Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây biểu hiện rõ nhất là sự phân hoá đại địa hình: vùng biển thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi.
- Sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây có sự khác nhau giữa các vùng do độ cao, do hướng các dãy núi với sự tác động của các luồng gió Đông Bắc, Tây Nam, biểu hiện ở sự phân hoá thiên nhiên giữa đông và tây Bắc Bộ, giữa đông và tây Trường Sơn.
- Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên.
Giữa hình thái đồng bằng với hình thể đồi núi phía Tây và vùng thềm lục địa phía Đông có mối quan hệ chặt chẽ:
+ Nơi hình thành các đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông cửu Long, đồi núi lùi xa vào đất liền, đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng.
+ Dải đồng bằng ven biển từ Móng Cái đến Hải Phòng và từ Thanh Hoá đến Ninh Thuận hẹp ngang, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành nhũng đồng bằng nhỏ, chỉ rộng hơn ở một vài đồng bằng bồi tụ phù sa của các sông Mã, sông Thu Bổn, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đổi núi phía tây ở dải đồng bằng hẹp ngang này.
+ Vùng thềm lục địa có hình dạng mở rộng hai đầu và thắt hẹp lại ở dọc miền Trung
Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:
a)Vùng biển và thềm lục địa
- Vùng biển nước ta lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.
- Độ nông-sâu, rộng –hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển.
Vùng thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng, có nhiều đảo ven bờ; vùng thềm lục địa Nam Trung Bộ thu hẹp, tiếp giáp với vùng biển nước sâu.
-Thiên nhiên vùng biển nước ta rất giàu có và đa dạng.
b)Vùng đồng bằng ven biển
Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.
-Nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
- Nơi núi đồi ăn lan sát ra biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu như dải đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đồi núi phía tây dải đồng bằng ven biển này.
c)Vùng đồi núi
Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông-Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.
-Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.
- Khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.
Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:
a)Vùng biển và thềm lục địa
- Vùng biển nước ta lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.
- Độ nông-sâu, rộng –hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển.
Vùng thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng, có nhiều đảo ven bờ; vùng thềm lục địa Nam Trung Bộ thu hẹp, tiếp giáp với vùng biển nước sâu.
-Thiên nhiên vùng biển nước ta rất giàu có và đa dạng.
b)Vùng đồng bằng ven biển
Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.
-Nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
- Nơi núi đồi ăn lan sát ra biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu như dải đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đồi núi phía tây dải đồng bằng ven biển này.
c)Vùng đồi núi
Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông-Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.
-Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.
- Khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.
a) Sự khác biệt về thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp năng lượng giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Đông Nam Bộ
-Lợi thế của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Đông Nam Bộ
+Nguồn than đá có trữ lượng lớn nhất nước ta
+Các hệ thống sông ở đây có trữ năng thuỷ điện lớn hơn các hệ thống sông ở Đông Nam Bộ, tiêu biểu là hệ thống sông Hồng (chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước)
-Lợi thế Đông Nam Bộ so với Trung du và miền núi Bắc Bộ
+Có nguồn dầu mỏ trữ lượng lớn
+Khí tự nhiên hàng trăm tỉ m 3
b) Tên 3 ngành công nghiệp trọng điếm và những sản phẩm tiêu biểu của các ngành đó ở Đông Nam Bộ
*Đông Nam Bộ là vùng có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm phát triển mạnh nhất nước ta, vì
-Là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, có thế mạnh về tự nhiên
-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào có trình độ cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất so với cả nước
-Thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước
-Chính sách quan tâm của Nhà nước,..
Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi với Tây Nguyên:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...); cây công nghiệp hàng năm như: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).
+ Tây Nguyên: chủ yếu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn trồng trên các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa.
- Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Đồng bằng sông Hồng: có thế mạnh để trồng các cây thực phẩm (rau, đậu các loại) có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như cà chua, su hào, bắp cải,...: chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản,...
+ Đồng bằng sông Cửu Long: chủ yếu là các cây trồng của vùng nhiệt đới; chăn nuôi gia cầm, thủy sản,...
- Nguyên nhân: chủ yếu là do có sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa các vùng: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.
a) Điều kiện tự nhiên
- Địa hình : Đông Nam Bộ ít bị chia cắt, bằng phẳng hơn nên thuận lợi để tổ chức sản xuất với quy mô lớn
- Đất : Trung du và miền núi Bắc Bộ có một mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao, Đông Nam Bộ mang tính chất cận xích đạo. Những đặc điểm này có ảnh hưởng khác nhau đến việc phát triển cây công nghiệp
- Các nguyên nhân khác : nguồn nước, sinh vật,..
b) Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư, lao động : trung du và miền núi Bắc Bộ thưa dân, hạn chế về lao động, trình độ phát triển thấp hơn Đông Nam Bộ
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật : Trung du và miền núi Bắc Bộ có cơ sở vật chất kĩ thuật kém hơn Đông Nam Bộ
- Thị trường : Đông Nam Bộ có nhiều lợi thế hơn cả về thị trường trong vùng và bên ngoài
- Sự khác nhau về các điều kiện khác : đầu tư nước ngoài, chính sách,..
Đáp án A
Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, nên tự nhiên nước ta có sự phân hoá rõ rệt giữa miền Bắc với miền Nam.