K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2017

TRUYỀN THUYẾT "CON RỒNG CHÁU TIÊN":

(Truyền thuyết kể rằng vua Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ, bà Âu Cơ sinh ra được một bọc 100 trứng, nở thành 100 người con trai.)

Cách đây lâu đời lắm, ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, sức khoẻ tuyệt trần, lại có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một trai, đặt tên là Sùng Lâm. Lớn lên Sùng làm rất khoẻ, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, Sùng Lâm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối nghiệp cha, chàng lấy hiệu là Lạc Long Quân.

Lúc bấy giờ ở đất Lĩnh Nam còn hoang vu, không một nơi nào yên ổn, Lạc Long Quân quyết chí đi du ngoạn khắp nơi.

Ðến vùng bờ biển Ðông Nam, Lạc Long Quân gặp một con cá rất lớn. Con cá này đã sống từ lâu đời, mình dài hơn năm mươi trượng, đuôi như cánh buồm, miệng có thể nuốt chửng mười người một lúc. Khi nó bơi thì sóng nổi ngất trời, thuyền bè qua lại đề bị nó nhận chìm, người trên thuyền đều bị nó nuốt sống. Dân chài rất sợ con quái vật ấy. Họ gọi nó là Ngư tinh. Chỗ ở của Ngư tinh là một cái hang lớn ăn sâu xuống đáy biển, trên hang có một dãy núi đá cao ngăn miền duyên hải ra làm hai vùng.

Lạc Long Quân quyết tâm giết loài yêu quái, trừ hại cho dân, Lạc Long Quân đóng một chiếc thuyền thật chắc và thật lớn, rèn một khối sắt có nhiều cạnh sắc, nung cho thật đỏ, rồi đem khối sắt xuống thuyền chèo thẳng đến Ngư Tinh, Lạc Long Quân giơ khối sắt lên giả cách như cầm một người ném vào miệng cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng đón mồi. Lạc Long Quân lao thẳng khối sắt nóng bỏng vào miệng nó. Ngư Tinh bị cháy họng vùng lên chống cự, quật đuôi vào thuyền của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân liền rút gươm chém Ngư Tinh làm ba khúc. Khúc đầu hoá thành con chó biển. Lạc Long Quân lấy đá ngăn biển chặn đường giết chết con chó biển, vứt đầu lên một hòn núi, nay gọi hòn núi ấy là Cẩu Ðầu Sơn, khúc mình của Ngư Tinh trôi ra xứ Mạn Cẩu, nay còn gọi là Cẩu Ðầu Thủy, còn khúc đuôi của Ngư Tinh thì Lạc Long Quân lột lấy da đem phủ lên hòn đảo giữa biển, đảo ấy nay còn mang tên là Bạch Long Vĩ.

Trừ xong nạn Ngư Tinh, Lạc Long Quân đến Long Biên. Ở đây có con cáo chín đuôi sống đến hơn nghìn năm, đã thành tinh. Nó trú trong một hang sâu, dưới chân một hòn núi đá ở phía Tây Long Biên. Con yêu này thường hóa thành người trà trộn trong nhân dân dụ bắt con gái đem về hang hãm hại. Một vùng từ Long Biên đến núi Tản Viên, đâu đâu cũng bị Hồ Tinh hãm hại. Nhân dân hai miền rất lo sợ, nhiều người phải bỏ cả ruộng đồng, nương rẫy, kéo nhau đi nơi khác làm ăn.

Lạc Long Quân thương dân, một mình một gươm đến sào huyệt Hồ tinh, tìm cách diệt trừ nó. Khi Lạc Long Quân về đến tới cửa hang, con yêu tinh thấy bóng người, liền xông ra, Lạc Long Quân liền hoá phép làm mưa gió, sấm sét vây chặt lấy con yêu. Giao chiến luôn ba ngày ba đêm, con yêu dần dần yếu sức, tìm đường tháo chạy, Lạc Long Quân đuổi theo chém đứt đầu nó. Nó hiện nguyên hình là một con cáo khổng lồ chín đuôi. Lạc Long Quân vào hang cứu những người còn sống sót, rồi sai các loài thủy tộc dâng nước sông Cái, xoáy hang cáo thành một vực sâu, người đương thời gọi là đầm Xác Cáo, đời sau mới gọi là Tây Hồ.

Dẹp yên nạn Hồ Tinh nhân dân quanh vùng lại trở về cày cấy trên cánh đồng ven hồ, và dựng nhà lập xóm trên khu đất cao nhất gọi là làng Hồ, đến nay vẫn còn.

Thấy dân vùng Long Biên đã được yên ổn làm ăn Lạc Long Quân đi ngược lên vùng rừng núi đến đất Phong Châu. Ở vùng này có một cây cổ thụ gọi là cây chiên đàn, cao hàng nghìn trượng, trước kia cành lá sum suê tươi tốt che kín cả một khoảng đất rộng, nhưng sau nhiều năm, cây khô héo, biến thành yêu tinh, người ta gọi là Mộc Tinh. Con yêu này hung ác và quỷ quyệt lạ thường. Chỗ ở của nó không nhất định, khi thì ở khu rừng này, khi thì ở khu rừng khác. Nó còn luôn luôn thay hình đổi hạng ẩn nấp khắp nơi, dồn bắt người để ăn thịt. Ði đến đâu cũng nghe thấy tiếng khóc than thảm thiết, Lạc Long Quân quyết ra tay cứu dân diệt trừ loài yêu quái. Lạc Long quân phải luồn hết rừng này đến rừng kia và qua nhiều ngày gian khổ mới tìm thấy chỗ ở của con yêu. Lạc Long Quân giao chiến với nó trăm ngày đêm, làm cho cây long đá lở, trời đất mịt mù mà không thắng được nó. Cuối cùng Lạc Long Quân phải dùng đến những nhạc cụ như chiêng, trống làm nó khiếp sợ và chạy về phía Tây Nam, sống quanh quất ở vùng đó, người ta gọi là Quỷ Xương Cuồng.

Diệt xong được nạn yêu quái, Lạc Long Quân thấy dân vùng này vẫn còn đói khổ thiếu thốn, phải lấy vỏ cây che thân, tết cỏ gianh làm ổ nằm bèn dạy cho dân biết cách trồng lúa nếp, lấy ống tre thổi cơm, đốn gỗ làm nhà sàn để ở, phòng thú dữ. Lạc Long Quân còn dạy dân ở cho ra cha con, vợ chồng. Dân cảm ơn đức ấy, xây cho Lạc Long Quân một toà cung điện nguy nga trên một ngọn núi cao. Nhưng Lạc Long Quân không ở, thường về quê mẹ dưới thủy phủ và dặn dân chúng rằng: “Hễ có tai biến gì thì gọi ta, ta sẽ về ngay! ”

Lúc bấy giờ có Ðế Lai từ phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam. Ðế Lai đem theo cả người con gái yêu rất xinh đẹp của mình là Âu Cơ và nhiều thị nữ. Thấy Lĩnh Nam phong cảnh tươi đẹp, lại nhiều chim muông, nhiều gỗ quý. Ðế Lai sai quân dựng thành đắp lũy định ở lâu dài. Phải phục dịch rất cực khổ, nhân dân chịu không nổi, hướng về biển Ðông gọi to: “Bố ơi! Sao không về cứu dân chúng con!”. Chỉ trong chớp mắt, Lạc Long Quân đã về.

Nhân dân kể chuyện, Lạc Long Quân hóa làm một chàng trai rất đẹp, có hàng trăm đầy tớ theo hầu, vừa đi vừa hát đến thẳng chỗ Ðế Lai ở. Lạc Long Quân không thấy Ðế Lai đâu cả, mà chỉ thấy một cô gái nhan sắc tuyệt trần cùng vô số thị tỳ và binh lính. Cô gái xinh đẹp đó là Âu Cơ. Thấy Lạc Long Quân uy nghi tuấn tú nàng đem lòng say mê, xin đi theo Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đưa Âu Cơ về ở trong cung điện của mình, trên núi cao. Ðế Lai về, không thấy con gái đâu, liền sai quân lính đi tìm khắp nơi, hết ngày này qua ngày khác. Lạc Long Quân sai hàng vạn các ác thú ra chặn các nẻo đường, xé xác bọn chúng làm cho chúng khiếp sợ bỏ chạy. Ðế Lai đành thu quân về phương bắc.

Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc. Sau bảy ngày cái bọc nở ra một trăm quả trứng. Mỗi trứng nở ra một người con trai. Trăm người con trai đó lớn lên như thổi, tất cả đều xinh đẹp khoẻ mạnh và thông minh tuyệt vời.

Hàng chục năm trôi qua, Lạc Long Quân sống đầm ấm bên cạnh đàn con, nhưng lòng vẫn nhớ thủy phủ. Một hôm Lạc Long Quân từ giã Âu Cơ và đàn con, hóa làm một con rồng vụt bay lên mây, bay về biển cả. Âu Cơ và đàn con muốn theo Lạc Long Quân, nhưng không đi được, buồn bã ở lại trên núi. Hết ngày này qua ngày khác, họ mỏi mắt trông chờ mà vẫn biền biệt tăm hơi. Không thấy Lạc Long Quân trở về, nhớ chồng quá, Âu Cơ đứng trên ngọn núi cao hướng về biển Ðông lên tiếng gọi: “Bố nó ơi! Sao không về để mẹ con chúng tôi sầu khổ thế này”.

Lạc Long Quân trở về tức khắc. Âu Cơ trách chồng:

– Thiếp vốn sinh trưởng ở núi cao, động lớn, ăn ở với chàng sinh được trăm trai, thế mà chàng nỡ lòng bỏ đi, để mặc con thiếp sống bơ vơ khổ não.

Lạc Long Quân nói:

– Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.

Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười năm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.

Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Vua Hùng là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời. Do sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam vẫn kể mình là dòng giống Tiên Rồng.

TRUYỀN THUYẾT "BÁNH CHƯNG BÁNH DÀY":

Trong các mâm cỗ ngày Tết, hay trên bàn thờ gia tiên của gia đình luôn có bánh Chưng, bánh Dầy.

Người xưa quan niệm Đất hình vuông, và Trời là hình tròn, Bánh Chưng hình vuông tượng trưng cho đất, bánh Dầy hình tròn tượng trưng cho trời, hai loại bánh này được làm từ gạo nếp, cũng chính nhắc nhở chúng ta về truyền thống lúa nước của Việt Nam ta, bên cạnh đó cũng là truyền thống hiếu kính với tổ tiên.

Bánh Chưng, bánh Dầy không chỉ là tượng trưng cho vũ trụ nhân sinh mà còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Bánh Chưng cũng là tượng trưng cho mẹ, bánh Dầy tượng trưng cho cha. Trên mâm cỗ giỗ tổ Hùng Vương, bánh Chưng biểu tượng cho cha Rồng, bánh Dầy biểu tượng cho mẹ Tiên, chính là cội nguồn truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ sinh ra dân tộc Việt.

Truyề n thuyết: Xưa kia, vào đời Hùng Vương thứ 6, sau khi dẹp loạn giặc Ân, Vua Hùng cảm thấy mình đã tuổi cao sức yếu, nên có ý định muốn truyền ngôi báu. Ngặt nỗi ông lại có đến hai mươi người con trai, vua phân vân không biết chọn người nào lên làm vua. Cũng sắp đến Tết, Vua mới ngỏ ý mời các con lại và bảo:

– Ta tuổi đã cao, không còn sống bao lâu nữa, việc nước lại lớn lao. Ta muốn tìm trong số các con một người ưng ý để lên làm vua.

Các hoàng tử im lặng nghe Vua tiếp:

– Người nối ngôi không những tài giỏi mà còn phải có tấm lòng nhân hậu bao dung. Ta có ý thế này: cũng sắp Tết đến xuân sang, con nào bày cho ta một cỗ ngon, có ý nghĩa nhất thì ta sẽ truyền ngôi cho người đó.

Nghe thấy thế thì các hoàng tử hào hứng về nhà chuẩn bị của ngon vật lạ, người lên rừng người xuống biển, hễ ở đâu nghe nói có vật ngon của lạ là họ tìm bằng được, chẳng quản ngại xa xôi. Trong khi ấy, chỉ có người con trai thứ 18 của Vua Hùng – Lang Liêu là lẻ loi hơn cả, chàng mất mẹ từ sớm, lại hiền hậu nhân từ, sống đạo đức từ bé, ít sống dựa vào bổng lộc vua ban nên nhà cửa đơn sơ giản dị. Ông lo lắng không biết phải làm cỗ sao cho phải. Ngày tuyển chọn sắp đến gần mà Lang Liêu vẫn chưa nghĩ ra món gì xứng đáng để dâng lên vua cha.

Một hôm nọ, đang nằm vắt tay lên trán suy nghĩ, Lang Liêu ngủ quên lúc nào không hay, trong giấc mơ, có một vị thần đến bảo chàng: “Con này, trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo, gạo là thức ăn nuôi sống con người chúng ta, con hãy lấy gạo nếp ra làm bánh hình tròn tượng trưng cho trời, làm bánh hình vuông tượng trưng cho đất, lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong tượng hình cho Cha Mẹ sinh thành.”

Lang Liêu tỉnh dậy thì lấy làm vui mừng lắm, bèn làm ngay theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật ngon để làm vỏ bánh vuông tượng Đất, đặt nhân đỗ xanh, thịt lợn, bọc lá dong bên ngoài, sau đó bỏ vào chõ chưng chín, gọi là Bánh Chưng. Tiếp đến ông giã xôi thật xuyễn, đặt nhân đỗ xanh để làm bánh tròn, tượng hình trời, gọi là bánh Dầy.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ, nào sơn hào hải vị, nhiều của ngon vật lạ đều được dâng lên vô cùng đẹp mắt. Nhà Vua đi khắp một lượt, rất ưng ý hài lòng, đến mâm cỗ của lang Liêu, thấy có bánh hình vuông tròn rất lạ, Vua cho hỏi thì Lang Liêu đem chuyện mộng thấy vị thần kể hết cho vua cha, giải thích ý nghĩa của hai loại bánh này. Vua Hùng nếm thử thì thấy rất ngon, lại có ý nghĩa, bèn truyền ngôi cho Lang Liêu.

Cũng kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán thì dân chúng làm bánh Chưng và Bánh Dầy để cúng tổ tiên và trời đất. Truyền thông đó còn lưu truyền mãi đến ngày nay.

TRUYỀN THUYẾT "THÁNH GIÓNG":

Phù Đổng Thiên Vương tên gọi Thánh Gióng, là một trong bốn vị Tứ bất tử, là 4 vị Thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ông được xem là tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.

Sự tích Thánh Gióng – Phù Đổng thiên vương ra đời trong khoảng thế kỷ 3-2 trước Công nguyên, thoạt đầu là vị thần khổng lồ có nguồn gốc từ thần đá và thần tre trúc sau đó phát triển lên thành anh hùng dân tộc chống ngoại xâm; gắn với sự hình thành liên minh Âu Lạc bởi nó ẩn chứa trong mình cả hai thành tố Âu, Lạc.

Triều đại nhà Lý, Thái Tổ Thần Vũ hoàng đế Lý Công Uẩn đã tặng ông là Xung Thiên Thần Vương.

Truyền thuyết kể rằng về đời Vua Hùng Vương thứ sáu, đất nước hòa bình lâu ngày, Vua Hùng Vương chểnh mảng việc phòng bị đất nước, nên bị giặc Ân xâm lược. Vua Hùng sai sứ giả đi khắp nước cầu người tài đánh giặc cứu nước.

Một hôm sứ gỉa gặp một cậu bé 3 tuổi con nhà nghèo xin đi đánh giặc.

Đứa bé ăn nhiều, lớn nhanh như thổi, cưỡi ngựa sắt, nhổ bụi tre đằng ngà làm vũ khí, đánh tan giặc Ân, rồi bay về trời.

Truyền thuyết này nhắc nhở người Việt nếu không luôn luôn chuẩn bị phòng vệ đất nước, thì cái họa bị xâm lược, bị đô hộ là khó tránh khỏi.

TRUYỀN THUYẾT "SƠN TINH THỦY TINH":

Truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh kể rằng vào thời Vua Hùng Vương thứ 18 (khoảng năm 300 trước Công Nguyên), vua Hùng Vương thứ 18 có con gái tên là Mỵ Nương, Vua Hùng muốn gả chồng cho. Cả hai chàng trai dũng mãnh là Sơn Tinh, thần núi, và Thủy Tinh, thần biển, đều muốn hỏi nàng Mỵ Nương làm vợ. Vua Hùng Vương khó nghĩ, bèn ra một cuộc thi, rằng ai đưa được Voi Chín Ngà, Gà Chín Cựa, Ngựa Chín Hồng Mao đến trước làm đồ lễ, sẽ được gả con gái cho.

Có lẽ Vua Hùng Vương ý muốn gả con gái cho chàng Sơn Tinh, vì những đồ lễ cưới trên đều là sản vật ở vùng núi cả, vùng biển của chàng Thủy Tinh không có những thứ đó.

Sáng hôm sau, chàng Sơn Tinh đưa đủ lễ vật hỏi cưới đến trước, nên được Vua Hùng Vương gả con gái Mỵ Nương cho, chàng Sơn Tinh đưa vợ về vùng núi Tản Viên.

Chàng Thủy Tinh đến sau, thấy Sơn Tinh lấy mất Mỵ Nương rồi, bèn tức giận, hô phong, hoán vũ, giâng nước lũ lụt lên đánh Sơn Tinh.

Chàng Sơn Tinh vô cùng dũng mãnh, hóa phép dâng núi lên cao hơn, đánh lại Thủy Tinh.

Cuối cùng, Thủy Tinh thất bại, phải rút chạy về.

Nhưng Thủy Tinh vẫn thù dai, hàng năm, cứ đến tháng 7, tháng 8, Thủy Tinh lại dâng nước lên đánh nhau với Sơn Tinh, đến tận ngày nay.

Đây là truyền thuyết có lẽ bắt đầu từ chuyện hàng năm dân ta rất cực khổ về việc chống chọi với thiên tai, bão lụt.

18 tháng 8 2018

1) Đi một ngày đáng học một sáng khôn :

+ Nghĩa đen
– Đi: đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… va tham gia nhiều hoạt động trong xã hội
– Sàng khôn: nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu khiến thức mới mẻ và nhiều.
+ Nghĩa bóng
– Bên ngoài xã hội có nhiều điều cần phải học tập
– Kiến thức vô cùng phong phú nên chúng ta nên không ngừng học tập
– Luôn biết mở mang kiến thức mọi lúc mọi nơi
– Luôn biết nắm bắt, đúc kết kinh nghiệm học được
– Biết được tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học

2) Thương người như thể thương thân

- Thân là chính bản thân mình, thương thân là thương chính bản thân mình. Khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc của bản thân.
- Thương người : người là mọi người xung quanh ta. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
- “ thương người như thể thương thân”: là yêu thương mình như thế nào thì yêu thương người khác như thế ấy. nếu người khác cũng lâm vào cảnh khó khăn khổ cực như ta đã từng thì cũng chia sẻ cảm thong với người đó.

Chúc bạn zui :3

18 tháng 8 2018

xl mik học yếu

31 tháng 10 2019

Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:

Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.

Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!

Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý…

Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.

Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ… Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.

Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.

31 tháng 10 2019

Tôi và Lan học chung với nhau hồi năm ngoái. 2 chúng tôi được giáo viên chủ nhiệm xếp cho ngồi cạnh bên nhau. Cả 2 chúng tôi chơi với nhau cũng khá hợp nhau về tính tình. Một ngày nọ, tôi phát hiện số tiền mà mẹ cho để đóng tiền cho cô chủ nhiệm đã không cánh mà bay. Tôi lo sợ,tôi không biết mình đã làm mất khi nào nữa. Và rồi tôi nghi ngờ Lan cũng chỉ bởi vì Lan ngồi cạnh bên tôi. Tôi tỏ vẻ nghi ngờ ra mặt, tôi không nói chuyện với nhau trong suốt buổi học hôm đó. Tôi biết rằng Lan cũng biết được điều mà tôi đang suy nghĩ trong đầu, Lan định nói với tôi điều gì đó, thế nhưng tôi không cho Lan cơ hội để giải thích. Sau buổi học, tôi về nhà và nhận ra rằng mình đã để số tiền đó trong hộc tủ bàn học mà quên đem theo. Lúc đó tôi giận bản thân mình lắm! Tôi tự hỏi : "Tại sao mình lại có thể nghi ngờ Lan chứ? Mình có làm cho Lan bị tổn thương hay không? Liệu Lan có giận mình không?" Rất nhiều câu hỏi hiện lên trong đầu tôi suốt ngày hôm đó. Sáng hôm sau, tôi không dám đi đến trường. Tôi không biết là mình làm sao để đối mặt với Lan nữa. Và rồi tôi quyết định sẽ xin lỗi Lan. Mẹ chở tôi đến trường, tôi và Lan gặp nhau ở cổng trường. Tôi xấu hổ bước đến bên Lan và nói: "Lan, cho mình xin lỗi chuyện ngày hôm qua nhé!". Lan mỉm cười nhìn tôi rồi nói: "Không sao đâu. Chuyện hôm qua mình quên rồi". Trái với những suy nghĩ trong đầu của tôi: "Chắc Lan sẽ giận mình lắm!" Thế nhưng không. Lan tỏ ra vui vẻ và đã tha thứ cho tôi. Vậy mà tôi thấy giận bản thân mình lắm. Kể từ đó, tôi luôn dặn mình phải suy nghĩ cho thật kĩ trước khi làm 1 việc gì đó để không vướng phải sai lầm như lần đó nữa.

4 tháng 6 2020

“Một ngày đàng” là một khoảng thời gian mang tính chất tượng trưng. Tương tự như vậy, “một sàng khôn” cũng là một lượng kiến thức ta tiếp nhận được và không thể đem ra cân, đo , đong, đếm. “Một ngày đàng” – “một sàng khôn” – câu tục ngữ mang hai vế đăng đối rất cân xứng nhau, thể hiện sự tăng tiến đồng đều. Cả câu tục ngữ toát lên rằng nếu bản thân càng chịu khó thoát khỏi vỏ bọc chật hẹp, đi ra ngoài thế giới, tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau, sẽ càng có hiểu biết rộng về xã hội xung quanh. Hơn thế nữa “Sàng khôn” còn có ý thể hiện sự chắt lọc, tiếp nhận kiến thức bên ngoài sẽ càng đem lại hiệu quả cao.

7 tháng 8 2016

a, Cặp quan hệ từ : Nếu......Thì

Nghĩa của cặp quan hệ từ:  để thể hiện quan hệ  giả thiết - kết quả

b, Cặp quan hệ từ: Do......Nên

Nghĩa của cặp quan hệ từ:  Thể hiện nguyên nhân - kết quả

c, Cặp quan hệ từ : Tuy......Nhưng

Nghĩa của cặp quan hệ từ:  Thể hiện mối quan hệ tương phản 

d, Cặp quan hệ từ: Mặc dù ...... Nhưng 

Nghĩa của cặp quan hệ từ: Thể hiện mối quan hệ tương phản 

Chúc bạn học tốt!

 

7 tháng 8 2016

sách lớp 5 cũng có đó bạn

   Câu chuyện cảm động về Mẹ khiến ai đọc cũng rơi nước mắt -1Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng...
Đọc tiếp

   Câu chuyện cảm động về Mẹ khiến ai đọc cũng rơi nước mắt -1

Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.

Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh. Người mẹ thì từng mũi kim sợi chỉ may vá đan áo cho con. Ngày tiếp ngày, năm kế năm những tấm bằng khen cứ đắp lên vách tường đất loang lổ của họ. Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới, nhìn đứa con cao nhanh hẳn thì đuôi mắt mẹ cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn mỗi lần cười khi nhìn thấy con nhận phần thưởng.

Nhưng dường như trời không thương mẹ con họ, khi đứa con vừa thi vào trường trung học của huyện thì mẹ bị bệnh phong thấp nặng. Việc đồng áng làm không nổi, có khi cơm ngày hai bữa cũng không đủ ăn. Lúc đó học sinh ở trường trung học mỗi tháng phải nộp 30kg gạo. Đứa con biết mẹ không có khả năng nên nói với mẹ: “Mẹ, con sẽ nghỉ học để giúp mẹ làm ruộng”. Mẹ vò đầu con, âu yếm nói: “Con có lòng thương mẹ như vậy, mẹ rất vui, nhưng không đi học không thể được, yên tâm. Mẹ sanh con mẹ sẽ có cách nuôi con. Con đến trường ghi danh đi, mẹ sẽ mang gạo lên sau. Đứa con ngang bướng cãi lại, không chịu lên trường, người mẹ bực mình tát mạnh lên mặt con, đó là lần đầu tiên 16 tuổi trong đời bị mẹ đánh như vậy.

 

0
12 tháng 11 2021

B

12 tháng 11 2021

B

3 tháng 1 2018

 Câu ca dao này có nghĩa là:nói cho chúng ta biết rằng công ơn dạy dỗ của thầy cô đối với chúng ta rất lớn vì vậy phải  cố gắng học hành ko phụ lòng thầy cô

3 tháng 1 2018

nói cho chúng ta biết rằng công ơn dạy dỗ của thầy cô đối với chúng ta rất lớn vì vậy phải  cố gắng học hành ko phụ lòng thầy cô