Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguồn : Báo trí của mấy năm trước
Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng vĩ đại, sâu sắc nhất trong lịch sử. Bởi, đó là “Cuộc cách mạng biết tự bảo vệ”, là ngọn cờ giải phóng nhân loại khỏi áp bức bóc lột; “ngôi sao chỉ đường” để Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân ta làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và trong đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Sau ba năm theo đuổi chiến tranh, tới cuối năm 1916 và đầu năm 1917 nước Nga đã lâm vào một tình trạng khủng hoảng kinh tế và xã hội - chính trị trầm trọng. Chiến tranh càng kéo dài càng phơi bày rõ mọi sự lạc hậu về kinh tế và quân sự của đất nước, càng làm gay gắt mọi mâu thuẫn trong xã hội.
Nền công nghiệp của nước Nga đã không đảm bảo được những yêu cầu của cuộc chiến. Quân đội trang bị lạc hậu, thiếu thốn vũ khí và các phương tiện quân sự. Trong khi đó, những kẻ cầm đầu bộ máy chiến tranh lại hết sức thối nát và mang nặng tâm lí chiến bại. Nhiều bộ trưởng và tướng tá ăn tiền đút lót của Đức đã tiết lộ, cung cấp những bí mật quân sự cho chúng. Quân Nga thua trận liên tiếp và tổn thất nặng nề. Năm 1916, quân Đức đã chiếm được Ba Lan và nhiều vùng thuộc Ban Tích.
Chiến tranh đã tàn phá nặng nề và nhiều thảm họa đối với các tầng lớp nhân dân. Đã có tới 1,5 triệu người chết và 4 - 5 triệu người bị thương.
Nền kinh tế quốc dân kiệt quệ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đình đốn. Vận tải đường sắt không còn đủ sức chuyên chở hành khách và hàng hóa. Nạn thất nghiệp tăng nhanh. Ở các thành phố lớn, việc cung cấp bánh mì, đường sữa ngày càng thất thường. Nạn đói đã xảy ra trầm trọng ở nhiều vùng nông thôn. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đã tăng lên mạnh mẽ.
Chế độ Nga hoàng khủng hoảng trầm trọng, nội bộ giai cấp thống trị ngày càng rạn nứt và mâu thuẫn sâu sắc với nhau. Chính phủ Nga hoàng quyết định giải tán viện Đuma quốc gia, chuyển chính quyền sang tay bọn độc tài quân sự. Chúng bắt đầu đàm phán bí mật và âm mưu kí hòa ước riêng rẽ với Đức để có thể rảnh tay đối phó với phong trào cách mạng, củng cố nền thống trị của chúng. Giai cấp tư sản Nga chống lại việc kí hòa ước đó, bởi nhờ chiến tranh mà họ đã phát tài lớn và thực hiện những tham vọng đế quốc chủ nghĩa. Họ chủ trương theo đuổi cuộc chiến đến cùng. Trước âm mưu của chính phủ Nga hoàng muốn kí hòa ước riêng rẽ với Đức, giai cấp tư sản dự định tiến hành ''một cuộc đảo chính cung đình'' lật đổ Nga hoàng Nicôlai II Rômanốp, bắt y trao ngai vàng cho đứa con trai còn nhỏ tuổi, và đưa quận công Mikhain Rômanốp - em trai Nga hoàng, một phần tử tư sản không thân Đức - lên làm phụ chính nắm chính quyền.
Các nước đế quốc Anh, Pháp…đã hoàn toàn ủng hộ giai cấp tư sản Nga. Chế độ Nga hoàng bị cô lập sâu sắc.
Những sự việc nêu trên chứng tỏ rằng một tình thế cách mạng đã hình thành ở trong nước, khi:
+ các giai cấp thống trị không thể tiếp tục thống trị với hình thức cũ;
+ nỗi cùng khổ và quẫn bách của các giai cấp bị áp bức trở nên nặng nề hơn mức bình thường;
+ do những nguyên nhân nói trên, tính tích cực của quần chúng được nâng cao rõ rệt.
Nước Nga đã tiến sát tới cuộc cách mạng, Lênin cho rằng: ''Nội dung xã hội của cuộc cách mạng sắp nổ ra ở nước Nga chỉ có thế là nền chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân. Cách mạng không thể thắng lợi ở nước Nga, nếu không lật đổ chế độ quân chủ và bọn địa chủ phong kiến. Song giai cấp vô sản không thể lật đổ chúng nếu không được nông dân giúp đỡ”. Trong điều kiện lịch sử mới, khác với cuộc Cách mạng 1905 - 1907, Lênin đã chỉ ra: cuộc cách mạng dân chủ tư sản sắp tới ở Nga có nhiều khả năng thuận lợi và ''hết sức gần'' để chuyển sang cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Tới đầu năm 1917, làn sóng đấu tranh chống chính quyền đã bao trùm thủ đô Pêtrôgrát. Trong tháng 1, có tới 250 nghìn công nhân tham gia bãi công, sang tháng 2, số công nhân bãi công lên tới hơn 400 nghìn người.
Tình hình ở thủ đô Pêtrôgrát trở nên đặc biệt căng thẳng.
Ngày 23-2 (tức 8-3 theo công lịch), hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng bộ
Bônsêvích Pêtrôgrát kỉ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ, chị em công nhân các nhà máy đã xuống đường biểu tình tuần hành. Công nhân thuộc 50 nhà máy ở thủ đô bãi công hưởng ứng. Ngày hôm đó, có tới 128 nghìn người tham gia đấu tranh với khẩu hiệu đả đảo chiến tranh'', “Đả đảo chế độ chuyên chế”, ''Bánh mì''…Trong những ngày tiếp theo, làn sóng đấu tranh vẫn tiếp tục và ngày càng dâng cao.
Binh lính – chỗ dựa cuối cùng của chế độ ngày càng dao động và đã ngả về phía quần chúng nổi dậy.
Ngày 27-2, khởi nghĩa đã thực sự bao trùm khắp thủ đô. Công nhân chiếm các kho vũ khí và trang bị cho mình. Trong ngày hôm đó, binh lính ở thủ đô ngả hẳn sang phía nhân dân: buổi sáng mới có 10 nghìn người, buổi chiều lên tới 66 nghìn người. Với khí thế mạnh mẽ và lực lượng áp đảo, quần chúng khởi nghĩa đánh chiếm các công sở, nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, các nhà giam và giải phóng tù chính trị. Các bộ trưởng và tướng tá bị bắt giam. Quần chúng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở thủ đô.
Ngày 28-2, sau khi thấy bất lực và không còn kiểm soát được tình hình, tướng Khabalốp hạ lệnh cho các đơn vị quân đội ở thủ đô hạ vũ khí.
Ngay trong ngày đầu tiên của cách mạng, Trung ương Đảng Bônêvích đã ra bản Tuyên ngôn tuyên bố chế độ Nga hoàng đã bị sụp đổ, kêu gọi công nhân và binh lính hãy nhanh chóng thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời bao gồm các đại biểu nhân dân, thiết lập nền cộng hòa dân chủ, thực hiện các quyền tự do dân chủ và ý chí của nhân dân.
Chiều ngày 27-2, tại cung điện Tavritrécxki ở thủ đô, các đại biểu đầu tiên (được bầu ở các nhà máy, xí nghiệp và các đơn vị quân đội) đã ra mắt và thành lập một tổ chức cách mạng thống nhất như một cơ quan chính quyền mới – Xô viết đại biểu công nhân và binh lính Pêtrôgrát.
Tin thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở thủ đô đã bay nhanh tới các địa phương trong nước. Công nhân và nhân dân ở Mátxcơva, các thành phố và các địa phương đã nhanh chóng nổi dậy lật đổ chế độ cũ, thành lập các Xô viết đại biểu công nhân, binh lính và Xô viết đại biểu nông dân. Các Xô viết – cơ quan khối liên minh công nhân và nông dân - từ những cơ quan lãnh đạo khởi nghĩa trở thành những cơ quan chính quyền cách mạng.
Như thế, trên phạm vi cả nước, cuộc Cách mạng dân chủ tư sản tháng hai năm 1917 đã thắng lợi. Đó là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với nước Nga – chế độ Nga hoàng chuyên chế thống trị nhân dân từ bao đời nay đã bị sụp đổ chỉ trong vòng 8 ngày. Nước Nga đã trở thành nhà nước cộng hòa dân chủ. Nhưng sau Cách mạng tháng Hai, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga.
Lúc này, Xô viết Pêtrôgrát hoàn toàn có khả năng nắm chính quyền cũng như thực hiện chuyển toàn bộ chính quyền về tay các Xô viết ở các địa phương. Nhưng các thủ lĩnh mensêvích và Xã hội cách mạng – với quan điểm mà họ theo đuổi rằng, sau cách mạng tư sản, chính quyền là thuộc về giai cấp tư sản - đã bí mật tiến hành thương lượng và thỏa hiệp với các đảng tư sản. Các Xô viết đã không ủng hộ đề nghị của những người Bônsêvích về việc thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời của chính các Xô viết. Trong phiên họp ngày 2-3, Ban chấp hành Xô viết Pêtrôgrát đã thông qua nghị quyết chuyển giao chính quyền cho giai cấp tư sản.
Cùng ngày 2-3, đươc sự ủng hộ của các thủ lĩnh mensêvích và Xã hội cách mạng, Ủy ban lâm thời của viện Đuma quốc gia đã thành lập Chính phủ lâm thời do huân tước Lơvốp làm thủ tướng. Tham gia Chính phủ lâm thời có các thủ lĩnh các đảng : đảng Cađê (Dân chủ lập hiến) của giai cấp tư sản, đảng Tháng Mười của địa chủ ''tư sản hóa'' và một đại biểu của Đảng Xã hội cách mạng là Kêrenxki.
Như thế, sau Cách mạng tháng Hai ở Nga đã hình thành một tình hình độc đáo là có hai chính quyền song song tồn tại. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại trong một nước và sự xung đột giữa chúng là không thể tránh khỏi.
1.nhật bản
Tình hình kinh tế:
- Điều kiện:
+ Không bị chiến tranh tàn phá.
+ Thu lợi nhuận sản xuất vũ khí.
+ Lợi dụng châu Âu có chiến tranh để sản xuất hàng hóa, xuất khẩu.
- Biểu hiện: Năm 1914 - 1919
+ Sản lượng CN tăng 5 lần.
+ Tổng giá trị XNK tăng 4 lần.
+ Dự trữ vàng và ngoại tệ tăng 6 lần.
b. Tình hình chính trị – xã hội:
- Khó khăn: Thiếu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, mất cân đối giữa CN và N2, giá cả đắt đỏ, đời sống nhân dân không được cải thiện...
- Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân bùng nổ mạnh.
+ “Bạo động lúa gạo” – mang tính chất quần chúng.
+ Tháng 7/ 1922 ĐCS thành lập
Mĩ
Tình hình kinh tế
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ có nhiều lợi thế:
+ Mĩ trở thành chủ nợ của Châu Âu (Anh, Pháp nợ 10 tỉ USD).
+ Thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán vũ khí và hàng hoá
+ Mĩ chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
=> Những cơ hội vàng đó đã đưa Mĩ vào thời kỳ phồn vinh trong suốt thập niên 20 của thế kỷ XX
Năm 1923-1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1929 chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới.
Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô thép, dầu hoả -> Ông vua ôtô của thế giới.
Năm 1929, nắm trong
tay 60% dự trữ vàng của thế giới -> Chủ nợ của thế giới
Hạn chế :
tình hình chính trị - xã hội
* Chính trị:
- Nắm chính quyền là tổng thống Đảng cộng hoà
- Thực hiện chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những tư tưởng tiến bộ.
Hãy cho biết tình hình chính trị của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
* Xã hội:
Nhà ở của người lao động Mỹ những năm 20 thế kỷ XX
Giống nhau:
Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ và Nhật Bản đều phát triển do không mất mát gì nhiều và thu được nhiều lợi nhuận sau chiến tranh, để đạt được sự phát triển đô, giai cấp tư sản không ngừng bóc lột tầng lớp nhân dân, khiến họ đói khổ bần cùng.
* Khác nhau:
-Kinh tế Mĩ rất phát triển, trở thành trung tâm công nghiệp thương mại tài chính quốc tế.
-Kinh tế Nhật Bản chỉ phát triển trong những năm đầu
2. >> Diễn biến:
+ Đêm 24 - 10 - 1917 khởi nghĩa bắt đầu, các đơn vị cận vệ đỏ đã chiếm được những vị trí then chốt của thủ đô và bao vây cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản.+ Đêm 25 - 10 (7 - 11) quân khởi nghĩa đã tấn công cung điện Mùa Đông. bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản. (Vào lúc 00h40’ đêm 25 - 10 đại bác của các đơn vị cận vệ đã bắt đầu nả đạn vào cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ cận vệ đỏ từ bốn phía trực tiếp tấn công, nhanh chóng chọc thủng phòng tuyến bên ngoài, xông vào cổng chính của cung điện, toàn bộ 1050 gian phòng lớn nhỏ đều bị lục soát. Đến 1h50’ sáng 26 - 10, cánh cửa gian phòng, nơi các Bộ trưởng An-tô-nốp ốp-sen-kô dõng dạc tuyên bố “Nhân danh ủy ban quân sự cách mạng Xô Viết Pêtơrôgrát, tôi tuyên bố Chính phủ tư sản lâm thời đã bị lật đổ”.)>>Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.+ Sau Pêtơrôgrát là thắng lợi ở Mátxcơva, đầu 1918 cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn. Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi, chính quyền đã thuộc về tay nhân dân.>> Ý nghĩa lịch sử: Đối với nước Nga:+ CMTM đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người Nga+ Mở ra một kỉ nguyên mới: giai cấp công nhân,nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức,bóc lột đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. Đối với thế giới:+ Làm thay đổi cục diện thế giới (chủ nghĩa tư bản không còn nữa là hệ thống duy nhất nữa). + Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.3. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra một thời kì phát triển mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Phong trào lên cao và lan rộng khắp các khu vực : Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á, tiêu biểu là phong trào cách mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a.Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á. Cuộc cách mạng của nhân dân Mông Cổ (1921 - 1924) giành được thắng lợi, đưa đến việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân Mông cổ, ở Đông Nam Á, phong trào độc lập lan rộng khắp các nước, Ở Ấn Độ đã đã diễn ra những cuộc bãi công với quy mô lớn của công nhân và khởi nghĩa của nông dân chống thực dân Anh.Đảng Quốc Đại dưới sự lãnh đạo của Ma-hát-ma Gan-đi đã động viên nhân dân đấu tranh đòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hóa của Anh, phát triển kinh tế dân tộc. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì (1919 -1922) kết thúc thắng lợi, dẫn tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhì Ki. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong cả nước.Trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.4. tự suy nghĩ nha