Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phản xạ không điều kiện là những phản xạ:
+ Tự nhiên, bẩm sinh mà có.
+ Không dễ bị mất đi.
+ Mang tính chủng thể, di truyền.
+ Số lượng có hạn.
+ Thực hiện nhờ tuỷ sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não, bằng mối liên hệ thường xuyên và đơn nghĩa của sự tác động giữa các bộ phận tiếp nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác và bằng sự phản ứng đáp lại nhất định => Cung phản xạ đơn giản.
+ Những phức thể phức tạp và những chuỗi phản xạ không điều kiện được gọi là những bản năng.
- Phản xạ có điều kiện là những phản xạ:
+ Có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định.
+ Dễ bị mất đi nếu không được củng cố, tập luyện.
+ Mang tính cá nhân, không di truyền.
+ Số lượng vô hạn.
+ Được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não => Cung phản xạ phức tạp, có đường liên hệ tạm thời.
Câu 2: Ví dụ về thí nghiệm của nhà khoa học Pavlov:
1) - KÍCH THÍCH TRUNG TÍNH (tức không liên quan đến phản xạ đang xét là tiết nước bọt) không gây ra phản ứng: Gõ chuông cho chú chó nghe => Bình thường, tuyến nước bọt không hoạt động (Nhằm định hướng phản xạ qua chuông)
- KÍCH THÍCH CỦA PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN gây ra PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN: Đưa dĩa thức ăn lại gần chú chó => Tuyến nước bọt của chú chó hoạt động
2) - KÍCH THÍCH TRUNG TÍNH (gõ chuông) và KÍCH THÍCH KHÔNG ĐIỀU KIỆN (dĩa thức ăn) gây ra PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN diễn ra 2 lần liên tiếp: Vừa gõ chuông, vừa đưa dĩa thức ăn lại gần chú cho. Lặp đi lặp lại thành thói quen => Nhằm tạo thói quen và PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
3) - KÍCH THÍCH TRUNG TÍNH (gõ chuông) gây ra PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN (sau quá trình luyện tập): Gõ chuông, tuyến nước bọt của chú chó hoạt động mạnh
Vậy KÍCH THÍCH TRUNG TÍNH đã trở thành KÍCH THÍCH CỦA PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN gây ra PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN. Với điều kiệu thành lập là phải có sự định hướng trước, kết hợp việc luyện tập nhiều lần cùng kích thích không điều kiện,
Ta gọi 5 tên cướp biển là A, B, C, D, E (từ giá nhất đến trẻ nhất). Ta giải ngược từ dưới lên như sau.
Nếu chỉ có 2 tên cướp biển: D chia số tiền theo tỷ lệ 100:0 (lấy hết số tiền vàng về mình). Anh ta sẽ biểu quyết đồng ý và điều này đủ để phương án được thông qua.
Nếu chỉ có 3 tên cướp biển: C sẽ chia số tiền theo tỷ lệ 99 : 0 : 1. E sẽ chấp nhận phương án này (chỉ được có 1 đồng vàng), vì anh ta biết rằng trong trường hợp anh ta phản đối phương án, chỉ còn lại D và E thì anh ta sẽ chẳng được gì.
Nếu có 4 cướp biển: B chia tiền thành 99: 0 : 1: 0. Cũng lý luận như trên, ta thấy D sẽ ủng hộ phương án này. B cũng không nên dùng 1 đồng để mua chuộc C vì C biết rằng nếu anh ta không ủ hộ B, anh ta sẽ bỏ túi 99 đồng xu nếu B bị vứt xuống biển. B cũng không nên mua chuộc E vì E biết rằng nếu B bị vứt xuống biển và C chia tiền thì anh ta cũng sẽ được C chia cho 1 đồng.
Nếu có 5 cướp biển: A chia các đồng tiền theo tỷ lệ 98 : 0 : 1 : 0 : 1. Bằng cách cho C và E mỗi người một đồng tiền vàng (những người sẽ chẳng được gì nếu không đồng ý phương án của A), anh ta đảm bảo phương án sẽ được thông qua.
Ghi chú: Trong trường hợp cuối (cũng chính là trường hợp của đề bài) A không cho B tiền vì B biết rằng nếu anh ta không đồng ý phương án của A và A bị vứt xuống biển thì anh ta sẽ bỏ túi 99 đồng. Tương tự như vậy, anh ta sẽ không cho D một đồng tiền vàng, vì D biết nếu A thất bại thì B cũng cho D một đồng tiền vàng như A. Mà như thế thì do tính khát máu, D sẽ không bỏ phiếu cho A.
khử hoàn toàn 24 g hoá học CuO và oxit sắt bằng hidro dư đun nóng .sau phản ứng thu được 1,76 g chất rắn . hoà tan chất rắn vừa thu được bằng dung dịch axit HCl dư.khi phản ứng kết thúc thu được 0,448 l khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn
a)xác định công thức phân tử oxit sắt