K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2017

Đáp án: B

Giải thích: Mục…2 (phần II)….Trang…121...SGK Lịch sử 11 cơ bản

18 tháng 3 2019

Thưc hiện những cam kết với Pháp trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế đã ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. Mặc dù vậy, phong trào chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì vẫn tiếp diễn. Các sĩ phu yêu nước vẫn bám đất, bám dân, cổ vũ nghĩa binh đánh Pháp và chống phong kiến đầu hàng.

=> Tính chất chống phong kiến được bắt đầu thể hiện từ sau khi triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với thực dân Pháp

Đáp án cần chọn là: B

6 tháng 2 2017

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

Đáp án cần chọn là: B

5 tháng 2 2021
Vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh làm chậm quá trình xâm lược của Thực dân Pháp

- Ngăn cản sự xâm lược và và làm chậm quá trình bình đình của Pháp trên đất Việt Nam, bởi từ trc khi xâm lược Pháp xác định là xâm lược nhanh những mãi 20 năm sau thực dân Pháp mới cơ bản bình định xong việt nam và tiến hành khai thác;

- góp phần để triều đình nhà nguyễn, đặc biệt là các nhà cải cách bắt đầu có ý thức về công cuộc đổi mới, duy tân đất nước; những tư tưởng tiến bộ được xâm nhập vào việt nam;

- Kích thích hoạt động của các nhà hoạt động cách mạng- Là kinh nghiệm quý báu cho các phong trào đâu tranh sau này;

- thể hiện tinh thần yêu nước của đồng bào ta.

 
7 tháng 4 2017

Chiến thằng Cầu Giấy lần thứ hai của nhân dân ta (1883) là sự kết hợp chiến đấu giữa đội quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc

Đáp án cần chọn là: B

17 tháng 3 2022

Tham khảo

 

– Lực lượng nắm chính quyền phải đưa ra được chính sách về kinh tế – chính trị – xã hội hợp lí, đúng đắn để chăm lo sức dân, tăng cường, củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, mở rộng và cố kết khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao thế và lực của đất nước.

– Khi có nguy cơ xâm lược phải có đường lối kháng chiến đúng đắn, đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật quân sự chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, để đối phó với từng kẻ thù cụ thể.

– Lực lượng nắm chính quyền phải luôn luôn có chính sách đúng đắn để xây dựng, chăm lo lực lượng vũ trang, công cụ sức mạnh của một quốc gia để củng cố quân sự, quốc phòng.

– Phải có đường lối đối ngoại mở, không tự cô lập mình, mềm dẻo với kẻ thù nhưng cũng phải kiên quyết giữ độc lập, thân thiện với các nước láng giềng.

17 tháng 3 2022

Tham khảo

 

– Lực lượng nắm chính quyền phải đưa ra được chính sách về kinh tế – chính trị – xã hội hợp lí, đúng đắn để chăm lo sức dân, tăng cường, củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, mở rộng và cố kết khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao thế và lực của đất nước.

– Khi có nguy cơ xâm lược phải có đường lối kháng chiến đúng đắn, đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật quân sự chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, để đối phó với từng kẻ thù cụ thể.

– Lực lượng nắm chính quyền phải luôn luôn có chính sách đúng đắn để xây dựng, chăm lo lực lượng vũ trang, công cụ sức mạnh của một quốc gia để củng cố quân sự, quốc phòng.

– Phải có đường lối đối ngoại mở, không tự cô lập mình, mềm dẻo với kẻ thù nhưng cũng phải kiên quyết giữ độc lập, thân thiện với các nước láng giềng.

22 tháng 2 2016

- Cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866) diễn ra ở các tỉnh giáp biên giới Cam-pu-chia - Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng giúp đỡ A-cha Xoa chống Pháp. Biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia trở thành căn cứ của cuộc khởi nghĩa.

- Khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 - 1867) cũng là một biểu tượng về liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia: xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, trong hàng ngũ nghĩa quân có nhiều người Việt Nam tham gia, có sự liên kết của nghĩa quân Trương Quyền, Võ Duy Dương,…

- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào (1901 - 1903) dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc, địa bàn hoạt động mở rộng sang cả vùng biên giới Lào - Việt…. 

 

22 tháng 2 2016

*Khái quát chung: 
VN,Lào,CpC là 3 nước nằm trên bán đảo Đông Dương có nhiều nét tương đồng về Lịch sử, văn hóa và từng gắn bó chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm lược từ cuối thế kỉ 19.
Năm 1930 ĐCS Đông Dương ra đời đã trực tiếp lãnh đạo 3 dân tộc VN,Lào,CPC trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ.

*Tình đoàn kết trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1945-1954):
11/3/1951 Liên minh chiến đấu Việt-Miên-Lào được thành lập , biểu hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

-Tình đoàn kết giữa VN-Lào .
+8/4-15/8/1953: Bộ đội VN phối hợp cùng quân dân Lào mở chiến dịch Thượng Lào giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa,1 phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phongxali với trên 30 vạn dân.
+Trong chiến cuộc đông xuân 1953-1954 liên quân Việt-Lào mở nhiều chiến dịch tiến công để làm bước đầu phá sản kế hoạch NaVa .
+ Đầu t12/1953 : Liên quân Việt-Lào mở cuộc tiến công Địch ở Trung Lào tiêu diệt trên 3 tiểu đoàn Âu-Phi, giải phóng 4 vạn km2 và thi xã Thà Khẹt , bao vây uy hiếp Xavanakhet và căn cứ Xê-nô.
+Cuối t1/1954: Liên quân Việt-Lào tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu , toàn tỉnh Phongxali . Căn cứ kháng chiến của nhân dân Lào được mỏ rộng thêm gần 1 vạn km2.

Sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ ở VN, Pháp buộc phải công nhận độc lập, chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho 3 nước VN-Lào-CPC.

*Trong kháng chiến chống Mĩ.
-VN-Lào:
Sau khi Pháp thất bại ở chiến trường Đông Dương , Mĩ đã thế chân Pháp để chiếm đóng Lào, biến Lào trở thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mĩ. Vì vậy, nhân dân VN lại cùng sát cánh với nhân dân Lào kháng chiến chống Mĩ xâm lược.
+Từ 24-25/4/1970 : Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp biểu thị quyết tâm đoàn kết của 3 nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
+Từ 12/2-23/3/1971 : Quân đội VN có sự phối hợp của quân dân Lào đã tập tan cuộc hành quân mang tên "Lam Sơn 719" của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn ,loại khỏi vòng chiến đấu 22000 tên địch, buộc chúng phải rút khỏi đường 9-Nam Lào,giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.
+Với sự giúp đỡ của quân tình nguyện VN từ 1954-1973, quân dân Lào đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ. Buộc Mĩ phải kí hiệp định Viêng Chăn (21/2/1973) lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc Lào.
+T5-T12/1975: Hòa theo thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân VN, quân dân Lào nổi dậy đấu tranh giành chính quyền trong cả nước, thành lập nước CHDCND Lào(2/12/1975).

VN-CPC:
-Từ 30/4-30/6 quân đội VN có sự phối hợp của quân dân CPC đã đập tan cuộc hành quân xâm lược CPC của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn , loại khỏi vòng chiến đấu 17000 tên địch , giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn với trên 4,5 triệu dân.
+17/4/1975: Với sự giúp đỡ của quân tình nguyện VN , thủ đô PhnomPenh được giải phóng , nhân dân CPC kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đưa đất nước CPC bước vào 1 thời kì mới.

Trong suốt nhiều năm qua, nhiều chuyến thăm cấp cao , nhiều hiệp định về kinh tế-văn hóa được kí kết ở VN-Lào-CPC. Mối quan hệ hữu nghị giữa 3 dân tộc ngày càng phát triển khi cả 3 nước đều trở thành thành viên của ASEAN , đều phấn đấu vì lợi ích chung của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

1 tháng 5 2016

 Trước khi Pháp xâm lược
Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến trên tất cả các mặt :chính trị:nhà Nguyễn xây dựng một chính quyền chuyên chế độc đoán, tăng cường bảo vệ quyền lợi của dòng họ, lấy chỗ dựa là địa chủ, cường hào. kinh tế thì sa sút, công thương nghiệp bế tắc, xã hội mâu thuẫn,nhũng cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ...Những chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn đã đặt nước ta vào tình thế hết sức bất lợi trước sự xâm lược của tư bản phương tây:tài lực, vật lực khánh kiệt, lòng dân li tán, binh sĩ bạc nhược, kém cỏi...Những bài học về "khoan thư sức dân" "thực túc binh thường" của các thế hệ trước , thì nhà Nguyễn đều không đáp ứng được vì thế khi Pháp xân lược thì quân và dân của nhà đã hết, sức đã kiệt, nhà Nguyễn không phát động được 1 cuộc kháng chiến toàn dân. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Việt Nam rơi vào tay Pháp.
=> như vậy trách nhiệm của nhà Nguyễn với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài đã không có những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi hành những chính sách thiển cận,sai lầm làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp dẩy mạnh xâm lược
b.Khi Pháp vào xâm lược nhà Nguyễn với tư cách là người đứng ra lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến đã tiếp tục mắc phải những sai lầm trong đường lối đánh giặc đưa đến hậu quả nước ta rơi vào tay Pháp
-Ngay từ đầu trước cuộc xâm lăng của kẻ thù, triều đình đã có ý thức chuẩn bị kháng chiến nhưng sự chuẩn bị này lại chậm trễ, bị động, thiếu tích cực và trong quá trình kháng chiến triều đình có tư tưởng ngại địch, sợ địch không chủ động tấn công nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc (dẫn chứng)
-Triều đình đã sử dụng đường lối thủ để hoà, ảo thưởng về kẻ thù, trông chờ vào lương tâm, hảo ý của địch nên đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác xuất phát từ những toan tính ích kỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ nên từ chỗ kháng cự yếu ớt đến đầu hàng(d/c: lần lượt kí các bản hiệp ước đầu hàng)
-Triều đình đã không biết phát huy cuộc kháng chiến toàn dân không phối hợp với nhân dân đánh giặc đến cùng mà đã từng bước bỏ rơi, ngăn cản cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp.
-Triều đình sai lầm trong chủ trương cầu viện bên ngoài.
- Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân , đổi mới đất nước.

10 tháng 3 2016

Các nguyên nhân thất bại của nhà Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Thực dân Pháp có lực lượng quân sự mạnh hơn ta, lại quyết tâm xâm lược Việt nam làm thuộc địa.

+ Hoàn cảnh lịch sử Đông Nam Á: Các nước phong kiến lạc hậu bị các đế quốc phương Tây xâm lược là tất yếu.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Triều đình nhà Nguyễn không có khả năng và ý muốn tập hợp, đoàn kết, tổ chức, lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm như các triều đại phong kiến trước đó. Bởi vì, mâu thuẫn giữa nhà nước phong kiến và nhân dân ngày càng sâu sắc, “Triều đình sợ dân hơn sợ giặc”.

+ Triều đình luôn có tư tưởng cầu hòa, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, thậm chí còn tìm cách ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân, cuối cùng đầu hàng hoàn toàn.

+ Vua quan triều Nguyễn bảo thủ, không chấp nhận cái mới, tiến bộ để cải cách, Duy tân đất nước làm cho sức nước sức dân suy yếu, không đủ sức chống ngoại xâm.

+ Cuộc kháng chiến chưa có sự lãnh đạo chung,thiếu đường lối, chủ trương thống nhất, lại diễn ra rời rạc phân tán, do đó không tạo nên sức mạnh toàn dân để chống giặc.

+ Quan lại triều Nguyễn thiếu quyết tâm chiến đấu, luôn do dự ở vào thế bị động trước sự tấn công của Pháp, đặc biệt là không phối hợp chặt chẽ với nhân dân chống Pháp.

+ Nền quân sự nước ta lạc hậu, quân lính không được trang bị vũ khí đầy đủ, không được tập luyện thường xuyên.

Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.

- Triều Nguyễn duy trì chính sách bảo thủ, lạc hậu đối với nhân dân. Giữa thế kỉ XIX, khi Pháp đánh chiếm Việt Nam, có nhiều nhà tư tưởng đề nghị canh tân, đổi mới đất nước. Nhưng nhà Nguyễn đã từ chối con đường này. Nhà Nguyễn vẫn tiếp túc chính sách cai trị cũ, làm cho đất nước ngày càng suy yếu, mất dần sức đề kháng trong cuộc chiến chống Pháp. Như vậy, nhà Nguyễn vì sự ích kỉ của mình đã hy sinh quyền lợi của dân tộc.

- Trong quá trình kháng chiến chống Pháp, nhà Nguyễn còn mắc nhiều sai lầm như từ bỏ con đường vũ trang chống pháp, đi theo con đương thương lượng đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn; không biết chớp lấy thời cơ để giành thắng lợi.