K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2020

Hai câu đầu nói lên nỗi nhớ quê:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Anh đi trong văn cảnh, nghĩa là đã đi xa, đã lâu ngày. Anh đi làm thợ, đi lính thú, đi tha hương cầu thực... Nay ở nơi đất khách quê người, năm tháng đã trôi qua, anh mới có nỗi nhớ ấy: nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Ba chữ nhớ diễn tả nỗi nhớ triền miên, day dứt, khôn nguôi. Nhớ quê nhà là nhớ ông bà, mẹ cha, anh chị em; là nhớ mái rạ, hàng cau, mảnh vườn, chiếc áo, luỹ tre; là nhớ đồng lúa xanh, cánh cò
trắng, con diều biếc... nhớ bạn bè tuổi thơ. Bốn tiếng anh nhớ quê nhà thật hàm súc, gợi lên bao nỗi nhớ đầy vơi. Đúng là

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn



 

Bài ca dao sử dụng biện pháp điệp ngữ kết hợp với phép liệt kê. Chữ "nhớ" được điệp lại 5 lần, mỗi lần gắn với một nỗi nhớ về sự vật cụ thể: nhớ quê nhà, nhớ bữa cơm gia đình giản dị, nhớ ai dãi nắng dầm sương, tát nước bên đường. Phép liệt kê khiến nỗi nhớ trở nên sâu sắc và khắc khoải. Bài ca dao cho thấy tình cảm quê hương, tình cảm gia đình sâu nặng. Bài thơ đã bộc bạch đc nỗi lòng của người con xa quê đối với quê hương.

7 tháng 12 2021

anh đi anh nhớ quê nhà

nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương 

nhớ ai dãi nắng dầm sương 

nhớ ai tát nc bên đg hôm nao

7 tháng 12 2021

anh đi anh nhớ quê nhà

nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương 

nhớ ai dãi nắng dầm sương 

nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

bpng : ẩn dụ 

 

 

 

20 tháng 11 2021

Bạn tham khảo dàn ý:

  1. Mở bài

–    Bài Anh đi anh nhớ quê nhà vốn là thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải, sáng tác vào đầu thế kỉ XX, sau được dân gian hóa mà thành ca dao.

–    Nội dung vừa là nỗi nhớ quê hương tha thiết, vừa là lời bày tỏ tình yêu đôi lứa.

   2. Thân bài:

*    Nội dung bài ca dao:

+ Cách hiểu thứ nhất: Nỗi nhớ quê hương của người đi xa:

–    Nhân vật trữ tình (Anh) là người đang sống xa quê, da diết nhớ quê.

–    Nỗi nhớ biểu hiện cụ thể qua: Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, là những món ăn dân dã, quen thuộc hàng ngày của dân quê, gợi hình ảnh những bữa cơm gia đình sum vầy, đầm ấm và ước mong được trở lại quê hương.

–    Nhớ người thân yêu: Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Đại từ phiếm chỉ ai, cấu trúc câu lặp bằng điệp từ đứng đầu: Nhớ ai… Nhớ ai mang đậm nét nghệ thuật dân gian của ca dao, đặc tả nỗi nhớ thương mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, gắn liền với cuộc sống lao động vất vả, lam lũ.

–    Trong câu 4, ai có thể là người con gái mà chàng trai xa quê (Anh) đem lòng yêu mến. Hình ảnh tát nước bên đường gợi liên tưởng đến ý đó vì hay được nhắc đến trong ca dao (Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?…)

–    Tất cả các kỉ niệm thấm đượm ân tình của quê hương kết thành nỗi nhớ mênh mông trong lòng người xa xứ.

+ Cách hiểu thứ hai: Lời bày tỏ tình yêu:

–    Nỗi nhớ nhà, nhớ quê được mượn làm cái cớ để dẫn dắt đến việc bày tỏ tình yêu với cô thôn nữ mà chàng trai thầm yêu trộm nhớ bấy lâu nhưng chưa có dịp ngỏ lời.

–    Đại từ phiếm chỉ ai trong câu 3 và 4 hàm ý chỉ cô gái ấy.

–    Câu 3 và 4 đặt nhân vật (ai) vào hoàn cảnh cụ thể là cuộc sống lao động vất vả (dãi nắng dầm sương) của nông dân ở quê nhà và cảnh tát nước bên đường hôm nao khắc sâu trong tâm tưởng người trai xa quê bời đó là cái mốc khởi đầu cho tình yêu đôi lứa.

–    Nỗi nhớ quê hương, nhớ người yếu hòa làm một nên càng da diết, khắc khoải.

  3.  Kết bài

–    Bài ca dao chỉ có 4 câu với những hình ảnh mộc mạc, dân dã nhưng đã thể hiện sinh động tình cảm gắn bó tha thiết đối với quê hương nên tác động sâu xa tới tâm hồn người đọc.
–    Phải thật sự yêu mến quê hương, đất nước thì tác giả mới sáng tác được bài ca dao bình dị và thấm thía như vậy.

20 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Ca dao tục ngữ nằm trong kho tàng dân gian nước ta. Nó phản ánh ước mơ, những nỗi niềm sâu xa, những tâm tư tình cảm của những người nông dân thời xưa. Ca dao, tục ngữ thường được viết theo thể thơ lục bát vô cùng dễ đọc, dễ nhớ và dễ thuộc, nên được người dân nước ta yêu thích vô cùng.

Bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà” là một bài ca dao ít ỏi mà có tên tác giả sáng tác đó chính là Á Nam Trần Tuấn Khải. Bài thơ này được ông sáng tác đầu thế kỷ XX đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc của người dân lúc đó, và nó vẫn được yêu thích cho tới mãi bây giờ. Cả bài thơ chỉ có vẻn vẹn bốn câu thơ. Nội dung chủ yếu thể hiện sự tương tư nhớ thương của người con trai đối với người con gái mình yêu thương, đối với quê hương thân yêu, khi phải xa quê hương của mình.

Người con trai khi đi xa quê, mới thấy nhớ tới món ăn truyền thống, tuy không phải sơn hà hải vị, chỉ là những món ăn nghèo nàn nhưng chứa chan tình cảm của những người thân thương nơi quê nhà. Người con trai cảm thấy nhớ người phụ nữ của đời mình, với hình ảnh quen thuộc, gần gũi là hình ảnh người phụ  của mình phải chịu nữ dầm sương dãi nắng.

Anh đi anh nhà quê nhà,

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

Hình ảnh món canh rau muống, nấu chua ăn với những quả cà pháo chấm với tương bần do chính tay người mẹ người vợ nấu. Nó chính là những món ăn gắn bó, truyền thống chỉ có ở những con người Việt Nam. Món ăn cổ truyền này chính là một phần linh hồn của dân tộc ta.

Người con trai khi sống cảnh xa quê, xa nhà, khi hoàng hôn buông xuống nhìn thấy những ánh đèn sáng lên bên những gia đình mà người thân sum vầy bên nhau. Trong lòng người con trai chợt nhói lên nỗi nhớ tới gia đình mình, với những bữa cơm giản dị, đầm ấm chứa chan tình cảm yêu thương. Tuy nghèo về vật chất nhưng giàu có tâm hồn.

Trong hai câu thơ tiếp theo người con trai thể hiện nỗi nhớ nhung của mình với người con gái mình thương yêu:

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Trong hai câu thơ này ta thấy hình ảnh người con gái hiện lên tần tảo, khuya sớm vất vả, một nắng hai sương. Thể hiện cho hình ảnh của người con gái cần cù chăm chỉ lao động. Thể hiện cho vẻ đẹp tâm hồn cao quý.

Người phụ nữ đó đẹp trong sự lam lũ của mình. Người phụ nữ chịu khó thương chồng thương con, mà không kể nhọc nhằn mưa nắng, ngày đêm chăm chỉ làm việc, tạo ra thật nhiều của cải vật chất để người đàn ông của gia đình, người chồng yên tâm lên đường đi xa học hành, làm ăn.

Hình ảnh người phụ nữ trở nên đẹp hơn bao giờ hết, bởi người phụ nữ đẹp nhất là khi họ hy sinh vì người khác. Người phụ đẹp bởi trong tim người đàn ông luôn chứa hình bóng họ với những yêu thương, trân trọng. Người đàn ông luôn cảm thấy biết ơn sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ của mình.

Hình ảnh người con gái tát nước bên đường là hình ảnh vô cùng quen thuộc của những cô gái Bắc Bộ, khi mùa vụ tới. Hình ảnh này gợi lên trong lòng người nghe, người đọc nhiều cảm xúc thân thương, gần gũi, yêu mến hơn những hy sinh vất vả của những người mẹ, người chị đã phải trải qua.

Bài ca dao để lại những ấn tượng vô cùng sâu sắc khiến người đọc thấm thía, về những tình cảm gắn bó, với gia đình yêu thương. Nó thể hiện nỗi nhớ nhung của người đi xa dành cho những người ở lại quê nhà.

22 tháng 12 2021

B

2 tháng 11 2021

1. Câu lục : 6 tiếng ; câu bát : 8 tiếng

4. Xét về tiếng thứ 6 của dòng lục ( nhà , sương ) và tiếng thứ 6 của dòng bát ( cà , đường ) :

Tiếng thứ 6 của dòng lục vần với tiếng thứ 6 của dòng bát

( nhà - cà ; sương - đường )

Xét về tiếng thứ 8 của dòng bát ( tương ) và tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo ( sương )

Tiếng thứ 8 của dòng bát vần với tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo 

( tương - sương )

10 tháng 11 2021

Em tham khảo dàn ý:

  1. Mở bài

–    Bài Anh đi anh nhớ quê nhà vốn là thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải, sáng tác vào đầu thế kỉ XX, sau được dân gian hóa mà thành ca dao.

–    Nội dung vừa là nỗi nhớ quê hương tha thiết, vừa là lời bày tỏ tình yêu đôi lứa.

   2. Thân bài:

*    Nội dung bài ca dao:

+ Cách hiểu thứ nhất: Nỗi nhớ quê hương của người đi xa:

–    Nhân vật trữ tình (Anh) là người đang sống xa quê, da diết nhớ quê.

–    Nỗi nhớ biểu hiện cụ thể qua: Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, là những món ăn dân dã, quen thuộc hàng ngày của dân quê, gợi hình ảnh những bữa cơm gia đình sum vầy, đầm ấm và ước mong được trở lại quê hương.

–    Nhớ người thân yêu: Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Đại từ phiếm chỉ ai, cấu trúc câu lặp bằng điệp từ đứng đầu: Nhớ ai… Nhớ ai mang đậm nét nghệ thuật dân gian của ca dao, đặc tả nỗi nhớ thương mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, gắn liền với cuộc sống lao động vất vả, lam lũ.

–    Trong câu 4, ai có thể là người con gái mà chàng trai xa quê (Anh) đem lòng yêu mến. Hình ảnh tát nước bên đường gợi liên tưởng đến ý đó vì hay được nhắc đến trong ca dao (Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?…)

–    Tất cả các kỉ niệm thấm đượm ân tình của quê hương kết thành nỗi nhớ mênh mông trong lòng người xa xứ.

+ Cách hiểu thứ hai: Lời bày tỏ tình yêu:

–    Nỗi nhớ nhà, nhớ quê được mượn làm cái cớ để dẫn dắt đến việc bày tỏ tình yêu với cô thôn nữ mà chàng trai thầm yêu trộm nhớ bấy lâu nhưng chưa có dịp ngỏ lời.

–    Đại từ phiếm chỉ ai trong câu 3 và 4 hàm ý chỉ cô gái ấy.

–    Câu 3 và 4 đặt nhân vật (ai) vào hoàn cảnh cụ thể là cuộc sống lao động vất vả (dãi nắng dầm sương) của nông dân ở quê nhà và cảnh tát nước bên đường hôm nao khắc sâu trong tâm tưởng người trai xa quê bời đó là cái mốc khởi đầu cho tình yêu đôi lứa.

–    Nỗi nhớ quê hương, nhớ người yếu hòa làm một nên càng da diết, khắc khoải.

  3.  Kết bài

–    Bài ca dao chỉ có 4 câu với những hình ảnh mộc mạc, dân dã nhưng đã thể hiện sinh động tình cảm gắn bó tha thiết đối với quê hương nên tác động sâu xa tới tâm hồn người đọc.
–    Phải thật sự yêu mến quê hương, đất nước thì tác giả mới sáng tác được bài ca dao bình dị và thấm thía như vậy.

6 tháng 12 2021

Giúp mềnh vssssss TvT

6 tháng 12 2021

Giúp mình đi mà
Plssssssss