Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nếu em là khán giả trong buổi chiều được tham gia buổi biểu diễn văn nghệ của những người lính đảo, em sẽ có rất nhiều suy ngẫm. Đầu tiên, em sẽ cảm nhận được sự khắc nghiệt của điều kiện thời tiết và những thiếu thốn vật chất mà người lính đảo phải trải quả. Họ chấp nhận cuộc sống rời xa gia đình để thực hiện sứ mệnh linh thiêng là bảo vệ chủ quyền biển đảo của quê hương mình. Tiếp theo, điều mà em cảm nhận được là tinh thần lạc quan, tinh thần nhiệt huyết tuổi trẻ của những người lính ấy. Họ bất chấp những khó khăn, thiếu thốn, vẫn cùng nhau hát hò sau những giờ làm việc. Đó là bài hát của tuổi trẻ, của tinh thần nhiệt huyết và sự dũng cảm, can trường, và tình yêu biển đảo, phụng sự tổ quốc. Cuối cùng, điều mà em cảm nhận được đó là khâm phục tình yêu dành cho biển đảo và tổ quốc của những người lính trẻ. Với họ, dù trong hoàn cảnh nào, thời điểm nào, bảo vệ biển đảo quê hương và tổ quốc luôn là máu xương, là sứ mệnh thiêng liêng của họ.
Truyện không chủ ý viết về chiến tranh, bom đạn; về những gian khổ, hi sinh của người nữ chiến sĩ ở chiến trường. Truyện tập trung kể về sự hi sinh thầm lặng, bản lĩnh phi thường, phẩm chất tốt đẹp của người nữ thương binh giữa đời thường. Mây, người nữ chiến sĩ quân y Trường Sơn, vốn đã chịu thương tật vì bom đạn, nay trở về quê hương đúng ngày người yêu đi lấy vợ, phải nhận thêm chấn thương tinh thần đau đớn, dai dẳng. Không muốn một người phụ nữ nữa (cô Thanh) phải chịu đau khổ như mình, dì Mây chấp nhận rời xa chú San, lặng lẽ sống nơi lều cỏ bên bến sông Châu. Người phụ nữ ấy không gục ngã vì hai lần đau đớn, vì sự trớ trêu của số phận. Bằng bản lĩnh, nghị lực phi thường, chị đã hoà nhập vào đời sống, sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm mới, sống nghĩa tình, nhân hậu, yêu thương giữa cuộc đời.
Bản lĩnh và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây thật đáng ngưỡng mộ. Cuộc sống hôm nay, tuy không còn chiến tranh, bom đạn, nhưng nghị lực phi thường và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây có sức mạnh cổ vũ mọi người can đảm đối mặt v
Đất nước đau thương: đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều, bát cơm chan đầy nước mắt, đứa đè cổ đứa lột da.
- Bằng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa cánh đồng quê chảy máu đã tố cáo tội ác của giặc.
- Kẻ thù đã hủy hoại cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân ta.
=> Chính tội ác ấy đã làm cho nhân dân ta căm hờn mà quyết tâm đứng dậy đánh cho chúng tan hoang, đánh cho chúng không còn đường chạy.
Cách diễn tả thể hiện của nhà thơ đã cho ta thấy được bộ mắt tàn ác của thực dân, nhưng thứ mà dân ta phải trải qua, những thứ được và mất để đổi được độc lập tự do. Đồng thời cũng tố cáo, lên án những hành vi dã man của bọn chúng qua đó thấy được nội dung tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt.