K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 15Thế nào là cách dẫn trực tiếp?  A. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của ngưởi hoặc nhân vật và đặt giữa hai dấu gạch ngang. B. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của ngưởi hoặc nhân vật và đặt trong dấu ngoặc kép. C. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của ngưởi hoặc nhân vật và đặt trong dấu ngoặc đơn. D. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của ngưởi hoặc nhân vật và...
Đọc tiếp
Câu 15

Thế nào là cách dẫn trực tiếp?

 

 

A. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của ngưởi hoặc nhân vật và đặt giữa hai dấu gạch ngang.

 

B. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của ngưởi hoặc nhân vật và đặt trong dấu ngoặc kép.

 

C. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của ngưởi hoặc nhân vật và đặt trong dấu ngoặc đơn.

 

D. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của ngưởi hoặc nhân vật và đặt sau dấu hai chấm.

 

 

 

 

 

Câu 16

Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, câu thơ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” gợi tả gì?

 

 

A. Gợi vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của chị em Kiều

 

0
1 tháng 1 2023

Câu dẫn trực tiếp là: "Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..."

VÌ được dặt trong dấu ngoặc kép và trước là dấu 2 chấm ":" 

Mong đc góp ý có đúng hay ko

15 tháng 10 2016

a)Lời đánh giá trên của vua Quang Trung.Hồi thứ mười bốn là đoạn trích dài, kể lại diễn biến của nhiều tình tiết, sự kiện. Để hiếu rõ đoạn trích này, chúng ta phải tìm hiểu đôi nét về nội dung của hồi mười hai và mười ba. Khi Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc lần thứ hai đề bắt viên quan phản bội Vũ Văn Nhậm thì vua Lê Chiêu Thông sợ hãi bỏ kinh thành Thăng Long chạy lên vùng biên ải phía Bắc, chiêu mộ nghĩa binh Gần vương đế chống lại. Nhưng nhóm nghĩa binh ít ỏi ấy không đủ sức đối địch với quân Tây Sơn. Lê Chiêu Thống bèn cử hai viên quan hầu cận là Lê Duy Đản và Trần Danh Án bí mật trốn sang Trung Quốc, gặp viên Tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị để cầu viện. Tôn Sĩ  Nghị muốn nhân cơ hội này cướp nước ta liền tâu lên vua Mãn Thanh,xin đưa quân sang đánh. Được lệnh, Tôn Sĩ Nghị kéo đại quân sang với danh nghĩa phù Lê, diệt Tây Sơn. Trước thế giặc mạnh, quân Tây Sơn rút lui về cố thủ ở Tam Diệp. Quân giặc kéo thẳng tới Thăng Long, không gặp sức kháng cự nào liền sinh ra kiêu căng, tự mãn. Lê Chiêu Thống cùng theo về, nhận sắc phong bù nhìn An Nam Quốc Vương.

c)

Chỉ huy 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta là bọn Sĩ Nghị. Sau khi chiếm được Thăng Long "không mất một mũi tên, như vào chỗ không người" hắn vô cùng kiêu căng buông tuồng". Bọn tướng tá chỉ biết "chơi bời tiệc tùng, không hề để ý gì đến việc quân". Chúng huênh hoang tuyên bố là đầu xuân sẽ kéo quân thẳng đến sào huyệt của Tây Sơn để "bắt sống, không một tên nào lọt lưới".
Thế nhưng, trước sức tiến công như vũ bão của Nguyễn Huệ, bao đồn giặc bị đánh tơi bời. Đồn Hà Hồi phải đầu hàng. Đồn Ngọc Hồi bị dập nát. Sầm Nghi Đống phải tự tử. Hàng vạn tên giặc phải bỏ mạng ở đầm Mực. Tôn Sĩ Nghị "sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp... nhằm hướng Bắc mà chạy". Quân tướng hoảng hồn, tan tác bỏ chạy". Chúng tranh nhau chạy xô đẩy nhau rơi xuống sông. Cầu phao đứt, hàng vạn tên giặc bị rơi xuống nước mà chết, đến nổi nước sông Nhị Hà bị tắc nghẽn. Bọn sống sót chạy tháo thân về nước!
Bọn Việt gian bán nước cầu vinh như Lê Chiêu Thống. Lệ Quýnh. Trịnh Hiến trên đường tháo chạy trở thành lũ ăn cướp. Chúng bạt vía kinh hồn chạy đến Nghi Tàm, ,thình lình gặp được chiếc thuyền đánh cá vội cướp lấy rồi chèo sang bờ Bắc".
Tại cửa ải, Lê Chiêu Thống và bọn cận thần "than thở, oán giận, chảy nước mắt" trông thật bi đát, nhạc nhã. Còn Tôn Sĩ Nghị "cũng tay làm xấu họ". Chết nhưng nết 
không chừa! Lệ Chiêu Thống hứa "lại xin sang hầu tướng quân", nghĩa là tiếp tục rước voi về giày mả tổ! Còn Tôn Sĩ Nghị vẫn khoác lác: "Nguyễn Quang Trung chưa diệt, việc này còn chưa thôi!".
Có thể nói, hình ảnh lũ xâm lược và bọn bán nước được miêu tả bằng nhiều chi tiết châm biếm, thể hiện một thái độ khinh bỉ sâu sắc.
Đọc "Hồi thứ mười bốn" “Hoàng Lê nhất thống chí". ta càng thấu rõ tim đen quân xâm lược phương Bắc và âm mưu của THiên triều, và bộ mặt dơ bẩn của bọn Việt gian bán nước. Ta càng thêm tự hào về truyền thống yêu nước, anh hùng của dân tộc ta, vô cùng kính phục và biết ơn Nguyễn Huệ, nhà quân sự thiên tài của Đại Việt.
Bằng nghệ thuật kể chuyện, bút pháp miêu tả nhân vật lịch sử (Nguyễn Huệ, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị) rất chân thực và sinh động tác giả Ngô gia văn phái tạo nên những trang văn hào hùng tuyệt đẹp vừa giàu giá trị văn chương, vừa mang tính lịch sử sâu sắc.
IV. Cảm nghĩ về người anh hùng Nguyễn Huệ qua hồi thứ mười bốn
Hoàng Lê nhất thống chí
Nguyễn Huệ - người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh lan ba mươi vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói hồi thứ mười bốn trong tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy dù chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy.
Chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ, trước hết được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua, tâu với bà Hoàng Thái hậu. Mặc dù vẫn xem Nguyễn Huệ là “giặc", gọi Nguyễn Huệ bằng "hắn" nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ. Đây là một đoạn trong lời tâu của cung nhân: "... Nguyễn Huệ lù một tay anh hùng lão luyện dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam (in hiện như quỷ thần không ai có thể lường hết, hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn.... Trong khi nói những lời ấy, chắc người cung nhân đã chọn lời lẽ vừa phải, thích hợp chưa dám bộc lộ hết ý nghĩ của mình về Nguyễn Huệ, nhưng một người vốn xem Nguyễn Huệ là "giặc" thán phục đến như thế đủ biết Nguyễn Huệ tài năng đến mức nào.

Ngay những người thuộc nhóm Ngô Gia văn phái vốn theo "chính thống" phần nào bị quan điểm “chính thống" chi phối, trước thiên tài của Nguyễn Huệ vẫn phải ca ngợi Nguyễn Huệ một cách trung thực, khách quan. Qua việc miêu tả trực tiếp cuộc hành quân thần tốc, tác giả đã cho mọi người thấy tài năng quân sự xuất chúng của người anh hùng áo vải Tây Sơn.
Được tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, Nguyễn Huệ giận lắm, định cầm quân đi ngay. Nhưng Nguyền Huệ đã biết nghe theo lời khuyên của mọi người, cho dắp dàn ở núi Bàn tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi, lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung. Lỗ xong mới hạ lệnh xuất quân. Điều này chứng tỏ mặc dù tài năng hơn người nhưng Nguyễn Huệ rất biết láng Iighc và tôn trọng ý kiến người khác. Riêng phẩm chất ấy của ông cũng đáng để chúng ta kính nể, học tập. Việc Nguyen Huệ tự mình đốc xuất đại binh tiến ra Thăng Long vào đúng thời điểm Tết Nguyên đán cũng chứng tỏ phần nào tài năng quân sự của ông. Bởi vì đó là thời điểm kẻ thù ít đề phòng nhất, dễ lơ là cảnh giác nhất. Nguyễn Huệ rất hiểu sức mạnh tinh thần, ông không chỉ có tài cầm quân mà còn có tài hùng biện. Trong lời dụ của mình, ông đã khích lệ được lòng yêu nước, căm thù giặc, truyền thống chống ngoại xâm cho tướng sĩ: ”... Quân Thanh sang xâm lược nước ta hiện ở Thăng Long các ngươi đã biết chưa?... Người phương Bắc không phải giống nòi nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Dại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các Nqài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng được chúng và đuổi được chúng về phương Bắc...”. Lời dụ của Quang Trung có sức thuyết phục không kém "Hịch tướng sĩ' của Trần Quốc Tuấn. Một điều mà các tác giả "Hoàng Lẽ nhất thống chí hết sức khâm phục Nguyễn Huệ là tài dùng người. Tiêu biểu là việc cài Ngô Thời Nhậm ở lại làm việc với các tướng Sở và Lân. Sự việc diễn ra đúng như dự đoán của Nguyễn Huệ. Ngô Thời Nhậm đã phát huy vai trò của mình “Biết nín nhịn để tránh mũi nhọn", “bên trong thì kích thích lòng dân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng”... Nguyễn Huệ còn dự đoán chính xác những sự việc sắp xảy ra. Ông là một người đầy tự tin: "Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh Nhưng ông cũng luôn luôn đề phòng hậu họa: "Quân Thanh thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế việc binh đao không bao dứt". Và ông đã dự định chọn người "khéo lời lẽ" đổ "dẹp việc binh đao" đó cũng là Ngô Thời Nhậm. Qua cách nghĩ của vua Quang Trung, ta thấy ông không chỉ nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn dân phải luôn luôn chịu cảnh binh đao đầu rơi máu chảy. Trong khi tiến quân, ông cũng chọn cách tránh cho quân sĩ đỡ phải tổn thất: "Vua truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín. Quân Thanh nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả Đó là cái giỏi, cũng là cái tâm của người cầm quân.

Đoạn thuật lại việc Quang Trung đại phá quân Thanh trong hồi mười bốn "Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái hết sức sinh động. Qua đó, người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải. Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài "xuất quỷ. nhập thần" mà còn là một vị tướng giàu lòng yêu nước thương dân, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được mọi người kính phục, yêu mến.

 

8 tháng 12 2019

Chọn đáp án: C.

7 tháng 12 2021

1. 5 yếu tố miêu tả: nhặt lá mai, trang hoàng nhà cửa, xe bưu phẩm dừng trước của, quà ngổn ngang, cây mai nguyên lá.

2. Lời dẫn trực tiếp: 

''Bố mẹ... con sẽ về''

''Năm nay có Tết rồi''

=> Nhận biết bằng dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép. 

25 tháng 11 2021

Đối thoại

Dấu 3 chấm dùng để thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

15 tháng 11 2019

Chọn đáp án: A.

16 tháng 11 2017

Chọn đáp án: A