Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Điểm giống nhau giữa bài thơ trên với các bài Tự tình (bài 2 – Hồ Xuân Hương) Cảm xúc mùa thu (bài 1 – Đỗ Phủ); Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) là gì?
A. Viết về tình cảm với quê hương
B. Viết về đề tài người phụ nữ
C. Viết về thiên nhiên, mùa thu
D. Làm theo thể thơ Đường luật
Nếu em là khán giả trong buổi chiều được tham gia buổi biểu diễn văn nghệ của những người lính đảo, em sẽ có rất nhiều suy ngẫm. Đầu tiên, em sẽ cảm nhận được sự khắc nghiệt của điều kiện thời tiết và những thiếu thốn vật chất mà người lính đảo phải trải quả. Họ chấp nhận cuộc sống rời xa gia đình để thực hiện sứ mệnh linh thiêng là bảo vệ chủ quyền biển đảo của quê hương mình. Tiếp theo, điều mà em cảm nhận được là tinh thần lạc quan, tinh thần nhiệt huyết tuổi trẻ của những người lính ấy. Họ bất chấp những khó khăn, thiếu thốn, vẫn cùng nhau hát hò sau những giờ làm việc. Đó là bài hát của tuổi trẻ, của tinh thần nhiệt huyết và sự dũng cảm, can trường, và tình yêu biển đảo, phụng sự tổ quốc. Cuối cùng, điều mà em cảm nhận được đó là khâm phục tình yêu dành cho biển đảo và tổ quốc của những người lính trẻ. Với họ, dù trong hoàn cảnh nào, thời điểm nào, bảo vệ biển đảo quê hương và tổ quốc luôn là máu xương, là sứ mệnh thiêng liêng của họ.
Hình ảnh: Người đi xa nhớ lối trở về - tâm trạng buồn, nhớ nhung về quê hương
- Thể hiện qua hình ảnh sinh hoạt hàng ngày: lũ con trai chơi cù; con gái khăn áo; mẹ xôn xao lá, gạo; cha căng cánh nỏ; người già bản làm đu => Bức tranh sinh hoạt hàng ngày vui tươi, rộn ràng, hối hả cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết. Mặc dù đi xa nhưng luôn hướng về làng quê, luôn lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về quê hương của mình.
Những bài thơ viết về đất nước:
Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi
Quê hương – Đỗ Trung Quân
Về làng – Nguyễn Duy
Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
Quê hương – Tế Hanh
Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh
Thơ tình người lính biển – Trần Đăn Khoa
Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên
Những bài thơ đó làm cho ta gợi nhớ nơi mình sinh ra, nơi ta lớn lên, nơi có những thứ quen thuộc gắn bó khăng khít, nơi mà dang đôi tay đón ta, ôm ta, vỗ về ta mỗi khi ta vấp gã, nơi có những kỉ niệm, kí ức về tuổi thơ. Không chỉ giúp ta gợi nhờ mà còn giúp ta tự hào về một đất nước nghìn năm văn hiến, một đất nước phong phú, sống động, đẹp đẽ với muôn màu muôn vẻ, giàu tình yêu thương con người.
Người đi xa họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen. Những người miền Tây Bắc khi đi xa họ luôn mang một nỗi niềm nhớ thương vô bờ bến về quê hương của mình, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.