Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong thực tế, con người chúng ta quen với các số biểu diển bằng hệ thập phân, nhưng trên máy tính thì máy tính sử dụng hệ số Nhị phân với hai chữ số 0 hoặc 1 để biểu diển cho tất cả các dữ liệu. Các số Thập lục phân thường dùng biểu diển cho các dạng địa chỉ, ví dụ như địa chỉ vùng nhớ trên RAM. Nhưng để dễ tiếp cận thì tôi đơn cử các trường hợp dùng Nhị phân mà bạn thường gặp là biểu diển các bit địa chỉ IPv4 (khi phân tích chúng ra), còn các số Thập lục phân dùng biểu diển cho địa chỉ MAC của card mạng và IPv6.
Trong bảng dưới ta thấy, để biểu diển các số thập phân, người ta dùng mười chữ số từ 0 đến 9. Để biểu diển Nhị phân thì người ta dùng hai số 0 và 1. Đối với Thập lục phân, để biểu diển các con số ngoài mười chữ số từ 0 đến 9 như thập phân, chúng còn có các số tương ứng từ 10 đến 15 được biểu diển bằng các ký tự từ A đến F. Đối với hệ bát phân, người ta dùng các số từ 0 đến 7 để biểu diển các giá trị.
Để đổi một số thập phân sang Nhị phân, chúng ta lấy số muốn đổi sang nhị phân chia với 2 và sau đó lấy kết quả chia tiếp tục chia với 2, và lập lại phép chia này cho đến khi ta nhận được kết quả là 0 (từ trên xuống, theo mũi tên màu xanh). Ở phép chia này, ta lấy dư là 0 và 1. Sau khi chia đến kết quả bằng 0, ta sẽ lấy các con số dư ghi lại từ dưới lên (theo chiều mũi tên màu đỏ) ta được dãy số gồm 0 và 1, đây chính là giá trị ta cần tìm (các số dư chỉ là 0 và 1, không được chia kết quả ra phần lẻ, ví dụ như 2,5).
Trong phép chia trên, ta muốn tìm giá trị Nhị phân của số 11, ta lấy số 11 chia cho 2 và sau đó chia liên tục kết quả với 2 cho đến khi nào kết quả bằng 0. Sau đó, ta lấy số dư ghi lại và ta được kết quả Nhị phân của số 11 là 1011.
Để đổi giá trị Nhị phân ra thành Thập phân, ta lấy dãy số Nhị phân cần chuyển, nhân lần lượt các phần tử của chúng bắt đầu từ phần tử cuối (theo chiều mũi tên màu đỏ) với 20 cho đến 2n-1 (với n là số phần tử của dãy số), sau đó, chúng ta tiến hành cộng các giá trị tìm được từ phép nhân, ta sẽ được kết quả một con số dưới dạng Thập phân.
Ở đây, chúng ta cần tìm giá trị của chuổi 1011, vậy ta nhân lần lượt các phần tử trong chuỗi số bắt đầu từ phần tử cuối cùng nhân với 20 đến 23 (vì ở đây dãy này có n = 4 số vậy n-1 =3). Sau đó, chúng ta tiến hành cộng các giá trị tìm được từ phép nhân, ta sẽ được kết quả Thập phân của dãy Nhị phân 1011 là 11.
Tương tự như cách đổi Thập phân ra Nhị phân, ta có thể tiến hành đổi các số Thập phân ra hệ Thập lục phân, nhưng ở đây chúng ta lấy số cần đổi chia cho 16. Chúng ta cũng tiến hành phép chia từ trên xuống, theo chiều mũi tên màu xanh và ghi lại kết quả từ dưới lên, theo chiều mũi tên màu đỏ, giá trị lấy dư không được quá 15. Do hệ Thập lục phân có phần biểu diển các giá trị từ 10 đến 15 là A, B, C, D, E, F nên các số dư trươc khi ghi lại thành dãy số Thập lục phân từ 10 đến 15 phải quy đổi thành các ký tự từ A đến F.
Ở trong ví dụ ta có 11=B, 12=C, vậy kết quả biểu diển của 700 thành Thập lục phân là 2BC (chia theo chiều mũi tên xanh và ghi lại kết quả theo chiều mũi tên đỏ, giá trị lấy dư không được quá 15).
Để đổi ngược từ Thập lục phân sang Thập phân, chúng ta tiến hành tương tự như việc chuyển đổi Nhị phân ra Thập phân, nhưng ở đây chúng ta phải đổi các giá trị biểu diển từ A đến F ra thành các số tương ứng (theo bảng các giá trị bên trên), sau đó nhân các số này bắt đầu từ số cuối cùng với 160 đến 16n-1 (theo chiều mũi tên đỏ), sau khi nhân xong, ta lấy tổng các giá trị tìm được.
Ở đây 2BC =700.
Tương tự, ta có thể đổi hệ Thập phân ra hệ Bát phân bằng cách chia con số Thập phân cần đổi với 8 rồi lấy kết quả chia với 8 liên tục cho đến khi kết quả bằng 0, sau đó ghi lại các số dư từ dưới lên để có được dãy Bát phân. Số dư của phép chia không được lớn hơn 7.
Ở ví dụ ta thấy giá trị Bát phân của số Thập phân 142 là 216.
Để đổi ngược lại Bát phân ra thập phân, chúng ta nhân từ giá trị của dãy Bát phân với 80 đến 8n-1 theo chiều mũi tên đỏ.
Sau khi đổi dãy Bát phân 216 ra Thập phân, ta được một số Thập phân 142.
Ngoài ra, để cho nhanh trong việc chuyển đổi các hệ số ta có thể dùng máy tính, ví dụ như tính năng Calculator trong hệ điều hành Windows, ta chọn chế độ Programmer.
Ta chỉ cần chọn các hệ số nguồn, sau đó nhận vào sô cần đổi, và chọn hệ số đích là có thể chuyển đổi.
Ngoài ra còn có những công cụ online, ở đây tôi giới thiệu với bạn một công cụ tại địa chỉ sau:
https://www.mathsisfun.com/binary-decimal-hexadecimal-converter.html
Việc nắm vững được cách chuyển đổi từ thập phân sang hai hệ số này rất quan trọng để bạn hiểu được các dạng địa chỉ được sử dụng trong ngành mạng máy tính. Ở bài viết này, chúng ta tìm hiểu về phần nguyên, trong phần tiếp theo chúng ta sẽ được giới thiệu về chuyển đổi phần lẻ sau dấu phẩy thập phân.
1. Khái niệm thông tin và dữ liệu
- Thông tin là một khái niệm rất trừu tượng. Thông tin được hiểu như là sự thông báo, trao đổi, giải thích về một đối tượng nào đó và thường được thể hiện dưới dạng các tín hiệu như chữ số, chữ viết, âm thanh, dòng điện... chẳng hạn thông tin về kết quả học tập của học sinh được giáo viên chủ nhiệm ghi trong sổ liên lac giúp cho các bậc phụ huynh biết về tình hình học tập của con em mình.
Nói một cách tổng quát, thông tin là sự hiểu biết của con người về một thực thể nào đó, có thể thu thập, lưu trữ, xử lí được.
- Dữ liệu cũng là một khái niệm rất trừu tượng, là thông tin đã được đưa vào máy tính. Dữ liệu sau khi tập hợp lại và xử lí sẽ cho ta thông tin. Hay nói cách khác, dữ liệu là thông tin đã được mã hoá trong máy.tính. Chẳng hạn, con số điểm thi là một dữ liệu hoặc con số về nhiệt độ trong ngày là một dữ liệu, hình ảnh về con người, phong cảnh cũng là những dữ liệu,...
2. Đơn vị đo thông tin
Đơn vị cơ bản đo thông tin là bit (Binary digit). Bit là dung lượng nhỏ nhất tại mỗi thời điểm có thể ghi được hoặc là kí hiệu 0 hoặc là kí hiệu 1. Hai kí hiệu này dùng để biểu diễn thông tin trong máy tính.
Ngoài đơn vị bit nói trên, đơn vị đo thông tin thường dùng là byte và 1 byte bằng 8 bit. Ta có các đơn vị đo thông tin như sau
|
3. Các dạng thông tin
Chúng ta, có thể phân loại thông tin thành hai loại: số (số nguyên, số thực...) và phi số (văn bản, âm thanh, hình ảnh...)
4. Mã hoá thông tin trong máy tính
Muốn máy tính xử lí được, thông tin phải được biến đổi thành một dãy bit. Cách biến đổi như vậy được gọi là mã hoá thông tin.
Để mã hoá thông tin dạng văn bản người ta dùng bộ mã ASCII sử dụng tám bit để mã hoá kí tự. Trong bộ mã ASCII, các kí tự được đánh số từ 0 đến 255 và các kí hiệu này được gọi là mã ASCII thập phân của kí tự.
Người ta đã xây dựng bộ mã Unicode sử dụng 16 bit để mã hoá vì bộ mã ASCII chỉ mã hoá được 256 kí tự, chưa đủ để mã hoá đồng thời các bảng chữ cái của các ngôn ngữ trên thế giới. Bộ mã Unicode có thể mã hoá được 65536 kí tự khác nhau. Nó cho phép thể hiện trong máy tính văn bản của hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới bằng một bộ mã. Đây là bộ mã chung để thể hiện các văn bản hành chính.
Thông tin tuy có nhiều dạng khác nhau nhưng đều được lưu trữ và xử lí trong máy tính chỉ ở một dạng chung đó là mã nhị phân.
5. Biểu diễn thông tin trong máy tính
- Biểu diễn thông tin loại số
- Hệ đếm: Hệ đếm được hiểu như tập các kí hiệu và qui tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các sọ. Có hệ đếm phụ thuộc vị trí và hệ đếm khống phụ thuộc vị trí.
Hệ đếm La Mã là hệ đếm khống phụ thuộc vị trí, đó là các chữ cái: 1=1; v=5; x=10; L=50; C=100; D=500; M=1000; Hệ này thường ít dùng, chỉ dùng để đánh số chương, mục, đánh số thứ tự...
Các hệ đếm thườỉìg dùng là các hệ đếm phụ thuộc vị trí. Bất kì một số,tự nhiên b nào lớn hơn 1 đều có thể chọn làm cơ số cho một hệ đếm. Trong các hệ đếm này, số lượng các kí hiệu được sử dụng bằng cơ số của hệ đếm đó. Các kí hiệu được dùng cho hệ đếm đó có các giá trị tương ứng: 0, 1,...b-1.
i) Hệ thập phân (hệ cơ số 10) sử dụng tập kí hiệu gồm 10 chữ số: 0, 1, 2. 3. 5, 6,7, 8, 9. Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong biểu diễn.
ii) Các hệ đếm thường dùng trong Tin học
- Hệ nhị phân (hệ cợ số 2) chỉ dùng 2 kí hiệu là chữ số 0 và chữ số 1.
Ví dụ: 1012 = Ix22 + 0x21 + 1x2°= 510.
- Hệ cơ số mười sáu (Hệ Hexa), sử dụng các kí hiệu: 0, 1,2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F, trong đó A, B, c, D, E, F có giá trị tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân
iii) Biểu diễn số nguyên
Một byte biểu diễn được số nguyên trong phạm vi -127 đến 127.
iV) Biểu diễn số thực
Dùng dấu chấm(.) để ngăn cách giữa phần nguyên và phần thập phân. Mọi số thực đều có thể biểu diễn dưới dạng ±M X 10+K(dạng dấu phẩy động),
Biểu diễn thông tin loại phi số
- Biểu diễn văn bản: Dùng một dãy bit để biểu diễn một kí tự (mã ASCII của kí tự đó)
- Các dạng khác: xử lí âm thanh, hình ảnh... thành dãy các bit
- Nguyên lí mã hoá nhị phân
Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh... Khi dựa vào máy tính, chúng đều biến đổi thành dạng chung - dãy bit. Dãy bit là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.
1. Thông tin trong máy tính gọi là dữ liệu. Qua thân máy, màn hình,
2. Khả năng : TÍnh toán nhanh với độ chính xác cao, lưu trữ lớn, làm việc ko mệt mỏi.
Hạn chế : Chỉ làm đc những j con ng hướng dẫn thông qua các câu lệnh, chưa nhận biết mùi vị, cảm giác, ko có khả năng tư duy như con ng.
3. Dãy bít là thông tin đc lưu trữ trong máy tính.
4. Giống nhau : ko có
Khác nhau : trong sgk tin học 6
Phần mềm hệ thống là chương trình tổ chức việc quản lí điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động 1 cách nhịp nhàng cà chính xác. VD : HĐH Windows, HĐH IOS,....
Phần mềm ứng dụng là các chương trình đáp ứng nhu cầu của con ng VD : Excel, word, pain, power point,....
Phân số Ai Cập là tổng các phần tử phân số riêng biệt, chẳng hạn\(\frac{1}{3}+\frac{1}{3}+\frac{1}{16}\) . Cách đây khoảng 4000 năm, người Ai Cập đã hiểu được phân số và biết các phép tính về phân số. Tuy nhiên, người Ai Cập cổ đại chỉ thừa nhận các phân số có tử bằng 1. Đây là phân số đầu tiên trên thế giới và sử dụng rộng rãi ở Ai Cập
SGK toán lớp 6 có mà bạn?? Đọc trong đó tham khảo hoặc tìm hiểu thêm trên google là đc mà