôm không xuể. Thân chuối thực ra được tạo từ nhiều lớp bọc sát vào nhau như bánh bông lan cuộn, chứ không đặc một khối như các loại cây thân gỗ khác. Các lớp bên ngoài, gần gốc có màu xám sẫm, càng lên cao chuyển sang xanh đậm, rồi xanh ngọc. Rễ của cây chuối là rễ chùm, tuy không to, dai, chắc như các cây ăn quả khác, nhưng nó vẫn giúp cây bám rất chắc vào mặt đất. Bởi nó còn có một phần gốc cắm xuống lòng đất, thường được gọi là củ chuối.
Cây chuối không mọc thành các cành, mà chỉ có lá thôi. Lá chuối mọc trực tiếp từ phần ngọn của thân cây chuối. Từng lá chuối to, dài như cánh quạt trần tỏa ra tầng tầng, lớp lớp. Mỗi lá chuối sẽ có sống lá to, nằm ở giữa, và phần lá tỏa ra hai bên, liền thành một tảng chứ không chẻ thành nhiều phần nhỏ như lá dừa. Lá chuối càng ở dưới thấp thì sẽ càng to và có màu xanh sẫm hơn lá ở trên. Lá chuối non ban đầu dựng thẳng như thân cây, cuốn chặt như một phong thư chưa được mở. Sau nó sẽ lớn hơn, đậm màu hơn, cứng cáp hơn mà mở bung ra, duỗi thẳng.
Cây chuối kết trái không có thời gian cố định. Cứ khi tích lũy đủ chất, hấp thu đủ tinh hoa đất trời thì nó sẽ ra trái. Từ ngọn cây chuối nhú ra chồi hoa. Khi hoa nở ra, bên trong nó là các lớp nhụy hoa, Từng lớp thụ phấn thành từng nải chuối, kéo dãn dài ra tạo thành cả một buồng chuối to. Tất nhiên, cũng không có giới hạn nào cho một buồng chuối cả. Có buồng chỉ có vài ba nải, có buồng đã ghi nhận đến cả gần trăm nải. Mỗi quả chuối dài và cong cong như lưỡi liềm, thường to bằng tay lái xe máy. Mỗi cây chuối lùn, cả cuộc đời chỉ cho ra quả một lần. Sau lần đó, nó sẽ không thể ra hoa kết trái nữa. Mà dành sức dưỡng lên những cây con mọc sát cạnh mình, chuẩn bị cho thế hệ tiếp theo. Những cây con đó, được mọc lên từ phần rễ, phần gốc của cây chuối ban đầu. Đó chính là lý do mà cây chuối thường mọc thành bụi, thành cụm.
Đối với người dân quê em, thì cây chuối không có bộ phần nào là bỏ phí cả. Quả chuối lúc chín ăn thơm, ngọt, bùi. Khi còn xanh thì có thể làm món chuối chiên ngào đường, hay làm nộm, ăn với gỏi cuốn. Hoa chuối khi đã kết trái xong, thái mỏng trộn với rau sống ăn bún, phở. Lá chuối thì dùng để gói bánh, bọc xôi, còn phần thân thì làm thức ăn cho gia súc. Thế là chẳng để thừa cái gì.
Từ bé, hình ảnh những tàu lá chuối rung rinh trong gió như những cánh chim khổng lồ đã in sâu vào trong tâm trí của em. Em mong rằng, rồi mai đây, dù kinh tế phát triển, cuộc sống có đổi thay như thế nào, thì cây chuối vẫn sẽ được người dân quê em yêu quý, gắn bó như hiện tại.
Trong tất cả các loại hoa quả thì em thích ăn nhất là trái sầu riêng. Cứ mỗi dịp nghỉ hè em đều được ba mẹ em cho về quê ngoại – nơi đó có trồng rất nhiều trái sầu riêng. Và em rất yêu thích những câu sầu riêng nhà ông bà vì năm nào nó cũng ra nhiều trái chín thơm ngon nữa.
Khi được về quê ngoại là em cũng lại được cùng ngoại thưởng thức những trái sầu riêng thật thơm ngon và cực kỳ bổ dưỡng ngay trong khu vườn nhỏ cạnh nhà. Có thể nói rằng chính hương sầu riêng chín rất nồng nữa. Trong mỗi lần về quê ngoại thì chỉ cần đi gần đến cổng nhà ngoại thôi là em đã ngửi thấy hương thơm của những trái sầu riêng chín cứ thoang thoảng trong không gian. Hương sầu riêng thật đặc trưng và cũng thật khác lạ với những trái ăn quả khác. Quan sát em nhận thấy được trái sầu riêng không quá to trung bình nó chỉ có cân nặng từ 1 cho đến 2 cân mà thôi thế nhưng lại có múi khá lớn. Múi sầu riêng này một mình em không thể ăn hết một trái được.
Em cũng cảm nhận thấy được sầu riêng rất đặc biệt biết bao nhiêu, nhất là những lúc còn xanh thì trái sầu riêng nho nhỏ nó lại nằm tít trên cành cao. Thế rồi trái sầu riêng khi chín thì chúng lớn dần lên, khi sầu riêng ngày càng to thì càng thấy rõ rền rệt những chiếc gai nhọn bên ngoài của nó cứ cứng cáp như những mũi tên vậy. Có lẽ quả sầu riêng rất quý cho nên có được những chiếc gai đó sẽ bảo vệ trái sầu riêng như thoát khỏi được đám côn trùng độc hại nữa. Những quả khác thì có thể để chín hái những sầu riêng thật đặc biệt đó chính là để trái chín rụng từ trên cây ăn mới ngon, hoặc nếu hái cũng phải biết cách hái cho thật nhẹ nhàng không thì ăn cũng không ngon nữa. Nên mỗi lần hái ông em cũng hái sầu riêng cẩn thận. Ăn sầu riêng nhà ngoại em trồng thật ngon biết bao.
Em vô cùng thích cây sầu riêng này. Đặc biệt cứ mỗi khi hè về thì em dường như đều rất mong đến lúc được về ngoại để ngoại hái cho ăn những trái chín thơm ngon này.
Những nét đặc sắc của:
+ Hoa sầu riêng: Trổ vào cuôi năm, hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi, hoa kết từng chùm, màu tím ngắt, cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.
+ Quả sầu riêng: lủng lẳng dưới cánh trông như tổ kiến, mùi thơm đậm, bay xa, lan tỏa trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng đã ngửi thấy mùi hương ngào ngạt. Thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn, vị ngọt đến đam mê.
+ Dáng cây sầu riêng: Thân khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột. Lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại tưởng như lá héo.