Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng dân số các châu lục giai đoạn 1990 - 2010
b) So sánh, nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Dân số các châu lục và toàn thế giới có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục (dẫn chứng).
- Tốc độ tăng trưởng dân số các châu lục và toàn thế giới không đều nhau (dẫn chứng).
- Các châu lục có tốc độ tăng trưởng dân số cao hơn tốc độ tăng trưởng dân số toàn thế giới là châu Phi, châu Á, châu Đại Dương.
- Các châu lục có tốc độ tăng trưởng dân số thấp hơn tốc độ tăng trưởng dân số toàn thế giới là châu Âu, châu Mĩ.
a) Biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sự phân bố dân cư giữa các châu lục giai đoạn 1650 - 2000
b) Nhận xét và giải thích
Trong giai đoạn 1650 - 2000 giữa các châu lục có sự thay đổi trong bức tranh phân bố dân cư:
- Số dân châu Á là đông nhất, vì đây là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, có tốc độ gia tăng tự nhiên cao và ít chịu ảnh hưởng của các cuộc chuyển cư liên lục địa.
- Dân số châu Âu tương đối ổn định trong thời gian giữa thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XVIII, sau đó dân số tăng lên vào giữa thế kỉ XIX do bùng nổ dân số, rồi bắt đầu giảm đột ngột, một phần vì xuất cư sang châu Mĩ và châu Đại Dương, nhưng chủ yếu vì mức gia tăng giảm liên tục cho đến nay.
- Dân số châu Phi giảm mạnh từ giữa thế kỉ XVII cho tới giữa thế kỉ XIX liên quan tới các dòng xuất cư sang châu Mĩ, từ cuối thế kỉ XIX đến năm 2000, dân số bắt đầu tăng lên do mức gia tăng tự nhiên rất cao.
- Dân số châu Mĩ tăng lên đáng kể nhờ các dòng nhập cư liên tục từ châu Phi và châu Âu. Riêng châu Đại Dương, số dân rất nhỏ so với tổng số dân thế giới, có tăng lên ít nhiều sau khi có dòng nhập cư từ châu Âu tới.
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu dân số các nước Đông Á năm 1990 và năm 2011
+ Tính bán kính đường tròn ( r 1990 , r 2011 ) :
r 1990 = 1 , 0 đvbk
r 2011 = 1553 , 9 1327 , 8 = 1 , 08 đvbk
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số các nước Đông Á năm 1990 và năm 2011
b) Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2011:
* Về sự thay đổi dân số
- Dân số các quốc gia Đông Á và tổng số dân toàn khu vực đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau giữa các quốc gia.
+ CHDCND Triều Tiên có tốc độ tăng trưởng dân số cao nhất (tăng gấp 1,22 lần), tiếp đến là CHND Trung Hoa (tăng gấp 1,18 lần), Hàn Quốc (tăng gấp 1,16 lần).
+ Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng dân số thấp nhất (tăng gấp 1,03 lần).
- Các quốc gia có tốc độ tăng trưởng dân số cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng dân số toàn khu vực là CHDCND Triều Tiên, CHND Trung Hoa.
- Hàn Quốc, Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng dân số thấp hơn tốc độ tăng trưởng tổng dân số toàn khu vực.
* Về cơ cấu dân số:
- Trong cơ cấu dân số các nước Đông Á năm 1990 và năm 2011, chiếm tỉ trọng cao nhất là CHND Trung Hoa, tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc và chiếm tỉ trọng thấp nhất là CHDCND Triều Tiên.
- Cơ cấu dân số các nước Đông Á có sự thay đổi trong giai đoạn 1990 - 2011. Cụ thể:
+ Tỉ trọng dân số CHND Trung Hoa tăng từ 86,0% lên 87,0%, tăng 1,0%.
+ Tỉ trọng dân số Nhật Bản giảm từ 9,3% xuống còn 8,2%, giảm 1,1%.
+ Tỉ trọng dân số CHDCND Triều Tiên tăng từ 1,5% lên 1,6%, tăng 0,1%.
+ Tỉ trọng dân số Hàn Quốc không có sự thay đổi, duy trì ở mức 3,2%.
a) Tính mật độ dân số
Mật độ dân số của thế giới và các châu lục năm 1995 và năm 2005
b) Biểu đồ
Biểu đồ mật độ dân số thế giới và các châu lục năm 1995 và năm 2005
c) Nhận xét
Giai đoạn 1995- 2005:
- Mật độ dân số không đều giữa các châu lục:
+ Châu Á có mật độ dân số cao nhất, tiếp đến là châu Âu, châu Phi, châu Mĩ (dẫn chứng).
+ Châu Đại Dương có mật độ dân số trung bình thấp nhất (dẫn chứng).
- Châu Á có mật độ dân số cao gấp hơn 2,5 lần mật độ dân số trung bình toàn thế giới. Các châu lục còn lại có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình của thế giới (dẫn chứng).
- Mật độ dân số trung bình thế giới và các châu lục đều tăng (trừ châu Âu - mật độ dân số không thay đổi trong giai đoạn trên) (dẫn chứng).
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu sản lượng lúa của một số quốc gia châu Á năm 1990 và năm 2010
+ Tính bán kính hình tròn ( r 1990 , r 2010 )
r 1990 = 1 , 0 đvbk
r 2010 = 635197 479977 = 1 , 15 đvbk
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng lúa của một số quốc gia châu Á năm 1990 và năm 2010 (%)
b) Nhận xét
- Trong cơ cấu sản lượng lúa của một số quốc gia châu Á năm 1990 và năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là CHND Trung Hoa, tiếp đến là Ấn Độ, sau đó là In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Việt Nam, Thái Lan, Mi-an-ma (dẫn chứng).
- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu sản lượng lúa của một số quốc gia châu Á có sự thay đổi theo hướng:
+ Tỉ trọng sản lượng lúa của CHND Trung Hoa, Ấn Độ, các nước khác giảm (dẫn chứng).
+ Tỉ trọng sản lượng lúa của In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Việt Nam, Thái Lan, Mi-an-ma tăng (dẫn chứng).
a) Biểu đồ:
- Xử lí số liệu:
Mật độ dân số một số khu vực của châu Á
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện mật độ dân số một số khu vực của châu Á năm 2001
b) Nhận xét:
- Mật độ dân số không đều giữa các khu vực ở châu Á.
- Sự không đều của mật độ dân số một số khu vực châu Á thể hiện ở chỗ:
+ Nam Á có mật độ dân số cao nhất (302 người/km2), tiếp đến là Đông Á (128 người/km2), Đông Nam Á (115 người/km2), Tây Nam Á (41 người/km2).
+ Trung Á có mật độ dân số trung bình thấp nhất trong các khu vực trên (14 người/km2).
a) Biểu đồ
- Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu dân số các châu lục năm 1950 và năm 2000
+ Tính bán kính đường tròn ( r 1950 , r 2000 ) :
r 1950 = 1 , 0 đvbk
r 2000 = 6055 , 4 2522 =1,55 đvbk
- Vẽ:
Biểu đồ cơ cấu dân số các châu lục năm 1950 và năm 2000
b) Nhận xét
Giai đoạn 1950 - 2000:
- Số dân các châu lục trên thế giới đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau: châu Phi có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đến là châu Á, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Âu có tốc độ tăng chậm nhất (dẫn chứng).
- Cơ cấu dân số:
+ Về cơ cấu:
Trong cơ cấu dân số các châu lục năm 1950, chiếm tỉ trọng cao nhất là châu Á, tiếp đến là châu Âu, châu Mĩ, châu Phi và cuối cùng là châu Đại Dương (dẫn chứng).
• Trong cơ cấu dân số các châu lục năm 2000, chiếm tỉ trọng cao nhất là châu Á, tiếp đến là châu Mĩ, châu Phi, châu Âu và có tỉ lệ thấp nhất là châu Đại Dương (dẫn chứng).
+ Về sự chuyển dịch cơ cấu:
Trong giai đoạn trên, cơ cấu dân số các châu lục có sự thay đổi theo hướng:
Tỉ trọng dân số châu Á, châu Mĩ, châu Phi tăng (dẫn chứng).
Tỉ trọng dân số châu Âu giảm, tỉ trọng dân số châu Đại Dương không thay đổi (dẫn chứng).
Châu Á có tỉ trọng tăng nhanh nhất, tiếp đến là châu Phi, châu Mĩ (dẫn chứng).