Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
a) Giống nhau
− Đều có tiềm năng thủy điện lớn.
− Đã và đang xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn, nhỏ để khai thác thế mạnh thủy điện.
− Thủy điện có ý nghĩa nhiều mặt về cung cấp điện năng, thủy lợi, thủy sản và du lịch.
− Quan tâm đến các tác động của thủy điện đến tài nguyên, môi trường.
b) Khác nhau
− Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.
+ Xây dựng nhiều nhà máy thủy điện:
· Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110MW), nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1920MW), Nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà (2400MW), Thủy điện Lai Châu trên sông Đà, Thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm (342MW).
· Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.
+ Việc phát triển nhà máy thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ cở nguồn điện rẻ và dồi dào.
+ Việc phát triển các công trình kĩ thuật lớn như thế cần chú ý đến những thay đổi không nhỏ của môi trường.
− Tây Nguyên
+ Trữ năng thủy điện tập trung chủ yếu trên các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai…
+ Một loạt các nhà máy đã và đang được xây dựng trên các sông:
· Thủy điện Đa Nhim (160MW) trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai), Đrây H’linh (12MW) trên sông Xê Pôk; Thủy điện Yaly (720MW) trên sông Xê Xan.
· Các nhà máy thủy điện khác đang được xây dựng trên sông Xê Xan như Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê San 4 (ở phía hạ lưu của Thủy điện Yaly và Plây Krông (ở thượng lưu của Yaly), khi hoàn thành thì hệ thống sông Xê Xan sẽ cho tổng công suất khoảng 1500MW.
· Trên sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thủy điện đã được quy hoạch, với tổng công suất lắp máy trên 600 MW, trong đó lớn nhất là Thủy điện Buôn Kuôp (280MW), thủy điện Xrê Pôk (137MW)…
· Trên hệ thống sông Đồng Nai các công trình thủy điện Đại Ninh (300MW), Đồng Nai 3 (180MW) và Đồng Nai 4 (340MW) đang được xây dựng.
+ Các công trình thủy điện của vùng sẽ giúp cho các ngành công nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển; các hồ thủy điện còn đem lại nguồn nước tưới quan trọng cho Tây Nguyên trong mùa khô có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thủy sản.
HƯỚNG DẪN
− Trung du và miền núi Bắc Bộ: chuyên môn hóa sản xuất các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trấu, sở, hồi…); đậu tương, lạc, thuốc lá…
+ Đất: phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa (ở trung du), đất phù sa ở dọc các thung lũng sông và cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh…
+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi nên có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
− Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp còn rất lớn, nhưng gặp khó khăn là hiện tương rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước vào mùa đông.
− Tây Nguyên: Chuyên môn hóa sản xuất cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu.
+ Đất: Đất badan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và các vùng chuyên canh quy mô lớn.
+ Khí hậu: Có tính chất cận Xích đạo với một mùa mưa và mùa khô kéo dài (có khi 4 – 5 tháng), mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Ở các cao nguyên cao 400 – 500m khí hậu khá nóng, có thể trồng cây công ngiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu); trên các cao nguyên trên 1000m có khí hậu rất mát mẻ có thể trồng các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè…) khá thuận lợi.
+ Về mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp, vì thế việc làm thủy lợi gặp khó khăn, tốn kém, là trở ngại lớn nhất cho sản xuất.
HƯỚNG DẪN
− Thủy sản
+ Các tỉnh đều giáo biển, gần các ngư trường vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa…
+ Đẩy mạnh đánh bắt, Nghệ An là tỉnh trọng điểm… Phần lớn tàu thuyền công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính, nhiều nơi suy giảm nguồn lợi rõ rệt.
+ Phát triển khá mạnh nuôi thủy sản nước lợ, mặn.
− Khoáng sản
+ Có ôxit titan, nhiều nơi thuận lợi để sản xuất muối.
+ Hiện nay đã khai thác titan và làm muối ở một số nơi.
− Giao thông biển
+ Có vịnh biển sâu, cửa sông…
+ Xây dựng một số cảng nước sâu (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây); hình thành một số tuyến giao thông biển.
− Du lịch biển
+ Có nhiều bãi tắm đẹp…
+ Phát triển du lịch biển, các địa điểm biển hấp dẫn: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô…
HƯỚNG DẪN
a) Các thế mạnh kinh tế
− Vị trí địa lí: Giáp với Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía nam Trung Quốc, là những nơi có sự phát triển kinh tế năng động; có khả năng giao lưu nước ngoài bằng đường biển (qua cảng biển ở Quảng Ninh), chịu sự tác động lan tỏa ngày càng lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.
− Tài nguyên khoáng sản phong phú nhất nước ta, tạo ra lợi thế cho vùng về các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, từ đó tạo ra cơ cấu các ngành công nghiệp nặng.
− Có thế mạnh nổi bật về công nghiệp năng lương: Vùng than Quảng Ninh trữ lượng lớn, chất lượng cao; trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước (tập teung lớn nhất ở hệ thống sông Hồng).
− Có thế mạnh đặc sắc về các cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, về chăn nuôi gia súc lớn (trâu).
− Thế mạnh kinh tế biển của tỉnh Quảng Ninh (du lịch biển, thủy sản, dịch vụ hàng hải…), tạo nên một thế mạnh độc đáo của vùng, làm cho cơ cấu kinh tế vùng càng thêm hoàn chỉnh và phát triển năng động hơn.
b) Việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa rất lớn về:
− Kinh tế: Vùng có tiềm năng lớn, nhưng mới được khai thác một phần. Việc phát huy các thế mạnh của vùng sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế − xã hội của vùng, tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn.
− Chính trị, xã hội: Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người, đã có đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong vùng vẫn còn nhiều xã nghèo, huyện nghèo.
HƯỚNG DẪN
a) Thế mạnh
− Điều kiện tự nhiên
+ Đất đai: phần lớn là diện tích đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác; ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh…
+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi, nên bên cạnh cây nhiệt đới có thuận lợi để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
+ Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp còn rất lớn.
− Điều kiện kinh tế − xã hội
+ Người dân có truyền thống, kinh nghiệp sản xuất cây công nghiệp…
+ Các cơ sở chế biến đang được chú trọng đầu tư xây dựng.
+ Chính sách phát triển, vốn được đầu tư.
+ Thị trường (trong và ngoài nước) ngày càng được mở rộng.
b) Hạn chế
− Rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông.
− Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa tương xứng với thế mạnh của vùng.
− Một số khó khăn về giao thông vận tải, nạn du canh, du cư…
HƯỚNG DẪN
a) Giống nhau
− Có các cao nguyên và đồi thấp, tạo điều kiện để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, … (Mộc Châu, Sơn La, Pleiku, Đắk Lắk…).
− Đất đai: Nhóm đất feralit với diện tích rộng, thuận lợi cho cây trồng công nghiệp, cây ăn quả, lương thực hoa màu…
− Khí hậu: Có cả nhiệt đới và cận nhiệt, cho phép trồng nhiều loài cây.
b) Khác nhau
− Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Đất: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác; còn có đất phù sa cổ ở trung du, đất phù sa dọc thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi (Than Uyên, Nghĩa Lộ…), tạo điều kiện trồng nhiều loài cây.
+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi là thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi…). Khí hậu núi cao (ở vùng núi Hoàng Liên Sơn; vùng núi giáp biên giới ở Cao Bằng, Lạng Sơn…) thuận lợi cho trồng các cây thuốc quý, cây ăn quả, rau ôn đới…
+ Có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên (Mộc Châu, Sơn La…) để phát triển chăn nuôi trấu, bò, ngựa, dê.
− Tây Nguyên
+ Đất badan màu mỡ, tập trung với diện tích rộng, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu…) trên quy mô lớn.
+ Khí hậu: Có tính chất cận Xích đạo gió mùa, thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới (cao su, cà phê, hồ tiêu). Trên các cao nguyên cao trên 1000m (Lâm Viên…), khí hậu rất mát mẻ, khá thuận lợi cho trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè…).
+ Một số nơi có đồng cỏ tạo điều kiện chăn nuôi bò…
HƯỚNG DẪN
Căn cứ vào trang bản đồ dân tộc của Atlat Địa lí Việt Nam để tìm các dẫn chứng cụ thể
- Giống nhau: đều là nơi tập trung chủ yếu của các dân tộc ít người và có nhiều dân tộc sống đan xen nhau.
- Khác nhau:
+ Các dân tộc ít người khác nhau: kể tên các dân tộc ít người ở mỗi vùng.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều dân tộc sống đan xen nhau hơn.
HƯỚNG DẪN
a) Nhận xét
- Mật độ dân số vào loại thấp nhất so với cả nước.
- Phân bố chênh lệch
+ Chênh lệch giữa vùng núi với trung du: vùng núi có mật độ dân số thấp, trung du có mật độ dân số cao hơn.
+ Chênh lệch ngay trong mỗi vùng: Núi cao có mật độ dân số thấp hơn nhiều so với vùng núi thấp và núi trung bình; vùng trung du gần đồng bằng Bắc Bộ (ví dụ: Thái Nguyên, Bắc Giang, Hoà Bình...) và kề biển (ví dụ một số nơi ở Quảng Ninh) có mật độ dân số cao hơn nơi gần kề với vùng núi.
+ Chênh lệch giữa khu vực Tây Bắc và khu vực Đông Bắc.
+ Chênh lệch trong từng tỉnh.
- Phân hoá rõ giữa:
+ Tây Bắc và Đông Bắc.
+ Trung du và miền núi.
+ Nơi kề với Đồng bằng sông Hồng và những nơi còn lại.
b) Giải thích
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
+ Những khu vực kinh tế phát triển thường là khu vực dân cư tập trung cao.
+ Những khu vực kinh tế chưa phát triển thì ngược lại.
- Điều kiện tự nhiên
+ Các khu vực núi cao: điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn, địa hình hiểm trở, bị cắt xẻ mạnh, mức độ tập trung dân cư thấp.
+ Các khu vực thấp, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, có nhiều mặt bằng tương đối rộng, các ngã ba sông... mức độ tập trung dân cư cao hơn.
a) Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn là do những nguyên nhân sau
-Hai vùng đều có nhiều đồng cỏ phát triển trên các vùng địa hình núi, cao nguyên thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò
-Khí hậu
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn trâu
+Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, phù hợp với điều kiện sinh thái của bò
-Nhu cầu sản phẩm thịt, sữa (bò, trâu) ở các vùng lân cận (Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ,...) và trong cả nước lớn
-Dân cư có kinh nghiệm trong chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò)
b) Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại?
-Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, vì trâu khỏe hơn, thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Trâu ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng
-Ngược lại, ở Tây Nguyên, bò được nuôi nhiều hơn trâu, vì bò thích hợp với điều kiện khí hậu khô, nóng ở đây.
HƯỚNG DẪN
− Trữ năng thủy điện khá lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng. Hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.
− Xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn trên các sông: Thác Bà trên sông Chảy (110MW), Hòa Bình trên sông Đà (1920 MW), Sơn La trên sông Đà (2400 MW), Lai Châu trên sông Đà, Tuyên Quang trên sông Gâm (342 MW).
+ Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.
+ Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên nguồn cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào.
+ Việc phát triển các công trình kĩ thuật lớn như thế cần chú ý đến những thay đổi không nhỏ của môi trường