Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ 14) - Ngô Gia Văn Phái.
Câu 2: Kể về sự việc: Quang Trung mở tiệc khao quân, ăn Tết sớm. Hứa đến mồng 7 thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Cho thấy: Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng.
Câu 3: Câu cảm thán. Thực hiện hành động nói: yêu cầu. Giúp em hiểu thêm về tài năng và ý chí quyết thắng của ông.
Câu 4: Tham khảo:
Hình tượng Quang Trung được khắc họa trong "Hoàng Lê nhất thống chí" (hồi thứ 14) nổi bật lên là người có tài thao lược và tài dụng binh như thần. Điều đó được thể hiện qua cuộc hành quân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn do vua Quang Trung chỉ huy (câu bị động). Ngày 25 tháng Chạp xuất quân từ Phú Xuân(Huế), ngày 29 đã tới Nghệ An, vượt khoảng 350 km qua núi, qua đèo. Đến Nghệ An, vừa tuyển quân, tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh, chỉ trong vòng một ngày. Hôm sau, tiến quân ra Tam Điệp (cách khoảng 150km). Và đêm 30 tháng Chạp đã “lập tức lên đường”, tiến quân ra Thăng Long mà tất cả đều là đi bộ. Có sách còn nói ông sử dụng cả biện pháp dùng võng khiêng, cứ hai người khiêng thì một người được nằm nghỉ, luân phiên nhau suốt đêm ngày. Từ Tam Điệp ra Thăng Long (khoảng hơn 150km), vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung định kế hoạch chỉ trong vòng 7 ngày, mồng 7 tháng Giêng sẽ vào ăn Tết ở Thăng Long. Trên thực tế, đã thực hiện kế hoạch sớm hai ngày: trưa mồng 5 đã vào Thăng Long. Hành quân xa liên tục như vậy, thường quân đội sẽ mệt mỏi, rã rời, nhưng nghĩa binh Tây Sơn “cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề”, “từ quân đến tướng, hết thảy cả năm đạo quân đều vâng mệnh lệnh, một lòng một chí quyết chiến quyết thắng”. Đó là nhờ tài năng quân sự lỗi lạc ở người cầm quân. Hơn một vạn quân mới tuyển đặt ở trung quân, còn quân tinh nhuệ từ đất Thuận Quảng ra thì bao bọc ở bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu. Phẩm chất ấy còn thể hiện qua việc tổ chức các trận đánh hợp lí, ít hao tổn binh lực. Trận Hà Hồi không cần đánh, Trận Ngọc Hồi được thành. Hình ảnh người thủ lĩnh ấy đã làm quân sĩ nức lòng, tạo niềm tin quyết chiến quyết thắng. Đồng thời (phép nối) khiến kẻ thù kinh hồn bạt vía, rơi vào cảnh đại bại nhanh chóng.
Câu 5: Hịch tướng sĩ - Trần Hưng Đạo.
Lời hiệu dụ của vua Quang Trung:
- Vua Quang Trung nêu hoàn cảnh lâm nguy của đất nước “quân Thanh sang xâm lấn nước ta”.
- Khẳng định chủ quyền dân tộc, nền độc lập tự cường của quốc gia.
- Nhắc lại cho nghĩa quân, tướng sĩ nhớ tới lịch sử đau thương của quốc gia dân tộc khi bị giặc đô hộ, xâm chiếm.
- Nêu tấm gương những người anh hùng đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc, để khơi dậy niềm tự hào, ý chí chiến đấu chống kẻ thù.
- Nêu rõ dã tâm của bọn giặc Thanh muốn mưu đồ cướp nước ta, và khẳng định kết cục thảm hại mà chúng phải nhận lấy.
- Quyết tâm giữ bờ cõi, khẳng định tướng lĩnh, nghĩa quân là người có lương tri, lương năng.
Nội dung: Thói ăn chơi xa đọa của vua chúa và nhũng nhiễu của bọn vua chúa, quan lại thời Trịnh được Phạm Đình Hổ miêu tả rất cụ thể, sinh động.
+ Chúa cho xây dựng đền đài, cung điện ở khắp nơi liên miên, thỏa ý thích chơi đèn đuốc, ngắm cảnh đẹp.
+ Chúa bày ra các cuộc dạo chơi tốn kém ở li cung: tháng ba lần, huy động binh lính dàn hầu bốn mặt hồ.
+ Nơi linh thiêng của phật giáo cũng trở thành nơi hòa nhạc của bọn vũ công.
Chọn đáp án: A
A