Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ gợi ý của mình bạn tham khảo và triển khai thêm nhé:
Mở bài:
Nêu thói quen mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ: ví dụ như coi văn chương là phù phiếm
– Thân bài:
+ Nêu nguyên nhân của thói quen đó: Ảnh hưởng bởi những nguồn thông tin cho rằng học văn chương không có lợi gì vì chỉ cần học thuộc sẽ cần điểm cao; những điều văn chương truyền tải không còn phù hợp với cuộc sống ngày hôm nay.
+ Tác hại của thói quen: Khiến chúng ta có quan niệm và góc nhìn phiến diện về môn văn --> không thể cải thiện môn học này
+ Lợi ích của việc từ bỏ thói quen: Chúng ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp văn chương bồi dưỡng tâm hồn mỗi ngày
+ Giải pháp để từ bỏ thói quen: Hãy tìm thử những áng văn chương hấp dẫn và thú vị, dùng cách riêng để cảm nhận nó ta sẽ thấy giá trị khổng lồ ẩn chứa sau mỗi trang sách
– Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen
Hình như lạc đề rồi bạn ơi,đề của mình là " thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay nói xấu người khác"
Bài luận thuyết phục người khác
Bài luận về bản thân
Mục đíchĐưa ra các nguyên nhân, hậu quả và cách để thay đổi thói quen xấu nhằm thuyết phục thay đổi họ theo chiều hướng đúng đắnThuyết phục người khác tin vào phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vu, công việc hoặc hoạt động nào đó của chính mìnhYêu cầu– Tìm hiểu đề (Đọc kĩ đề bài; xác định đối tượng của bài viết, mục đích của bài viết thuyết phục từ bỏ thói quen hoặc quan niệm nào)
– Nêu lí do và phân tích các ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm cần phải thay đổi, từ bỏ
– Có các dẫn chứng cụ thể, sinh động về những hình ảnh tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm đó
Advertisements
– Dự đoán phản ứng và lập luận của người có thói quen, quan niệm mà em muốn thuyết phục để nêu ý kiến phản biện của em
– Xác định rõ mục đích, yêu cầu cần viết của bài luận
– Tìm hiểu về đối tượng cần thuyết phục (họ là ai, học có yêu cầu gì, họ cần gì ở mình ?)
– Suy nghĩ về chính mình: mong muốn, khả năng, điều kiện, điểm mạnh, điểm hạn chế, mức độ hoàn thành công việc
– Xác định những luận điểm và những lí lẽ, dẫn chứng sáng tỏ cho mỗi luận điểm trong bài viết
– Lựa chọn cách trình bày sao cho hiệu quả, hấp dẫn
– Nhờ những người có kinh nghiệm đọc, góp ý để hoàn thiện bài viết
Nội dung chínhThuyết phục người có thói quen chưa tốt, quan niêm chưa đúngtừ bỏ những thói quen và quan niệm ấyNhằm giải trình một cách trung thực những điểm nổi bật nhất về bản thân trong tương quan với mức độ yêu cầu của tổ chức cá nhân, hoạt động cần thực hiện
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm hay nhất
Tác giả: Bùi Tuấn An Tham vấn bởi: Luật sư Lê Minh Trường Làm sao để thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm nào đó? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Luật Minh Khuê viết một bài luận để thuyết phục người khác từ bỏ thói quen, quan niệm đó.Mục lục bài viết1. Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm nào đó - Mẫu 12. Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm nào đó - Mẫu 23. Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm nào đó - Mẫu 34. Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm nào đó - Mẫu 45. Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm nào đó - Mẫu 5Để hoàn thành bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm nào đó, cần chú ý một số điểm sau:
- Giới thiệu ngắn gọn về thói quen, quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ.
- Đưa ra luận điểm, lí lẽ, bằng chứng về những biểu hiện và lí do của thói quen, quan niệm đó.
- Chú ý cách triển khai luận điểm phải có sự mạch lạc, khoa học.
- Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen, quan niệm đó.
Lần gần nhất mà bạn phải ngồi chờ đợi một ai đó là từ khi nào? Có lẽ thói quen đi trễ đã không còn xa lạ gì với mọi người nữa, nó gần như trở thành thói quen của rất nhiều người trong xã hội, đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi,…và đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh có thói quen đi học muộn với đủ mọi lí do hết sức vô lí được đưa ra.
Quản lý thời gian là một giải pháp cần thiết để khắc phục được tình trạng trễ giờ, quên thời gian,... và cần phải bố trí đủ thời gian vào buổi sáng để sẵn sàng đi học, trì hoãn các công việc không cần thiết cũng như dự đoán được các vấn đề về giao thông. Rất nhiều người không có ý thức sắp xếp, phân bổ thời gian một cách hợp lý, làm việc gì cũng chậm chạp và họ coi việc đi học muộn trở thành một việc hết sức bình thường. Việc đi đúng giờ không chỉ thể hiện bạn là một người văn minh, hiện đại mà còn là một người biết tôn trọng người khác. Chẳng hạn việc bạn thường xuyên đi trễ sẽ làm mất đi uy tín của bạn, lời hứa không còn có trọng lượng và bị đánh giá là người không đáng tin cậy. Nếu bạn nghĩ rằng đi học muộn là việc của bạn và hậu quả ra sao mình bạn chịu thì nhầm rồi nhé. Khi bạn đến lớp muộn, nó không chỉ làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, mà còn ảnh hưởng đến sự tập trung của học sinh khác, cản trở việc học của tập thể và thường ăn mòn tinh thần lớp học. Thầy cô cũng vì thế mà cảm thấy bực mình và không muốn dạy một lớp học mà có nhiều bạn vô ý thức, vô kỉ luật như vậy.
Việc mọi người đi trễ có thể do một sự cố ngẫu nhiên như: ngủ quên, tắc đường, nhỡ xe, thời tiết,…. nhưng cũng có thể đó đã trở thành một thói quen khó có cách nào sửa đổi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bạn đến lớp muộn, có thể là nguyên nhân chủ quan với lí do làm bài tập ngủ muộn, sáng dậy muộn,… hay nguyên nhân khách quan như việc tắc đường, xe hỏng,…. Nhưng dù có là lý do gì đi nữa thì việc đi trễ vẫn là một thói quen không tốt để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc và chúng ta cần từ bỏ nó ngay từ bây giờ. Tác hại của việc đi trễ là vô cùng lớn. Nếu mỗi người trong xã hội đều không coi trọng việc đúng giờ thì xã hội sẽ không thể nào tiến bộ được. Để tránh tình trạng đi học muộn, các bạn hãy tự chọn cho mình một biện pháp khắc phục phù hợp với bản thân mình, giảm thiểu tối đa thời gian bị mất bởi những lí do không cần thiết.
Đi trễ không chỉ đơn thuần là một thói quen xấu mà còn là căn bệnh bám rễ vào tư tưởng mỗi người và có thể gây nên những hậu quả khó lường nếu không được khắc phục ngay từ bây giờ. Để khắc phục thói quen đi trễ của bản thân, đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình. Thứ nhất, bạn phải biết cách lập kế hoạch phân bổ thời gian trong ngày một cách hợp lí. Nếu bạn là người chậm chạp, lề mề trong việc chuẩn bị trước khi ra khỏi nhà thì hãy nhớ cài đồng hồ hẹn trước một chút thời gian để không bị lỡ hẹn và đi học đúng giờ. Thứ hai, nếu bạn là người đãng trí hay quên thì hãy tự lập cho mình một thời gian biểu khoa học và nhớ thường xuyên theo dõi nó để chắc chắn rằng mình không bỏ quên hay đi trễ một cuộc hẹn hay một buổi học nào cả. Và bạn cũng nên dự trù thời gian để có thể hoàn thành công việc và những việc có khả năng phát sinh thêm, tránh để quỹ thời gian của bạn bị quá tải, trôi đi một cách lãng phí.
Cha ông ta có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Dù biết rằng việc thay đổi thói quen từ thường xuyên đi trễ thành một người luôn đúng giờ là một việc làm rất khó nhưng không phải là không làm được. Vì vậy bạn và tôi, chúng ta đừng để đi muộn trở thành thói quen không thể sửa mà hãy cùng nhau trở thành người có thói quen làm việc khoa học và hiệu quả hơn. Hãy biết quý trọng thời gian!