K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Cần loại bỏ thói kiêu ngạo, như Bác đã từng nói: “Ai tự cho mình có công trạng mà tự kiêu, tự đại là không đúng. Lòng của người cách mạng chân chính là phải rộng rãi như sông như bể, có như thế mới tiến bộ”; Nếu có một chút công trạng gì mà tự cao tự đại, coi người ta không ra gì, thế là sai, thế là cái ruột nhỏ, ví như cái cố, một gáo nước đổ vào thì tràn hết”.

Giữ thói kiêu ngạo cũng giống như giữ căn bệnh mãn tính khó chữa trong người, càng để lâu càng nguy hại cho bản thân, hủy hoại con người. Càng chữa sớm được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ - tự kiêu một chút cũng là thừa”, hãy nên rèn luyện cho mình tính khiêm nhường dù không dễ dàng.”

(Trích “Kĩ năng bạn cần để thành công trong cuộc sống” – Bảo Thanh)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau và nêu tác dụng: “Giữ thói kiêu ngạo cũng giống như giữ căn bệnh mãn tính khó chữa trong người, càng để laai càng nguy hại cho bản thân, hủy hoại con người.”

Câu 4. Em rút ra cho mình bài học gì từ đoạn trích trên?

1
30 tháng 4 2022

Câu 1:PTBD:nghị luận

Câu 2:ND:Nói về thói kiêu ngạo và chúng ta cần nên bỏ cái thói đó

Câu 3:

BPTT:So sánh

Chỉ:Giữ thói kiêu ngạo cũng giống như giữ căn bệnh mãn tính khó chữa trong người

TD:

+giúp người đọc hiểu được rõ về "thói kiêu ngạo" 

+bày tỏ thái độ nghiêm túc của tác giả khi nói về thói kiêu ngạo 

Câu 4:

Bài học em rút ra được:

Chúng ta không nên giữ cho mình cái thói kiêu ngạo , vì nó giống "như giữ căn bệnh mãn tính khó chữa trong người".Phải biết sống nghiêm chỉnh , sống đúng cách , sống phù hợp cho bản thân mình

 

Trong cuộc sống có nhiều người vừa mới gặp khó khăn đã từ bỏ, nản chí,mà cuộc đời thì khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi. Song bên cạnh đó còn có những người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”. “Có chí thì nên”: một bài học giáo dục rất hay từ thời xưa, đặc biệt là đối với những người muốn làm...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống có nhiều người vừa mới gặp khó khăn đã từ bỏ, nản chí,mà cuộc đời thì khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi. Song bên cạnh đó còn có những người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”. 
“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục rất hay từ thời xưa, đặc biệt là đối với những người muốn làm giàu. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cuộc sống tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà họ sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặt khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phũ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân họ chỉ mới đi một phần ba chặng đường. Thậm chí có người leo cây gần đến ngày hái quả vẫn bỏ cuộc.Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra?- xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn là cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụng chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui lòng. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thất bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả. 
Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ. 

Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đặt ra-cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sàng tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quãng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại lạm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực. 

Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 100km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắt hẳn người ấy sẽ có được lợi thế. 

Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công sẽ có. 

Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.

3
28 tháng 1 2018

Lưu gì mà gửi lên 

Mik biết bài ày chép mạng mà

28 tháng 1 2018

Chép mạng chứ gì 

1 tháng 4 2019

Giải thích bằng cách lập luận. 

Chúc học tốt

23 tháng 12 2017

- Nhan đề của bài văn có tác dụng nêu lên vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn.

- Những câu ở dạng định nghĩa:

    + Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.

    + Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.

    + Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.

    + ... con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

Cách giải thích:

    + Để giải thích về "lòng khiêm tốn", tác giả đã nêu ra những nhận định mang tính định nghĩa về lòng khiêm tốn, liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn, so sánh giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn. Đây cũng chính là các cách giải thích.

    + Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn - cái hại của không khiêm tốn, nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung giải thích.

Vậy giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người. Để giải thích một vấn đề nào đó, người ta thường sử dụng cách nêu định nghĩa, liệt kê những biểu hiện, so sánh với các hiện tượng cùng loại khác, chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân, hậu quả, cách phát huy hoặc ngăn ngừa,... Không nên dùng những cái khó hiểu hoặc không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu, cần hiểu.

 Mark Twain và người phụ nữ kiêu ngạoTrong một bữa tiệc, Mark Twain ngồi đối diện với một người phụ nữ. Theo lẽ lịch sự, ông nói với người này: “Cô thật là xinh đẹp!”.Người phụ nữ đó lại không hề cảm kích, mà còn cao ngạo nói: “Rất tiếc là tôi không có cách nào để nói lời khen tương tự như thế với ông!”.Mark Twain rất bình thản, nói: “Không sao cả, cô có thể giống...
Đọc tiếp

 Mark Twain và người phụ nữ kiêu ngạo

Trong một bữa tiệc, Mark Twain ngồi đối diện với một người phụ nữ. Theo lẽ lịch sự, ông nói với người này: “Cô thật là xinh đẹp!”.

Người phụ nữ đó lại không hề cảm kích, mà còn cao ngạo nói: “Rất tiếc là tôi không có cách nào để nói lời khen tương tự như thế với ông!”.

Mark Twain rất bình thản, nói: “Không sao cả, cô có thể giống như tôi vậy, nói một lời nói dối là được rồi”.

Người phụ nữ nghe xong, xấu hổ quá, phải cúi gầm mặt xuống mà không nói được lời nào.

Gợi ý nhỏ:

Tảng đá mà bạn ném ra, người bị nó làm cho vấp té sẽ luôn luôn là chính bản thân bạn. Bạn nói lời cay nghiệt, sau cùng cũng sẽ tự mình rước lấy nhục nhã mà thôi.

Hãy viết một đoạn văn (hoặc bài văn ngắn) nêu suy nghĩ của mình về những điều em học được qua câu chuyện trên?

các bn giúp mik nha hii, mik sẽ tick 3 tick cho 6 người trả lời nhanh nhất (riêng người đầu tiên trả lời mik sẽ tick cho 6 tick ) 

cảm ơn các bn trc

3
23 tháng 9 2018

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”

16 tháng 9 2018

cái này là đề văn để dành 1 tháng vip nè

không qua mặt được đâu 

CẦN TẠO RA THÓI QUEN TỐT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI   Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.   Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa...
Đọc tiếp
CẦN TẠO RA THÓI QUEN TỐT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI   Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.
  Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng xách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.
  Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường… Thói quen này thành tệ nạn… Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác… Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.
  Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm.
  Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội? (Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)

Hãy tìm hiểu bố cục của văn bản trên.

1
23 tháng 11 2017

Bố cục của bài văn gồm 3 phần:

    + Mở bài: Đoạn 1 - Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.

    + Thân bài: Đoạn 2, 3, 4 - Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu).

    + Kết bài: Đoạn cuối - Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

Đọc kĩ đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:  “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

 “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

                                                                                   ( Ngữ văn 7, tập 1)

Câu 1 : Đoạn văn trên trích trong văn bản nào, của ai ? Nêu hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh ra đời của văn bản chứa đoạn văn trên ?

Câu 2 : Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên ?              

Câu 3 : Chỉ ra đại từ, quan hệ từ trong đoạn văn trên ?                              

Câu 4 : Nêu tên các văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn 7 – kì I có cùng thể loại với văn bản chứa đoạn văn trên (kèm theo tên tác giả) ?                                                                          

Câu 5 : Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên là gì ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy ? 

                                      GIÚP MÌNH VỚI Ạ!!!

1
30 tháng 12 2021

Câu 1: Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng

* Vũ Bằng (1913-1984), sinh ra tại Hà Nội

- Ông là nhà văn và nhà báo đã sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí

-*Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống ở vùng kiểm soát của Mĩ – Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Nhà văn đã gửi gắm vào trong trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất

- Bài văn được trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút “Thương nhớ mười hai”

Câu 2: Phần trích được viết theo phương thức biểu cảm

Câu 5: Biện pháp tu từ được sử dụng nổi bật: điệp ngữ; các từ, ngữ: mùa xuân, có, mùa xuân của Hà Nội, Bắc Việt. - Tác dụng: điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, vừa tạo cho câu văn, đoạn văn giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, gợi cảm, thể hiện rõ tình cảm yêu mến mùa xuân Hà Nội của tác giả.

 

 

 

31 tháng 12 2021

Cảm ơn bạn nhìu!!!

cần tạo ra thói quen tốt trong xã hội Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt. Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả...
Đọc tiếp

cần tạo ra thói quen tốt trong xã hội

Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.

Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.

Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường… Thói quen này thành tệ nạn… Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác… Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.

Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm.

Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?

1. trong văn bản , tác giả đưa ra ý kiến , quan điểm gì ?

2.để thuyết phục người đọc, tác giả đưa ra những lí lẽ dẫn chứng nào

1
14 tháng 1 2017

+ Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội". + Những lí lẽ và dẫn chứng: - Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách... ) và có thói quen xấu; - Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa; - Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;

(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề, có người còn có cái cốc vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm, ... ) - Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

cần tạo ra thói quen tốt trong xã hội Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt. Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả...
Đọc tiếp

cần tạo ra thói quen tốt trong xã hội

Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.

Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.

Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường… Thói quen này thành tệ nạn… Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác… Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.

Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm.

Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?

1. trong văn bản , tác giả đưa ra ý kiến , quan điểm gì ?

2.để thuyết phục người đọc, tác giả đưa ra những lí lẽ dẫn chứng nào

2
12 tháng 1 2017

1.

Tác giả đã đưa ra quan điểm: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống.

2.

- Lí lẽ: Có thói quen tốt và thói quen xấu

+ Thế nào là thói quen tốt (Dẫn chứng: Dậy sớm, đúng hẹn,...)

+ Thế nào là thoi quen xấu ( Dẫn chứng: Mất trật tự, cáu giận, xả rác bừa bãi )

12 tháng 1 2017

3.

- Văn bản góp phần giải quyết các vấn đề trong thực tế vì vấn đề này rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sử, có văn hóa.

cần tạo ra thói quen tốt trong xã hội Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt. Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả...
Đọc tiếp

cần tạo ra thói quen tốt trong xã hội

Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.

Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.

Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường… Thói quen này thành tệ nạn… Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác… Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.

Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm.

Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?

1. trong văn bản , tác giả đưa ra ý kiến , quan điểm gì ?

2.để thuyết phục người đọc, tác giả đưa ra những lí lẽ dẫn chứng nào

1

Chào bạn , theo mình câu trả lời như sau ! Nếu có chỗ nào thiếu thì cho mình xin lỗi .

(1) Trong văn bản , tác giả đã đưa ra ý kiến , quan điểm là cần chống lại những thói quen xấu và tạo ra những thói quen tốt trong đời sống xã hội .

(2) Để thuyết phục người đọc , tác giả đã đữa ra lí lẽ , dẫn chứng là :

- Lí lẽ : + Luôn dậy sớm , luôn đúng hẹn , giữ lời hứa , luôn đọc sách , .....

+ Hút thuốc lá , hay cáu giận , mất trật tự là thói quen xấu

+ Tạo đc thói quen tốt là rất khó . Nhưng nhiễm thói quen xấu là rất dễ

- Dẫn chứng : + Thói quen vứt rác bừa bãi

+ Ăn chuối xong cứ tiện tay vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa , ra đường ,...

+ Vứt rác xuống mương , vứt vỏ chai ra đường