K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2017

Đặt vấn đề: Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cỡ nhỡ là trách nhiệm của toàn xã hội.

Giải quyết vấn đề:

* Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ:

  - Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở TP.HCM với 8.500 em. Năm 2008, mặc dù đã được các cá nhân, tổ chức thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy nhưng hiện vẫn còn trên 10.000 trẻ em không nơi nương tựa. Con số này không ngừng gia tăng.

  - Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.

  - Trẻ em đường phố đang có nguy cơ phạm tội ngày càng tăng; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đô thị.

  - Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.

* Nguyên nhân

  - Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con (77% trẻ bỏ nhà ra đi vì gia đình nghèo khổ).

  - Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%).

  - Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.

* Hiện nay, những "mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

* Ý nghĩa:

   Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.

* Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:

   Tổ chức: Làng trẻ em SOS; Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ); Cô nhi viện Thánh An ( Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II ( Gò Vấp); Chùa Bồ Đề (Huế)...

   Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh ( Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội); Thầy Koyama với mái ấm tình thương 37, Nguyễn Trãi, Huế...

* Quan điểm và biện pháp nhân rộng

  Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.

  Biện pháp nhân rộng:

Dùng biện pháp tuyên truyền.

Kêu gọi các cá nhân, tổ chức.

Quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện.

Thành lập đội thanh niên tình nguyện

9 tháng 6 2016

  a. Mở bài: giới thiệu vấn đề, dẫn đề bài vào bài viết.

  b. Thân bài:

      - Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ: Trẻ em lang thang, cơ nhỡ đang là vấn đề cần được toàn xã hội quan tâm. Bởi vì hiện nay vẫn còn rất nhiều trẻ em không nơi nương tựa, điều này ảnh hưởng tới sự phát triển chung của đất nước.

      - Nguyên nhân: Do đói nghèo, do tổn thương tình cảm ( bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập),  do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.

- Hiện nay, những " mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.

- Giới thiệu một vài điển hình: Tổ chức  ( Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ), Chùa Bồ Đề (Huế)...); cá nhân ( Mẹ Phạm Ngọc Oanh (Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội) - Quan điểm và biện pháp nhân rộng

+ Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.

+ Biện pháp nhân rộng:  Dùng biện pháp tuyên truyền, kêu gọi các cá nhân, tổ chức, quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện, thành lập đội thanh niên tình nguyện...

          c. Kết bài: phát biểu cảm nghĩ về hiện tượng trên và liên hệ bản thân.

9 tháng 6 2016
 Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rènĐặt vấn đề:

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cỡ nhỡ là trách nhiệm của toàn xã hội.

Giải quyết vấn đề:

* Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ

- Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở TP.HCM với 8.500 em. Năm 2008, mặc dù đã được các cá nhân, tổ chức thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy nhưng hiện vẫn còn trên 10.000 trẻ em không nơi nương tựa. Con số này không ngừng gia tăng.

- Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.

- Trẻ em đường phố đang có nguy cơ phạm tội ngày càng tăng; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đô thị.

- Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.

* Nguyên nhân

- Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con (77% trẻ bỏ nhà ra đi vì gia đình nghèo khổ)

- Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%)

- Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.

* Hiện nay, những " mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
* Ý nghĩa: 

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.

* Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:

Tổ chức: - Làng trẻ em SOS; Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ); Cô nhi viện Thánh An ( Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II ( Gò Vấp); Chùa Bồ Đề (Huế)...

Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh ( Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội); Thầy Koyama với mái ấm tình thương 37, Nguyễn Trãi, Huế...

* Quan điểm và biện pháp nhân rộng

Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.

Biện pháp nhân rộng:

* - Dùng biện pháp tuyên truyền.
* - Kêu gọi các cá nhân, tổ chức.
* - Quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện.
* - Thành lập đội thanh niên tình nguyện




Các bài văn mẫu
Information 
Tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ giống nòi là cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước. Tinh thần ấy được thể hiện qua những việc làm cụ thể hàng ngày mà ta có thể bắt gặp ở mọi nơi. Đó là kết quả của tấm lòng tương thân, tương ái đã lưu truyền bao đời nay của dân tộc ta. Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Đây là những cử chỉ và hành động thiết thực của những nhà hảo tâm. Chúng ta cần biểu dương những tấm lòng ấy để nhân lên thành những gương người tốt, việc tốt điển hình trong cuộc sống.
Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kì đổi mới, nền kinh tế thị trường phát triển, hoà nhập với quốc tế, nhiều cá nhân, nhiều gia đình, tổ chức làm ăn rất phát đạt, họ muốn chia sẻ tình thương, lòng nhân ái với những người lao động nghèo, những người cơ nhỡ trong xã hội đặc biệt là các trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn bằng cách thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Đây là một việc làm cao thượng, bộc lộ tính nhân đạo cao đẹp.
Ở bùng binh hàng xanh, không ít trong chúng ta bắt gặp những cảnh tượng hết sức đau lòng. Các em nhỏ, chỉ ở độ tuổi ê a, vậy mà đã phải đi xin từng đồng tiền lẻ của những người đi đường. Những tia nắng cuộc đời đã chiếu lên làn da non nớt của chúng, sạm đen và dày hơn. Tự hỏi, trong cuộc sống còn bao nhiêu đứa trẻ như thế nữa, tại sao chúng lại phải gánh trên vai số phận nghiệt ngã như vậy! Trong khi những đứa trẻ đồng trang lứa thì đang sống trong bầu không khí đầy ắp tình thương của biết bao người, còn chúng thì phải nai lưng sống qua ngày, đã vậy, đôi lúc còn phải cam chịu những ánh mắt thờ ơ, những sự ghẻ lạnh từ những con người không có trái tim
Bác Hồ nói:

Trẻ em như búp trên cành,

Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan

Trẻ thơ là độ tuổi ăn chưa no, lo chứa tới, rất cần sự cưu mang, đùm bọc, che chở, dạy dỗ của người lớn để hình thành nên những nhân cách tốt đẹp, có ích cho xã hội. Thế nhưng, những đứa trẻ bất hạnh, không có mái ấm gia đình, không có tình thương của cha mẹ và người thân, chúng phải tự bương trải kiếm từng miếng cơm, manh áo. Hàng ngày phải tiếp xúc với các tệ nạn xã hội, các em dễ bị lôi kéo vào những con đường xấu và từ đó trở thành gánh nặng cho xã hội, cho cộng đồng. Nhận thức rõ điều này, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức đã thu nhận những trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống đó về những mái ấm tình thương. Bằng tình thương, sự đùm bọc, bằng tấm lòng nhân ái, bao dung nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Các tổ chức như Trung tâm nuôi dạy và đào tạo việc làm cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ Thái Bình, Trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em Gò Vấp, Trường mái ấm Bà Chiểu,… là những ví dụ điển hình. Và có rất nhiều người đã lớn lên từ những mái ấm ấy, thành công và để lại tên tuổi cho đời như cố diễn viên Lê Công Tuấn Anh, nghệ nhân Lương Tấn Hằng, hiệu trưởng – nhà giáo ưu tú Phạm Thị Vy,…
Thế nhưng, đâu đó vẫn còn những hiện tượng tiêu cực như đối xử bạo hành với trẻ em, lợi dụng những tổ chức này để tranh thủ sự ủng hộ của các quỹ nhân đạo, bóc lột sức lao động của trẻ em, thái độ ghẻ lạnh, dửng dưng, thờ ơ trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của trẻ em lang thang ngoài đường phố
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trẻ thơ được coi như tương lai của đất nước, một đất nước có phồn thịnh được hay không là nhờ vào thế hệ ấy! Nhưng, đất nước ta đang phải chịu sự thiếu hụt của rất nhiều tài năng đang chơi vơi giữa dòng đời. Vậy nên, cần thêm nhiều nữa những mái ấm tình thương như Trung tâm nuôi dạy và đào tạo việc làm cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ Thái Bình, và cũng cần thêm nhiều nữa những lòng hảo tâm như nghệ nhân Lương Tấn Hằng.

Tóm lại, yêu thương, giúp đỡ, thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp là một hành động đáng để xã hội và quần chúng nhân dân ủng hộ và làm theo  

NOTE “Trong đêm, một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường, ánh mắt buồn mệt nhoài của em, em rất buồn vì em không biết đi về đâu,về đâu …”. Đây chính là thực trạng xã hội hiện nay ở nước ta, tình trạng trẻ em lang thang ngày càng tăng và là một vấn nạn cần được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhà nước ta đã rất cố gắng hết mình, nhưng không dễ gì có thể xóa đi vấn nạn này một cách nhanh chóng được do nhà nước ta không có đủ điều kiện. Vì thế trong xã hội đã xuất hiện một lực lượng mới, một lực lượng cảm thông với tình trạng hiện nay của các em, một lực lượng giàu tâm huyết và đầy tình thương,đó chính là nhiều cá nhân, gia đình & tổ chức có lòng hảo tâm đã thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang, kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy,giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

Số phận của những đứa trẻ lang thang, khác với các bạn bè cùng trang lứa, lẽ ra giờ này chúng phải đang được yêu thương, được nâng niu chăm sóc bởi gia đình, cha mẹ; thì giờ đây
những đứa trẻ ấy phải lang thang kiếm sống dưới những tiêu cực của xã hội, những lừa lọc, áp bức, xâm hại tới bạn thân, mà quan trọng nhất là xâm hại tới tinh thần, tới tư tưởng.Vì thế các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước đã cùng chung tay lập nên những Mái ấm tình thương, những gia đình không cùng chung huyết thống nhưng lại có chung một tấm lòng, để chăm lo và dạy bảo cho trẻ em lang thang, những mảnh đời bất hạnh có được một cuộc sống hạnh phúc, một tuổi thơ vui tươi và một tương lai tươi sáng. Tiêu biểu về các tổ chức nhân đạo ở Vịêt Nam là: Làng trẻ em SOS, một gia đình lớn cuả trẻ em lang thang. Nhưng trong số
những nhà hảo tâm có đầy đủ điều kiện về vật chất lẫn tấm lòng thì cũng có không ít người không có điều kiện vật chất nhưng lại có tấm lòng như Cổ tích “bà bụt sinh viên” đăng trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 26-9-2008 về nữ SV Nguyễn Hòang Oanh đảm đang, vững vàng với vai trò là chị, là mẹ của 3 em “nuôi” nhỏ mù lòa.Dù chỉ là sinh viên, lo tiền học của bản thân còn không đủ, nhưng Oanh vẫn gắng chăm sóc cho các em, lo cho các em có được một cuộc sống no đủ, được vui chơi,
được học hành bằng những mối làm thêm đến tận khuya để có tiền cho các em.Thật đúng là một câu chuyện “cổ tích” giữa đời thường.

Nhưng do đâu mà trẻ em lang thang trong xã hội ngày một đông? Trẻ em lang thang do nhiều lí do, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do những người mang tiếng là bậc sinh thành, nhưng lại thiếu trách nhiệm, đang tâm bỏ con giữa một xã hội đen tối, không nơi nương tựa, để chúng bị lợi dụng, lầm đường lạc lối.Thật đáng trách cho những kẻ đã quyết định sinh con ra đời thì ít nhất cũng phải mang đến cho chúng một cuộc sống hạnh phúc cho dù là không no đủ.

Nguyên nhân thứ hai có thể do bọn trẻ mồ côi từ nhỏ, không nơi nương tựa, chúng phải sống dựa
vào những đứa trẻ lang thang lớn hơn, những băng nhóm đường phố, học theo thói xấu, làm việc xấu để mưu sinh.Và nguyên nhân thứ ba chính là những kẻ có tâm địa độc ác, xấu xa đã lừa gia đình các em, dụ dỗ các em, xem các em như một món hàng đem lại lợi nhuận cho chúng.

Trong cuộc sống có kẻ xấu, người tốt, cũng như có những nhà hảo tâm thì song song đó cũng có những kẻ gian, lừa đảo, chăn dắt các em gọi là “mẹ mìn”.Những người “mẹ” này đã lợi
dụng các em, bóc lột sức lao động của các em, bắt các em làm việc quá sức: xin ăn,bán vé số, thậm chí là ăn cắp để kiếm tiền nuôi chúng.Nếu các em không kiếm đủ tiền, thì bị “mẹ” đánh đập dã man, bắt các em nhịn đói. Những kẻ nhẫn tâm hơn nữa thì đánh gãy tay, gãy chân, thậm chí là chặt ngón tay, ngón chân của các em để việc ăn xin đạt “hiệu quả” cao hơn. Những đứa trẻ bị lợi dụng chăn dắt thường xuất thân ở các gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa, bị những kẻ chăn dắt lường gạt đư vào TP.HCM làm việc kiếm tiền.Một thực trạng đau lòng khác là nhiềuu vụ việc khi phát hiện, lại do chính cha, mẹ ruột đẩy các em theo những kẻ chăn dắt để kiếm tiền. Như trường
hợp em Hoa (khỏang 6 tuổi) trên báo Phụ nữ,quê ở Nghệ An, mẹ bệnh mất sớm từ lúc hai tuổi.Nhà có bốn chị em, thu nhập hàng ngày trông vào hai công đất trồng sắn và công việc phụ hồ hàng ngày của ba. “Khỏang giữa năm 2008, bác Năm ở TP.HCM ra quê đưa nhà em ba triệu đồng bảo ba cho con vào TP.HCM phụ bác Năm bán hàng.Bác sẽ cho ăn học đến nơi đến chốn. Khi vào TP.HCM, bác Năm Bắt con gọi bằng “mẹ”.Khi đi bán phải mặc đồng phục học sinh để người ta thấy tội nghiệp, mới bán được nhiều. Mỗi ngày làm việc, “mẹ” sẽ giữ dùm 10.000đ, cuối năm sẽ đưa con gửi về quê” – Hoa nói.Thật đáng xấu hổ khi một người lớn khỏe mạnh lại sống bằng số
tiền ít ỏi kiếm được của một đứa trẻ, mà không biết tự lao động để nuôi sống bản thân, chỉ biết bóc lột sức lao dộng của các em. Những kẻ có hành vi này cần phải bị xử phạt thật nghiêm minh, để làm gương cho bọn xấu còn lại.

Việc làm của những nhà hảo tâm đối với các em lang thang thật là tuyệt vời.Đó là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp mà xã hội đang rất cần có ở mỗi công dân. Là một thanh niên sống
trong xã hội, chúng ta phải có thái độ tích cực ngăn chặn những hành vi sai phạm của bọn xấu, đồng thời chung tay góp sức giúp các em có một cuộc sống tươi đẹp.Vì trẻ em chính là tương lai của đất nước, là tương lai của chính chúng ta.“Trẻ em hôm nay, đất nứơc ngày mai”, hãy để trẻ được sống trong ấm no hạnh phúc, có thế thì tương lai do chúng xây dựng mới có thể tốt đẹp được.

Giúp đỡ người tàn tật, trẻ em cơ nhỡ cần có sự chung tay của nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức từ thiện và các cấp, các ngành và cả chính bản thân chúng ta nữa.Chúng ta hãy cùng nhau
vận động mọi người xây nên những mái ấm, những gia đình thật lớn, để xã hội không còn cảnh trẻ em lang thang nữa.Hãy dể cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn
Mọi ng cho em ý kiến vs ạHiện tg: đừng đổ lỗi cho hoàn cảnhMỗi đứa trẻ sinh ra và trong quá trình lớn lên đều bị ảnh hưởng từ phía gia đình và xã hội. Trong đó gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Hành động của cha và mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, cách sống và hành động trong tương lai của trẻ. Và câu chuyện sau đây chính là minh...
Đọc tiếp

Mọi ng cho em ý kiến vs ạ

Hiện tg: đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh

Mỗi đứa trẻ sinh ra và trong quá trình lớn lên đều bị ảnh hưởng từ phía gia đình và xã hội. Trong đó gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Hành động của cha và mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, cách sống và hành động trong tương lai của trẻ. Và câu chuyện sau đây chính là minh chứng của điều đó. Vậy bạn và tôi hãy cùng nhau phân tích để hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

Câu chuyện kể về hai anh em song sinh có cùng một hoàn cảnh: có một người cha nghiện ngập nặng. Họ luôn phải chứng kiến những khung cảnh bạo lực của cha mẹ. Sau này người anh trưởng thành giống hoàn toàn người cha, còn người em thì trở thành người đi đầu trong phong trào phòng chống tệ nạn xã hội. Với câu hỏi được đặt ra là:" điều gì khiến anh trở nên như thế ? " Bất ngờ cả hai cùng một câu trả lời:" có một người cha như vậy đương nhiên tôi phải trở thành người như thế rồi. " Ta có thể thấy chỉ với một mẫu truyện nhỏ thôi nhưng đã lột trần ra bao hiện tượng như: bạo lực và tệ nạn xã hôi, sự ảnh hưởng của cha mẹ đến con cái hay là hiện tượng đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh là nổi bật hơn cả. Hiện tượng trên muốn cho người đọc biết rằng hãy biết vươn lên, chống lại hoàn cảnh mà đừng để hoàn cảnh vùi dập để rồi chỉ biết đổ lỗi ngược lại. 

Vậy thì tại sao hiện tượng đổ lỗi cho hoàn cảnh lại xảy ra phổ biến như vậy? Liệu đây là một hiện tượng mới xảy ra hay là đã xảy ra từ trước đó? Và điều gì làm xuất hiện hiện tượng này? Trước đó ta hãy hiểu rõ về gia đình- một nhân tố quan trọng trong việc hình thành nên tính cách này. Con người sinh ra và trưởng thành trong một nơi gọi là "gia đình". Đó chính là nơi mà bạn được yêu thương, hạnh phúc, được chở che... Cho dù sau này bạn đã bước chân ra ngoài xã hội gặp phải nhiều khó khăn không thể tự mình vượt qua thì vẫn có gia đình là hậu phương vững chắc, luôn âm thành tạo điều kiện, bảo vệ và cùng bạn vượt qua. Thế nhưng lại có nhiều gia đình hoàn toàn ngược lại, đó không còn là một nơi ấm áp nữa mà đã trở thành nơi gieo rắt những hạt giống suy tàn, đồi bại tuy nhiên vẫn có những hạt giống vươn lên tìm được ánh sáng cho chính mình. Chính vì thế mà ta có thể nói gia đình rất quan trọng. 

Đổ lỗi cho hoàn cảnh là một hiện tượng khá phổ biến và xuất hiện từ xưa đến nay chưa bao giờ chấm dứt. Như trong trường học, học sình thường đổ lỗi cho việc chưa học bài hay làm bài tập bằng lí do bài quá khó, quá dài, giáo Viên giảng không hiểu. Khi ta đạt kết quả thi không như mong muốn thì lại có thêm hàng trăm lí do để đổ lỗi. Hay trong công việc khi mà bạn không hoàn thành các công việc được giao bạn lại viện cớ vì số lượng công việc, vì không đủ thời gian hay bất cứ điều gì mà bạn có thể nghĩ ra. Trong cuộc sống bạn cũng có thể lấy đổ lỗi cho hoàn cảnh để che dấu cho sự thật rằng bạn yếu đuối, gục ngã, không đủ sức mạnh lí trí để vượt qua như hoàn cảnh người anh trong câu chuyện. Thế đấy, con người hầu như dùng hoàn cảnh để làm lí do che dấu, vậy ai cũng như thế ư? Ai cũng trốn tránh không dám đối mặt, vươn lên ư? Song song với những người tiêu cực thì vẫn có những con người biết vươn lên, biết đấu tranh với nghịch cảnh, họ còn lấy hoàn cảnh để làm động lực cho bước tiến đầu tiên - bước đầu đến con đường trải hoa hồng. Nơi mà họ nhận được thành quả sau khi trải qua bao gian khổ, vượt qua bao chông gai, đối mặt với hàng thử thách. Vì vậy những người tiến lên phía trước là những người muốn tìm hoàn cảnh mà họ khao khát, nếu không thấy hãy tự tạo ra nó, đừng từ bỏ. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đổ lỗi cho hoàn cảnh, từ nguyên nhân nhỏ đến lớn. Như đã nhắc đến ở trên "gia đình" là một phần nguyên nhân tác động trực tiếp đến nhân cách con người. Gia đình tốt, có gia giáo, có đạo đức chuẩn mực có thể hình thành cho bạn một nhân cách tốt tuy nhiên điều đó chưa hẳn là đúng bởi vẫn có nhiều trường hợp trái ngược lại, nên nó còn phụ thuộc vào ý thức cá nhân của mỗi người. Tiếp đó là nhà trường- nơi mà bạn được dạy về đạo đức, lối sống... Và do chính bản thân bạn, khi mà sau những lần sai bạn lại viện cớ lí do, nếu bạn cứ lặp lại điều này thì nó sẽ dần trở thành một vũ khí hủy hoại chính bạn. Đừng để bản thân sa vào vùng lẫy do chính mình tạo ra. 

Nếu con người cứ tiếp tục tiếp diễn hiện tượng này thì một ngày không xa sẽ trở thành những người vô trách nhiệm chỉ biết trối bỏ mọi thứ, buông xuôi cho bản thân sống không có tương lai và sẽ tạo thành một thói quen nguy hiểm, nhân cách xấu xa. Nếu ai cũng như thế này thì xã hội sẽ trở nên thoái hoá, không phát triển, yếu kém

Để thay đổi tình trạng này thì đầu tiên mỗi người trong gia đình hãy là tấm gương sáng cho con noi theo, biết giáo dục con đúng cách, theo chiều hướng tốt, biết dạy trẻ nhận sai khi phạm sai lầm, biết tự đứng dậy sau mỗi lần gục ngã. Đồng thời cần có những buổi tuyên truyền, giáo dục hướng trẻ đến một lí tưởng. 

 

 

 

 

 

2
11 tháng 8 2021

còn cái nịt

20 tháng 10 2022

Hảo hán

Mới đây, trên trang cá nhân của mình, thầy Phạm Ngọc Thanh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Nhật (TP.HCM) đã đăng tải lá thư của mình gửi các học sinh trong đợt nghỉ do dịch bệnh nCoV.        Các em học sinh thân mến,Chỉ còn vài ngày nữa, các em sẽ trở lại trường học trong bối cảnh thành phố và cả nước đang nỗ lực phòng chống đại dịch corona. Thầy biết rằng nhiều em đang rất lo lắng...
Đọc tiếp

Mới đây, trên trang cá nhân của mình, thầy Phạm Ngọc Thanh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Nhật (TP.HCM) đã đăng tải lá thư của mình gửi các học sinh trong đợt nghỉ do dịch bệnh nCoV.        

Các em học sinh thân mến,

Chỉ còn vài ngày nữa, các em sẽ trở lại trường học trong bối cảnh thành phố và cả nước đang nỗ lực phòng chống đại dịch corona. Thầy biết rằng nhiều em đang rất lo lắng và lúng túng trong các hoạt động học tập, rèn luyện khi phải tuân thủ các quy định phòng dịch bệnh.

Thầy tin rằng trong thời gian qua, các em cũng đã tìm hiểu về virus corona và cách phòng chống nó qua nhiều kênh thông tin. Các em cũng sẽ được cung cấp thông tin và hướng dẫn cách tự bảo vệ mình, cách phòng chống bệnh cụ thể trong buổi đầu tiên đến trường.                                              

Trong thư này thầy sẽ không nói về những điều đó mà thầy muốn dặn dò các em một số điều mà thầy cho rằng nó vô cùng quan trọng trong việc giúp các em học tập, rèn luyện để trở thành con người trưởng thành, con người hạnh phúc.

Các em phải hiểu rằng khi gặp khó khăn thì cũng là lúc con người ta có cơ hội để phát triển bản thân, có cơ hội để thể hiện bản lĩnh vượt khó, thể hiện lòng yêu thương và trách nhiệm với cộng đồng.

Trên nhiều trang web có lẽ các em đã xem, bên cạnh những việc làm xấu xí như tranh giành mua khẩu trang và thuốc diệt khuẩn, tăng giá khẩu trang thì cũng có nhiều hình ảnh rất cảm động, rất tình người là những nơi phát khẩu trang miễn phí, những y, bác sĩ, thầy thuốc ngày đêm không mệt mỏi, quên thân mình để chăm sóc bệnh nhân.                            

Các em thân mến!

Theo quy luật tự nhiên, cách tự bảo vệ mình tốt nhất là hãy bảo vệ và giúp đỡ những người quanh ta. Hãy tưởng tượng rằng nếu nhiều người quanh ta mắc bệnh thì liệu ta sống có bình yên hay không? Và nếu mình mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh mà mình biết giữ gìn không để lây cho người khác thì nạn dịch sẽ không xảy ra. Mọi người sẽ được bình an.

Mỗi hành động của chúng ta cần tuân thủ theo nguyên tắc: Không hại mình, không hại người, không hại môi trường sống và ngược lại là lợi cho mình, lợi cho người, lợi cho môi trường sống.                   

Ví dụ như việc mua khẩu trang, nếu mỗi người chúng ta chỉ mua đủ dùng vài ngày, sau đó lại mua tiếp thì sẽ đủ khẩu trang cho mọi người và phù hợp với tốc độ cung cấp của các xí nghiệp. Nếu có nhiều khẩu trang, hãy chia sẻ với các bạn chưa có. Hãy rèn luyện từ những chuyện nhỏ như thế các em sẽ thấy mình thật mạnh mẽ, sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc đong đầy.

Thầy trò chúng ta đã cam kết ngay từ đầu năm học là trung thực trong học tập và trong đời sống để theo đuổi giá trị cốt lõi của nhà trường là sống yêu thương - sống tự chủ - sống trách nhiệm, thầy tin rằng các em sẽ vững vàng tuân thủ những quy định với tâm thức yêu thương và đầy trách nhiệm để bước vào giai đoạn thử thách mới: học tập trong mùa dịch corona. 

Em hãy Viết bức thư khoảng 200 chữ, đáp lại bức tâm thư của thầy Phạm Ngọc Thanh.  

2
24 tháng 3 2020

hay quá

6 tháng 4 2020

nếu cho đè mik cugw chả v

Kính gửi các thầy,cô giáo trên hoc24. Thời gian để học tập dưới mái trường là một quãng đường dài, một chặng đường đầy gian nan.Một năm học của chúng em nếu không có sự giúp đỡ của các thầy cô, nếu không có những người thầy, người cô chèo lái con đò đưa chúng em đến bến bờ tri thức, bến bờ của tương lai thì chúng em sẽ không có được như ngày hôm nay.Một năm mới có một...
Đọc tiếp

Kính gửi các thầy,cô giáo trên hoc24.

Thời gian để học tập dưới mái trường là một quãng đường dài, một chặng đường đầy gian nan.Một năm học của chúng em nếu không có sự giúp đỡ của các thầy cô, nếu không có những người thầy, người cô chèo lái con đò đưa chúng em đến bến bờ tri thức, bến bờ của tương lai thì chúng em sẽ không có được như ngày hôm nay.Một năm mới có một ngày lễ đặc biệt này, vì vậy em muốn gửi đến các thầy cô những lời chúc tốt đẹp nhất!

Ngày 20/11 hàng năm đã trở thành dịp đặc biệt để những đứa học trò chúng em thể hiện tình cảm với những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên. Đó là thời gian để suy ngẫm, để nhớ về những kỉ niệm với thầy cô đáng kính, là những hình ảnh thân thương, không thể nào quên... Sẽ mãi theo chúng em trên bước đường đời.Dù còn ở tuổi cắp sách tới trường, hay đã trưởng thành rời ghế nhà trường, mỗi người Việt Nam vẫn luôn hướng đến ngày 20/11 với truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Tôn sư trọng đạo; Không thầy đố mày làm nên; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa. Hãy ghi nhớ công ơn thầy cô và làm những điều tuyệt vời nhất như những bông hoa tươi thắm kính tặng thầy cô của chúng ta nhé các bạn!

Em xin chúc các thầy cô luôn vui vẻ, hạnh phúc và đạt thật nhiều những thành tích tốt. Chúc hoc24 sẽ ngày phát triển mạnh, có nhiều bạn biết đến để phát triển khả năng và chứng tỏ năng lực của bản thân mình. Em cũng xin cảm ơn người đã tổ chức tạo ra góc học online. Nó vừa à nơi để học vừa là nơi để giao lưu, trò chuyện. Chúc các thầy cô có một ngày 20-11 tràn đầy niềm vui.

Bài tập Ngữ văn

Bài tập Ngữ văn

7
20 tháng 11 2016

hay cực

20 tháng 11 2016

đồng ý

9 tháng 2 2022

Tham khảo :

Dựa vào người khác không bằng dựa vào chính mình. Muốn thành công trong cuộc sống, tự lập là năng lực cần có ở mỗi con người. Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác. Người có tính tự lập là người có bản lĩnh, luôn tự tin trước cuộc sống, có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ, sẵn sàng vượt qua khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt công việc. Người có tính tự lập hường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống và luôn nhận được sự kính trọng của mọi người. Người không biết tự lập thường sống ích kỉ, dựa dẫm vào người khác, lười biếng, ỷ lại trong công việc, bị mọi người khinh ghét và xa lánh. Là học sinh, muốn có tính tự lập, trước hết phải chăm chỉ học tập tốt, biết tự mình hoàn thành tốt mọi công việc được giao, tự chịu trách nhiệm về công việc mình làm, luôn năng động và sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống, không bao giờ chán nản hay lùi bước trước khó khăn trở ngại. Có làm được như vậy, học sinh sẽ sớm hình thành được bản lĩnh tự lập, mai này trở thành người hữ ích, đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

7 tháng 11 2016

Trong cuộc sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa hôm nay, đất nước Việt Nam ta đã có những đổi mới tích cự trong việc giáo dục. Nhưng song song với những mặt tích cực đó, còn có những cái xấu, cái chưa tốt nhìn thấy rõ, mà ví dụ điển hình là việc học đối phó của phần lớn học sinh ngày nay.
Vậy học đối phó là gì và do đâu? Ai trong chúng ta dám thừa nhận mình chưa bao giờ như thế? Việc học, quan trọng là lòng yêu thích, sự say mê tìm tòi, tạo cho mình một cái nhìn mới mẻ trong việc tiếp nhận và tích lũy kiến thức. Từ đó, ta mới có thêm niềm tin, những hứng thú để tiếp tục chặng đường học tập. Hãy nhìn những đứa trẻ, học tập đối với chúng luôn là sự tự do, là những bí ẩn chúng mong muốn được giải mã. Nhưng học sinh ngày nay thì lại khác. Học tập, xem như một nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và nặng nề. Thầy cô giảng, ta cứ dỏng tai lên nghe, nhưng chữ có vô đầu không thì không quan trọng. Nói điều này ra, một số người bảo ta bày vẽ, họ nói rằng: "Dào, chép bài mỏi tay chết còn học này học nọ!". Vậy là việc học cũng hờ hễnh, cũng nhàm chán như một nỗi khổ. Người ta dần dần nghĩ ra những "quái chiêu" để đối phó với việc học, để qua mặt thầy cô.
Phao, copy, chép sách giải, hỏi bài bạn, đến "lò" luyện mong vớ lấy vài con chữ,... Học mà không biết mình học vì cái gì, vì một mục đích cao đẹp nào, để đạt được thành công ra sao trên đường đời. Học như học vẹt, miệng đọc qua loa, bài tập không chyên sâu, mồm miệng cố la cho lớn để ra vẻ ta đây với thiên hạ. Không những học sinh yếu kém mà các bạn có năng lực tốt cũng "đối phó". Thầy dạy cho có và trò học đối phó, một khung cảnh dễ nhận thấy ở các lò luyện thi, trường chuyên, lớp giỏi,.. Việc đối phó như một tấm khiêng chống đỡ sự thất vọng của thầy cô, cha mẹ và những lời bàn tán của bạn bè. Chúng ta dần đánh mất những truyền thống học tập của người học sinh, để đổi lấy những con điểm cao chót vót, những nguyện vọng để bằng bạn bè.
Học đối phó là vấn nạn lớn, nó ăn mòn và hủy diệt sự tự chủ trong mỗi con người, gặm nhắm những đức tính tốt đẹp trong mỗi học sinh chúng ta. Cần có biện pháp, không thể nói suông ngày một ngày hai. Mỗi khi học tập, hãy tìm tòi những câu hỏi, đi sâu và những kiến thức, dành nhiều thời gian cho những mục tiêu mình cần vươn đến. Và hãy nhớ rằng: Chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, không thể đi lên mà không có kiến thức, trí tuệ và lòng hăng say yêu thích.
Học đối phó - cần phải loại bỏ ngay từ hôm nay.