Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Di tích lịch sử Đền Hùng nơi thờ tự vua Hùng đã có công dựng nước, Tổ tiên thiêng liêng của dân tộc Việt Nam đã được Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, các di tích tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được các triều đại và nhân dân gìn giữ, hương khói phụng thờ, đã trở thành điểm hội tụ văn hoá tâm linh, tín ngưỡng, phong tục, thể hiện tình cảm, sự tri ân công ơn của các vua Hùng và tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Khu di tích lịch sử Đền hùng rất vinh dự và tự hào, được thay mặt cho đồng bào cả nước quản lý, bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị của Đền Hùng di tích quốc gia đặc biệt. Vừa tròn nửa thế kỷ qua, kể từ khi thành lập (28/4/1962 - 28/4/2012), Khu di tích lịch sử Đền Hùng không ngừng lớn mạnh, từ một tổ công tác, đến Ban Quản trị rồi Ban Quản lý Đền Hùng và đến nay là Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Các di tích tín ngưỡng thê tự vua Hùng như Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Lăng Hùng Vương...được quản lý, bảo tồn, tôn tạo ngày càng khang trang, bề thế hơn. Các giá trị văn hoá truyền thống cội nguồn được quy tụ về nơi thờ tự thiêng liêng của dân tộc: Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ, đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân, các công trình văn hóa đã và đang được tôn tạo để đón đồng bào cả nước về thăm viếng Tổ tiên.
Có được những thành quả trên là nhờ sự giúp đỡ tích cực của các bộ ngành Trung ương, sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các ban ngành của tỉnh, sự cố gắng không ngừng của tập thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động của Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Việc ghi lại những trang sử vẻ vang mà tập thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã đạt được nửa thế kỷ qua là rÊt cần thiết, nhằm góp phần giáo dục truyền thống lịch sử của đơn vị cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là thế hệ trẻ của Khu di tích lịch sử Đền Hùng hôm nay và mai sau.
Với ý nghĩa và tầm quan trong đó, Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã báo cáo và được UBND tỉnh Phú Thọ đồng ý về chủ trương nghiên cứu, biên soạn cuốn truyền thống Khu di tích lịch sử Đền Hùng - 50 năm quản lý, bảo tồn và phát triển.
Sau một thời gian tổ chức thực hiện, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Ban Giám đốc, sự cố gắng của Ban chỉ đạo và tổ sưu tầm, biên soạn, cuốn sách truyền thống của Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã hoàn thành và ra mắt bạn đọc. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Khu di tích lịch sử Đền Hùng (1962 - 2012).
Trong khu vực đền Hùng có 4 ngôi đền, 1 ngôi chùa, 1 lăng và một số hạng mục kiến trúc khác, được xây dựng hài hoà với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nơi khí thiêng của non sông hội tụ.
Cổng đền: được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh vào năm Khải Định thứ 2 (1917), dạng vòm cuốn, cao 8,5m, gồm 2 tầng, 8 mái... Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, 4 góc mái trang trí rồng, đắp nổi hai con nghê. Mặt trước của cổng đắp nổi phù điêu hai võ sĩ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hình hổ phù. Đền Hạ: được xây dựng lại trên nền cũ, vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII, kiểu chữ “nhị”, gồm tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m, kiến trúc đơn sơ, kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước. Đốc xây liền tường với đốc hậu cung, hai bên đắp phù điêu, một bên voi, một bên ngựa. Bờ nóc phẳng, không trang trí, mái lợp ngói mũi, địa phương gọi là ngói mũi lợn.
Ngay chân đền Hạ là nhà bia, với kiến trúc hình lục giác, xây dựng năm 1917, trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, 6 mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có 6 cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia hiện nay đặt một bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm đền Hùng ngày 19/9/1954:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Chùa Thiên Quang: được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm các toà Tiền đường (5 gian), Thiêu hương (2 gian), Tam bảo (3 gian) ở phía trước, dãy hành lang, nhà Tổ ở phía sau. Các toà được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột xây, kèo suốt. Mái chùa được lợp ngói mũi, có đầu đao cong. Bờ nóc tiền đường đắp lưỡng long chầu nguyệt. Chùa thờ Phật theo lối Đại thừa. Trước sân chùa có 2 tháp sư, hình trụ, 4 tầng; trên nóc đắp hình hoa sen; lòng tháp xây rỗng; cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.
Chùa còn có một gác chuông, được xây dựng vào thế kỷ XVII, gồm 3 gian, 2 tầng mái, 4 vì kèo kiểu chồng rường kết hợp với bẩy kẻ. Các bẩy, kẻ hầu như để trơn, không chạm trổ. Quả chuông treo trên gác không ghi niên đại đúc chuông mà chỉ ghi: “Đại Việt quốc, Sơn Tây đạo, Lâm Thao phủ, Sơn Vi huyện, Hy Cương xã, Cổ Tích thôn cư phụng”.
Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu): nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, được xây theo kiểu hình chữ nhất, có 3 gian, quay về hướng Nam, dài 7,2m, rộng 3,7m; mái hiên cao 1,8m. Bộ vì kiểu kèo cầu quá giang gối vào tường, phía trước mở 3 cửa.
Đền Thượng: các công trình của đền được xây dựng qua ba cấp khác nhau: phía trước là bức nghi môn lớn, nhà chuông trống, tiền tế, đại bái và hậu cung. Bên phía tay trái đền có một cột đá thề, hình vuông, cao 1,3m, rộng 0,3m. Năm 1968, Ty Văn hoá Vĩnh Phú tôn tạo di tích, làm bệ cho cột đá thề như hiện nay.
Lăng Hùng Vương: tương truyền là mộ của vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía Đông của đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8 góc, tạo thành 2 tầng mái; tầng dưới 4 góc đắp 4 con rồng trong tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”; mái đắp giả ngói ống cổ; diềm 3 phía đều đắp mặt hổ phù; ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, 2 bên cửa đều đắp kỳ lân, xung quanh có tường bao quanh, chất liệu bằng đá. Trong lăng có mộ vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật, dài 1,3m, rộng 1,8m, cao 1,0m. Phía trong lăng còn có bia đá ghi: biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).
Đền Giếng: tên chữ là Ngọc Tỉnh, nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, được xây dựng vào thế kỷ XVIII, quay hướng Đông Nam, kiến trúc kiểu chữ Công, gồm nhà tiền bái (3 gian), hậu cung (3 gian), 1 chuôi vồ và 2 nhà oản (4 gian), có phương đình nối tiền bái với hậu cung.
Cổng đền Giếng được xây vào thời Nguyễn, theo kiểu kiến trúc 2 tầng, 8 mái. Ở giữa tầng dưới có một cửa xây kiểu vòm, hai bên có hai cột trụ, trên đắp nghê chầu. Trên cổng có bức đại tự đề: “Trung sơn tiểu thất” (ngôi nhà nhỏ trong núi).
Đền Tổ mẫu Âu Cơ: được khởi dựng trên đỉnh Ốc sơn (thường gọi là núi Vặn) vào năm 2001, khánh thành tháng 12 năm 2004. Các hạng mục kiến trúc gồm: đền chính, tả, hữu vu, nhà bia, trụ biểu, tam quan, nhà tiếp khách và hệ thống sân, vườn. Kiến trúc đền theo lối cổ, với cột, xà, hoành, rui bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch. Đền chính kiểu chữ đinh, có diện tích 137m2.
Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và Lạc hầu, Lạc tướng. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá.
Đền thờ Lạc Long Quân: khởi công xây dựng năm 2007, tại đồi Sim, với tổng diện tích đất sử dụng là 13,79ha, khánh thành năm 2009, gồm các hạng mục: nghi môn, trụ biểu, nhà bia, đền chính (gồm tiền tế, đại bái, hậu cung), tả, hữu vu. Trong đền đặt tượng Lạc Long Quân, đúc bằng đồng, bệ tượng, lư hương được tạc bằng đá khối, họa tiết trang trí tinh xảo.
Đền Hùng là nơi hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và lễ hội đền Hùng là thể hiện hết sứuc cụ thể, sinh động và thiêng liêng truyền thống cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam. Lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam; đặc biệt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vừa qua đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của Di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử đền Hùng là di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 1272/QĐ-TTg, ngày 12/8/2009).
Trả lời:
a/ Bài ca dao là lời vấn đáp giữa chàng trai và cô gái, chàng trai hỏi, cô gái trả lời. Dựa vào "nàng ơi" và "chàng ơi".
b/ Bài ca dao nói lên tình yêu vẻ đẹp thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hóa của quê hương đất nước thể hiện niềm trân trọng, tự hào, như một lời nhắn nhủ với thế hệ sau này phải biết bảo vệ, giữ gìn những sắc đẹp đó.
c/ Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đối đáp làm cho người đọc, người nghe càng hiểu thêm và thêm yêu quý, muốn bảo vệ cảnh đẹp quê hương mình.
d/ Ca dao, dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời với nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Và còn phân biệt giữa ca dao và dân ca:
- Dân ca những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, ca dao là lời thơ của dân ca, ngoài ra còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.
* Chúc bạn học tốt (Vnen)
Câu 1: - Thuận lợi: nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn nên có thể sản xuất quanh năm, xem canh tăng vụ.
- Khó khăn: rất dễ bị thoái hóa, sâu bệnh, bão lũ, khô hạn.
- Biện pháp: trồng cây che phủ đất, làm thủy lợi, đảm bảo tính thời vụ và có kế hoạch, phòng tránh thiên tai.
Câu 2: - Đới nóng là nơi có sóng di dân cao.
- Tình trạng di dân ở đới nóng diễn ra rất đa dạng và phức tạp.
Nguyên nhân:
- Di dân tự do. do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói, thiếu việc làm.
- Di dân có tổ chức, có kế hoạch nhằm pháp triển kinh tế - xã hội ở vùng núi, ven biển.
Biện pháp:
Cần sử dụng biện pháp di dân có tổ chức, có kế hoạch mới giải quyết được sức ép về dân số, nâng cao đời sống nhân dân pháp triển kinh tế - xã hội.
Câu 3: - Đới nóng là nơi có tốc độ đô thị hóa cao trên thế giới.
- Hậu quả: đô thị hóa tự phát đã tạo sức ép lớn đối với việc làm, nhà ở, môi trường, phúc lợi xã hội,...ở các đô thị.
- Biện pháp: tiến hành đô thị hóa gắn liền với pháp triển kinh tế và phân bố tại dân cư hợp lí.
CHÚC BẠN HỌC GIỎI
là quần thể các đền thờ các vị vua Hùng tại thành phố Việt Trì,Phú Thọ còn có từ bao giờ thì mình ko biết
-Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.
-Đền Hùng được tìm thấy ở Phú Thọ
ok ?