Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nhân tố tự nhiên (đặc biệt là đất và khí hậu).
- Nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, chưa phát triển, sự phụ thuộc vào tự nhiên còn lớn.
Ví dụ:
- Nước ta có 2 nhóm đất chính là đất feralit ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng. Đây là cở sở hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và cây lương thực , thực phẩm ở đồng bằng.
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên phát triển nghề trồng lúa nước.
b. Nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó
- Là nhân tố tạo nên sự phân hóa trên thực tế sản xuất của các vùng.
- Với việc nhập nội các giống cây trồng, vật nuôi làm phong phú thêm cơ cấu cây trồng, vật nuôi của nước ta.
- Các nhân tố con người, cơ sở vật chất kĩ thuật, đường lối chính sách, đặc biệt là yếu tố thị trường đóng vai trò quyết định hình thành các vùng nông nghiệp, khi nông nghiệp đã chuyển từ nền kinh tế tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa. Điển hình như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta là kết quả tác động của nhiều nhân tố:
- Đường lối phát triển công nghiệp, đặc biệt là đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.
- Chịu sự tác động của nhân tố thị trường. Thị trường góp phần điều tiết sản xuất, những thay đổi trên thị trường sẽ ảnh hưởng nhiều đến sản xuất từ đó làm thay đổi cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu sản phẩm.
- Chịu sự tác động của các nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội.
- Sự chuyển dịch đó còn theo xu hướng chung của thế giới, đặc biệt nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
a. Ngành công nghiệp trọng điểm: đó là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
b. Công nghiệp nặng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm là vì:
* Có thế mạnh lâu dài:
- Cơ sở nguồn nhiên liệu phong phú và vững chắc:
+ Than: trữ lượng dự báo khoảng 7 tỉ tấn, có giá trị nhất là than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn. Ngoài ra, còn có than nâu, than bùn, than mỡ,…
+ Dầu khí: trữ lượng dự báo khoảng 10 tỉ tấn dầu (trữ lượng khai thác 4 – 5 tỉ tấn). Tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa phía Nam, quan trọng nhất là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
+ Nguồn thủy năng lớn khoảng 30 triệu kW, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn
+ Phục vụ tất cả các ngành kinh tế.
+ Phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của đời sống nhân dân.
* Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Kinh tế: đẩy mạnh tốc độ phát triển của các ngành kinh tế, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dầu thô xuất khẩu năm 2005, đạt 7,4 tỉ USD.
- Xã hội: nâng cao đời sống nhất là đối với đồng bào vùng xa, vùng sâu.
- Môi trường: giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
* Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.
- Chủ trương của Nhà nước: phải đi trước một bước so với các ngành kinh tế khác.
- Tác động mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành về các mặt: quy mô, kĩ thuật công nghệ, chất lượng sản phẩm.
Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta vì:
- Nước ta có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho ngành công nghiệp năng lượng: nguồn nhiên liệu phong phú như than, dầu khí, thủy điện,…. Các trữ lượng này chiếm một số lượng lớn và phân bố rộng khắp trên nước ta.
- Ngành công nghiệp năng lượng đem lại hiệu quả kinh tế cao: tạo ra các sản phẩm có giá trị sử dụng cao, phục vụ phát triển kinh tế xã hội nước ta.
- Có sự tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác
1. Dân cư nước ta phân bố đều
a. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
- Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006)
- Vùng đồng bằng có dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số rất cao:
+ Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước từ 501 - 2000 người/km2
+ Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 – 1000 người/km2
- Vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt với mật độ dân số thấp
+ Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân cư thấp dưới 50 người/km2 và từ 50 – 100 người/km2.
+ Vùng núi Bắc Trung Bộ có mật độ dân cư chủ yếu dưới 100 người/km2
- Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là những vùng có mật độ dân số trung bình cao hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.
- Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Bắc là những vùng có mật độ dân số trung bình thấp hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.
- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng,
b. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn.
- Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng cao nhất và đang có xu hướng giảm liên tục từ 80,5 % (1990) xuống còn 73,1 % (2005).
- Dân số thành tị chiếm tỉ trọng thấp hơn và đang có xu hướng tăng liên tục từ 19,5 % (1990) lên 26,9 % (2005).
2. Nguyên nhân:
- Ở đồng bằng do có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí, đất đai màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, …) nên dân cư tập trung đông.
- Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thì dân cư tập trung đông, như Đồng bằng sồng Hồng ở nước ta.
- Những vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội mạnh và có khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên thì dân cư tập trung đông, mật độ cao.
- Ngoài ra, ở vùng đồng bằng là nơi có nghề trồng lúa nước truyền thống cần nhiều lao động, nên kinh tế phát triển nhanh, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra mạnh hơn ở trung du miền núi.
- Còn vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thấp thì ngược lại.
3. Hậu quả và hướng giải quyết
a. Hậu quả:
Sự phân bố dân cư chưa hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.
b. Hướng giải quyết
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong phạm vi cả nước, trong từng vùng.
- Phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa ở miền núi.
- Hạn chế di dân tự do.
- Giảm chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi chế biến, giảm thời gian vận chuyển.
- Nâng cao chất lượng nguyên liệu từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi chế biến, nâng cao giá trị nông sản và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
- Tạo thêm việc làm ở nông thôn, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông thôn và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Theo cách phân loại hiện nay, nước ta có 29 ngành công nghiệp được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành): khai thác than, khai thác khí và dầu thô, khai thác quặng kim loại, khai thác đá và mỏ khác.
- Nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành): sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất sản phẩm dệt, sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản, sản xuất máy móc thiết bị,…..
- Nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành): sản xuất và phân phối điện, ga; sản xuất và phân phối nước.
- Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với 3 nhóm ngành, 29 ngành công nghiệp:
+ Công nghiệp khai thác (4 ngành): khai thác than đá, dầu khí…
+ Công nghiệp chế biến (23 ngành): chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng…
+ Công nghiệp sản xuất, phân phối điện khí đốt, nước: sản xuất điện, nhà máy nước sạch…
- Một số ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hoá chất - phân bón - cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử...
a. Ngành công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ
- Những khu vực có mức độ tập trung cao là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận hình thành nên 6 giải phân bố công nghiệp với sự chuyên môn hóa khác nhau từ Hà Nội tỏa ra các hướng:
+ Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than)
+ Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học)
+ Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim)
+ Việt Trì – Lâm Thao (hóa chất, giấy)
+ Hòa Bình – Sơn La (thủy điện)
+ Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (dệt – may, điện, xi măng).
- Những khu vực có mức độ tập trung vừa là Duyên hải miền Trung với một số trung tâm công nghiệp như Đà Nẵng , Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,…
- Những khu vực có mức độ tập trung thấp là Tây Nguyên và Tây Bắc với một vài điểm công nghiệp.
b. Nguyên nhân sự phân hóa đó
- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn với:
+ Có vị trí địa lí thuận lợi
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản.
+ Nguồn nhân công dồi dào, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao
+ Thị trường rộng lớn
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.
- Ngược lại, những khu vực hoạt động công nghiệp chưa phát triển vì thiếu sự đồng bộ của cáccnha6n tố trên, đặc biệt là giao thông còn kém phát triển.