Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trước Cách mạng tháng tám 1945, đất nước phong kiến, người đứng đầu nhà nước xưng “trẫm” với bề tôi, kẻ dưới
Việc Bác, chủ tịch nước, người đứng đầu nước Việt Nam mới xưng “tôi” gọi nhân dân là “đồng bào”
→ Người nghe cảm giác gần gũi người nói với người nghe
- Trong đoạn chỉ có một lời dẫn trực tiếp là phần lời thoại (được thể hiện bằng những gạch đầu dòng)
- Lời dẫn gián tiếp đặt sau dấu hai chấm
- Các phần in đậm còn lại là lời kể, không phải lời dẫn
- Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ để thông báo cho người đọc biết những ý nghĩ, suy đoán khi không chắc chắn
1. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.
2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản (0,5 điểm)
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu (0,5 điểm)
3. Ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà
- Chiếc lược ngà ở đây được lựa chọn làm tên nhan đề tác phẩm. Câu chuyện cảm động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu được trong hoàn cảnh chiến tranh đã làm rõ tư tưởng của tác phẩm (0,5 điểm)
- Nêu tóm tắt lại nội dung câu chuyện, trước khi trở về mặt trận ông Sáu hứa tặng bé Thu chiếc lược ngà (0,25 điểm)
- Chiếc lược ngà là tất cả tình cảm, sự yêu thương và hối hận của ông Sáu dành cho con “Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” (0,25 điểm)
- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh.
- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh. Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình thương con, chăm sóc cho con, nỗi nhớ mong con gái của ông Sáu (0,25 điểm)
- Ông Sáu hi sinh vẫn không kịp trao tận tay con chiếc lược ngà, đây là chi tiết gây xúc động trong lòng người đọc, cũng mang giá trị tố cáo chiến tranh chia cắt tình thân, gây ra nhiều đau đớn. (0,25 điểm)
→ Chiếc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình phụ tử, và để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. (0,5 điểm)
- Trình bày sáng rõ, bố cục khoa học, không mắc lỗi chính tả (0,5 điểm)
Đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nửa chừng, Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi: - Tôi nói, đồng bào nghe rõ không? . Một triệu con người cùng đáp , tiếng dậy vang như sấm : - Co....o...ó! - từ giây phút đó , bác cùng với cả biển người đã hòa làm một ....
a, Tác động đặc biệt trong câu nói Tôi nói, đồng bào nghe rõ không? Chính là tạo nên sự gần gũi giữa Bác Hồ với mọi người dân Việt Nam. Câu nói xua tan đi khoảng cách giữa một vị Chủ tịch nước vĩ đại với người dân bình thường, đồng thời càng làm tăng thêm sự yêu mến, kính trọng của muôn triệu trái tim con người Việt nam dành cho Bác ~ Một vĩ nhân của cả dân tộc mà lại thật gần gũi, giản dị.
Từ đây, chúng ta có thể rút ra cho mình một bài học vô cùng quý báu trong giao tiếp, ứng xử với mọi người sao cho tế nhị, lịch sự, biết tôn trọng người nghe đồng thời tạo nên sự thân thiện, hòa đồng với người khác.
b, Các từ hán Việt là
* Tuyên ngôn là sự tuyên bố mang tính chất cương lĩnh, chính trị.
* Đôc lập là đứng một mình, không phụ thuộc vào ai.
c, Một triệu con người cùng đáp , tiếng dậy vang như sấm sử dụng biện pháp tu từ so sánh giữa tiếng dậy với sấm.
Biện pháp tu từ so sánh ở đây muốn nhấn mạnh sức mạnh của muôn triệu con người Việt nam khi nghe bản tuyên ngôn độc lập của Bác. Đó còn là sự đoàn kết, thống nhất thành khối của cả dân tộc, khẳng định tinh thần đấu tranh, bất khuất, kiên cường của tất cả những trái tim yêu nước vì sự tự do, hòa bình.