Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lối nói ví von so sánh thể hiện khát khao yêu đương của Thị Mầu.
“Thầy như táo rụng sân đình
Em như gái rở, đi rình của chua”
+ Cây táo mọc ở sân đình thường cao, sau mùa xuân chín rụng. Vì ít được chăm sóc lại già cỗi nên táo vừa chua, vừa chát.
+ Còn người phụ nữ nghén, người đời gọi là gái rở, thường thèm của chua, thèm đến xót lòng.
=> Người đàn bà ăn dở mà gặp quả táo, hơn nữa lại là rụng mà rụng ở sân đình thì nỗi khát khao thèm muốn càng tăng thêm gấp bội. Nhặt quả táo lên chắc người con gái ăn dở ấy phải nhai nuốt ngấu nghiến.
=> Việc Thị Mầu ví mình như gái rở, ví tiểu Kính như táo rụng sân đình thì hình ảnh vừa thật vừa rõ nét mà vừa dễ hiểu cho người xem.
Nếu ở thời điểm hiện tại, Thúy Vân có thể giải thoát bi kịch bằng cách: sau khi biết chuyện Trần Phương bội tình, Thúy Vân sẽ đến gặp mặt Kim Nham để nói rõ sự tình, không nhất thiết phải cầu xin níu kéo mà ở đây, đến để xin lỗi và xin được tha thứ. Sau đấy, cô sẽ về nhà cha mẹ mình, nói rõ câu chuyện, xin lỗi cha mẹ. Dù sao, lỗi lầm ở đây không thể nói một mình Thúy Vân được. Bố mẹ cô có lỗi sai khi sắp đặt hôn nhân không dựa trên tình cảm của con cái, Kim Nham vô tâm khi không quan tâm đến cảm xúc của vợ mình.
Em thích nhất những câu thơ, hình ảnh: “cành mận bung cánh muốt”, “mẹ xôn xang lá, gạo/ cha căng cánh nỏ/ người già bản làm đu”. Vì hoa mận là dấu hiệu của mùa xuân, loại hoa đặc trưng ở miền Tây Bắc, nó trở nên rất đỗi quen thuộc, gần gũi với mỗi người dân nơi đây. Không những thế nó còn là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mỗi hộ gia đình, công việc của họ diễn ra hối hả, rộn ràng, xôn xang. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên, con người tuyệt đẹp.