Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi tập: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn nhất Việt Nam thế kỉ XVI với những sáng tác ghi dấu mốc lớn trên con đường phát triển lịch sử văn học. Bạch vân quốc ngữ thi tập là tập thơ Nôm nổi tiếng của ông.
- Giới thiệu bài thơ Nhàn (xuất sứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung): là bài thơ Nôm số 73 trong tập Bạch vân quốc ngữ thi tập, làm khi tác giả cáo quan về ở ẩn, nói về cuộc sống thanh nhàn nơi thôn dã và triết lí sống của tác giả.
II. Thân bài1. Hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Mai, quốc, cần câu: Là những dụng cụ lao động cần thiết, quen thuộc của người nông dân.
- Phép liệt kê kết hợp với số từ “một”: Gợi hình ảnh người nông dân đang điểm lại công cụ làm việc của mình và mọi thứ đã sẵn sàng.
- Nhịp thơ 2-2-3 thong thả đều đặn
→ Cuộc sống ở quê nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó với công việc nặng nhọc, vất vả, lam lũ của một lão canh điền. Nhưng tác giả rất yêu và tự hào về thú vui điền viên ấy
- Trạng thái “thơ thẩn”: chăm chú vào công việc, tỉ mẩn
→ Tâm trạng hài lòng, vui vẻ cùng trạng thái ung dung, tự tại của nhà thơ.
- Cụm từ phủ định “dầu ai vui thú nào”: Phủ nhận những thú vui mà người đời thường hay theo đuổi.
⇒ Hai câu thơ khái quát hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà vất vả, lam lũ, mệt nhọc nhưng tâm hồn lúc nào cũng thư thái, thanh thản.
⇒ Tâm thế ung dung, tự tại, triết lí sống nhàn của ẩn sĩ “nhàn tâm”.
2. Hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Nghệ thuật đối: ta – người, dại – khôn: Nhấn mạnh quan niệm sống mang tính triết lí, thâm trầm của nhà thơ.
- Nghệ thuật ẩn dụ:
+ “Nơi vắng vẻ”: Tượng trưng cho chốn yên tĩnh, thưa người,nhịp sống yên bình, êm ả. Ở đây ngụ ý chỉ chốn quê nhà
+ “Chốn lao xao”: Tượng trưng cho chốn ồn ào, đông đúc huyên náo, tấp nập, cuộc sống xô bồ, bon chen, giành giật, đố kị. Ở đây chỉ chốn quan trường.
- Cách nói ngược: Ta dại – người khôn:
+ Ban đầu có vẻ hợp lí vì ở chốn quan trường mới đem lại cho con người tiền tài danh vọng, còn ở thôn dã cuộc sống vất vả, cực khổ.
+ Tuy nhiên, dại thực chất là khôn bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản. Khôn thực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được sống là chính mình
⇒ Thể hiện quan niệm sống “lánh đục về trong” của Nguyễn Bỉnh Khiêm
⇒ Thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen của thiên hạ.
3. Hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.
- Sự xuất hiện của bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
- Cuộc sống gắn bó, hài hòa với tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Việc ăn uống: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.
- Là những món ăn thôn quê dân giã, giản dị thanh đạm và có nguồn gốc tự nhiên, tự cung tự cấp
- Chuyện sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
- Thói quen sinh hoạt tự nhiên, thoải mái, có sự giao hòa, quấn quýt giữa con người với thiên nhiên.
- Cách ngắt nhịp 4/3 nhịp nhàng, kết hợp với cách điệp cấu trúc câu.
→ Gợi sự tuần hoàn, nhịp nhàng thư thái, thong thả.
⇒ Hai câu thơ miêu tả bức tranh bốn mùa có cả cảnh đẹp, cả cảnh sinh hoạt của con người
⇒ Sự hài lòng về cuộc sống đạm bạc, giản dị, hòa hợp với tự thiên mà vẫn thanh cao, tự do thoải mái của Nguyễn Bỉnh Kiêm.
4. Hai câu kết: Triết lí sống nhàn
- Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao
→ Thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm.
- Động từ “nhìn xem”: Tô đậm thế đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Bỉnh Khiêm
⇒ Triết lí sống Nhàn: Biết từ bỏ những thứ vinh hoa phù phiếm vì đó chỉ là một giấc mông, khi con người nhắm mắt xuôi tay mọi thứ trử nên vô nghĩa, chỉ có tâm hồn, nhân cách mới tồn tại mãi mãi.
⇒ Thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Coi khinh danh lợi, cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng.
5. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, dễ cảm
- Cách kể, tả tự nhiên, gần gũi
- Các biện pháp tu từ: Liệt kê, đối lập, điển tích điển cố.
- Nhịp thơ chậm, nhẹ nhàng, hóm hỉnh
III. Kết bài- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nhàn
- Thể hiện những cảm nhận của mình về bài thơ: Là bài thơ hay, giàu ý nghĩa.
1. Hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Mai, cuốc, cần câu: Là những dụng cụ lao động cần thiết, quen thuộc của người nông dân.
- Phép liệt kê kết hợp với số từ “một”: Gợi hình ảnh người nông dân đang điểm lại công cụ làm việc của mình và mọi thứ đã sẵn sàng.
- Nhịp thơ 2-2-3 thong thả đều đặn
→ Cuộc sống ở quê nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó với công việc nặng nhọc, vất vả, lam lũ của một lão canh điền. Nhưng tác giả rất yêu và tự hào về thú vui điền viên ấy.
- Trạng thái “thơ thẩn”: chăm chú vào công việc, tỉ mẩn
→ Tâm trạng hài lòng, vui vẻ cùng trạng thái ung dung, tự tại của nhà thơ.
- Cụm từ phủ định “dầu ai vui thú nào”: Phủ nhận những thú vui mà người đời thường hay theo đuổi.
⇒ Hai câu thơ khái quát hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà vất vả, lam lũ, mệt nhọc nhưng tâm hồn lúc nào cũng thư thái, thanh thản.
⇒ Tâm thế ung dung, tự tại, triết lí sống nhàn của ẩn sĩ “nhàn tâm”.
2. Hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Nghệ thuật đối: ta – người, dại – khôn: Nhấn mạnh quan niệm sống mang tính triết lí, thâm trầm của nhà thơ.
- Nghệ thuật ẩn dụ:
+ “Nơi vắng vẻ”: Tượng trưng cho chốn yên tĩnh, thưa người, nhịp sống yên bình, êm ả. Ở đây ngụ ý chỉ chốn quê nhà
+ “Chốn lao xao”: Tượng trưng cho chốn ồn ào, đông đúc huyên náo, tấp nập, cuộc sống xô bồ, bon chen, giành giật, đố kị. Ở đây chỉ chốn quan trường.
- Cách nói ngược: Ta dại – người khôn:
+ Ban đầu có vẻ hợp lí vì ở chốn quan trường mới đem lại cho con người tiền tài danh vọng, còn ở thôn dã cuộc sống vất vả, cực khổ.
+ Tuy nhiên, dại thực chất là khôn bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản. Khôn thực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được sống là chính mình
⇒ Thể hiện quan niệm sống “lánh đục về trong” của Nguyễn Bỉnh Khiêm
⇒ Thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen của thiên hạ.
3. Hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.
- Sự xuất hiện của bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
- Cuộc sống gắn bó, hài hòa với tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Việc ăn uống: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.
- Là những món ăn thôn quê dân giã, giản dị thanh đạm và có nguồn gốc tự nhiên, tự cung tự cấp
- Chuyện sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
- Thói quen sinh hoạt tự nhiên, thoải mái, có sự giao hòa, quấn quýt giữa con người với thiên nhiên.
- Cách ngắt nhịp 4/3 nhịp nhàng, kết hợp với cách điệp cấu trúc câu.
→ Gợi sự tuần hoàn, nhịp nhàng thư thái, thong thả.
⇒ Hai câu thơ miêu tả bức tranh bốn mùa có cả cảnh đẹp, cả cảnh sinh hoạt của con người
⇒ Sự hài lòng về cuộc sống đạm bạc, giản dị, hòa hợp với tự thiên mà vẫn thanh cao, tự do thoải mái của Nguyễn Bỉnh Kiêm.
4. Hai câu kết: Triết lí sống nhàn
- Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao
→ Thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm.
- Động từ “nhìn xem”: Tô đậm thế đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Bỉnh Khiêm
⇒ Triết lí sống Nhàn: Biết từ bỏ những thứ vinh hoa phù phiếm vì đó chỉ là một giấc mộng, khi con người nhắm mắt xuôi tay mọi thứ trở nên vô nghĩa, chỉ có tâm hồn, nhân cách mới tồn tại mãi mãi.
⇒ Thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Coi khinh danh lợi, cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng.
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ai cũng sẽ có riêng cho mình những khoảnh khắc khó quên của cuộc đời. Và đối với tôi cũng vậy, những ngày tháng chia tay với mái trường cũ để bước vào ngôi trường mới – một cánh cửa mới của cuộc đời thật sự là giây phút khó quên.
Chia tay với chiếc khăn quàng đỏ, với ngôi trường THCS, ngưỡng cửa trường THPT đã đến, một cảm giác bồi hồi, mới lạ tràn về trong tôi: Tôi ngỡ như mình được trở về với những ngày đầu bước vào lớp 1, ngỡ như những ngày đầu bước vào cánh cổng trường THCS. Cái cảm giác ấy vẫn khó tả như ngày nào!
Tháng 8 - tháng giao mùa từ cuối hạ đến đầu thu - tháng mà những chùm phượng vĩ chỉ còn thưa thớt vài nhánh nở muộn và cũng là tháng đầu tiên tôi bước vào trường THPT với những bài học đầu tiên.
Cánh cửa THPT đã mở ra sau ba tháng hè ôn luyện. Nơi đây với tôi xa lạ hoàn toàn. Mọi thứ quả thật đều rất mới từ quang cảnh, ngôi trường và cả những con người: trường mới, bạn mới, thày cô mới, cách học mới và cả một môi trường mới, thế nhưng tất cả lại lưu lại cho tôi những kí ức đẹp về buổi đầu. Tôi sẽ phải thích nghi dần, làm quen dần vì ba năm ở đây gần như sẽ quyết định cuộc đời tôi. Đây sẽ là quãng đường thật sự gian nan thử thách.
Ngày đầu tiên đến trường đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái, theo sự thông báo của nhà trường tôi đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết. Nhưng trong lòng tôi vẫn cứ xôn xao một cảm xúc khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới.Trong những năm học trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,… in đậm bao kỉ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa trường THPT- một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang với không gian thoáng đãng. Từ cổng trường dẫn vào các dãy nhà ba tầng uy nghi là con đường trải bê tông nhẵn nhụi. Nào là hàng cây, cột cờ, phòng học,… thu vào tầm mắt tôi khiến lòng tôi dấy lên bao cảm xúc ngỡ ngàng và vui sướng.
Sau đó, chúng tôi được phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao mình có thể học cùng với các bạn cũ. Nhưng trong lớp tôi hoàn toàn là những người bạn xa lạ. “Nhưng dần dần mình cũng sẽ quen với các bạn ấy thôi”- tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp. Hình ảnh của cô làm tôi nhớ về cô giáo chủ nhiệm hồi lớp 9. Vẫn dàng người thon thả, đôi mắt hiền từ. Chính hình ảnh đó của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng. Những lời đầu tiên cô nói là những lời dạy bảo ân cần về ý thức trách nhiềm đối với bản thân, với trường, với lớp trong học tập cũng như rèn luyện trong những năm học THPT. Đó là bài học đầu tiên tôi nhận được ở ngôi trường mới này.
Ấn tượng nhất trong lòng tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục áo trắng quần sẫm màu, tôi ra dáng là một nữ sinh THPT thực sự. Tôi cảm thấy mình như người lớn hẳn lên. Tiếng trống trường do thày hiệu trưởng gióng lên như vội vã thúc giục chúng tôi học thật tốt. Tôi biết từ lúc đó tôi đã chính thức hòa nhập vào môi trường mới.
Trước đây khi còn nhỏ, tôi đã từng mơ ước được trở thành học sinh THPT, giờ đây ước mơ ấy đã thành hiện thực. Được mặc đồng phục mới mà trước đây tôi chưa từng mặc, ngồi gần những người bạn mới mà trướcđây tôi chưa từng quen và học những thày cô giáo mà bây giờ tôi mới biết đến. Khi giấc mơ bé nhỏ đã thành hiện thực thì trong tôi lại nhen nhóm, ấp ủ những ước mơ hoài bão lớn hơn( tốt nghiệp THPT, thi đỗ đại học …). Những cảm xúc khó tả lại trào dâng xen lẫn niềm vui nhưng hòa vào đó là nỗi nhớ. Vui vì tôi đã như trưởng thành hơn và biết thêm được nhiều điều mới mẻ từ những bài học mới, thày cô mới, những người bạn mới…. Những hình ảnh thày cũ, trường xưa cứ dâng trào trong tôi, và cả những lời khuyên, những lời chúc chân thành của mọi người dành cho tôi vào ngày thi THPT.
Nhưng thời gian có bao giờ dừng lại, nó sẽ lặng lẽ trôi, trôi mãi không bao giờ ngừng. Và tôi sẽ phải cố gắng để nắm giữ từng giây từng phút ấy. Phải biết tận dụng quãng thời gian 3 năm tuy ít ỏi nhưng vô cùng quan trọng để phấn đấu. Được học trong một ngôi trường THPT có bề dày truyền thống và thành tích, bản thân tôi có biết bao niềm vui sướng và tự hào xen lẫn cả nỗi lo lắng. Nhưng điều quan trọng đối với tôi lúc này là tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện tốt sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.
Ngôi trường này- Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm- là nơi tôi chỉ “dừng chân” lại ba năm học- ba năm tuy không phải là quãng thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng tôi lưu giữ những kỉ niệm đẹp về ngôi trường này, về những người bạn và thày cô nơi đây. Và có lẽ sẽ không bao giờ tôi quên được những ngày này- những ngày đầu tiên tôi bước vào trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - những ngày giữa tháng 8 êm dịu.
cậu tham khảo bài văn này nha
Văn học trung đại luôn là mốc son chói lọi của văn học nước nhà. Một trong những cảm hứng lớn xuyên suốt nền văn học trung đại chính là cảm hứng yêu nước. Trong hai bài thơ ''Tỏ lòng'' của Phạm Ngũ Lão và ''Cảnh ngày hè'' của Nguyễn Trãi, ta thấy được rất rõ cảm hứng yêu nước trong tác giả.
Trong ''Tỏ lòng'', cảm hứng yêu nước gắn liền với hào khí quân đội nhân dân thời Trần và trách nhiệm của trang nam nhi với vận mệnh dân tộc:
''Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu''
Lời thơ mang theo tầm vóc, khí thế trong con người của thời đại. Hình ảnh “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” là cách nói ẩn dụ ước lệ gợi ra cho ta khí thế dũng mãnh, kiên cường của quân đội thời Trần. Cụm từ ‟ khí thôn ngưu” được hiểu là khí thế của đội quân ra trận sôi sục và thậm chí át cả sao ngưu. Câu thơ mang theo bao tình cảm tự hào của nhà thơ với quân đội, hào khí của nhân dân Đại Việt. Hình ảnh con người thời Trần cũng vì thế mà đẹp hơn trên trang thơ. Người tráng sĩ là kết tinh của vẻ đẹp dân tộc, vẻ đẹp thời đại.
Từ tư thế hiên ngang dũng mãnh của cả một thời đại mà con người thức tỉnh mình trong những ý thức, trách nhiệm với quốc gia, dân tộc:
''Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu''
Người quân tử trong xã hội phong kiên đương thời luôn mang trong mình nợ công danh. Đó cũng là quan điểm của Nho gia. Hùng tâm tráng chí trong lòng người tráng sĩ là niềm khát khao đáng giặc bảo vệ bờ cõi. Nợ công danh chưa trả hết nên trong thâm tâm nhân vật là sự “luống thẹn” khi nghe chuyện Vũ Hầu xưa: “Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”. Đó quả là cái thẹn cao cả, là cái thẹn lớn lao, đáng trân trọng của một bậc đại trượng phu vì dân, vì nước.
Cảm hứng yêu nước được tiếp nối trong ''Cảnh ngày hè'' cách sau đó mấy thế kỉ. Yêu nước trong Nguyễn Trãi là yêu thiên nhiên, là ước mong về một cuộc sống đủ đầy cho nhân dân. Bức tranh thiên nhiên c được Nguyễn Trãi vẽ bằng tình cảm chân thành, thắm thiết. Những cảnh vật gần gũi, quen thuộc của mùa hè: Lá hòe, hoa thạch lựu, hoa sen được thi vị hóa trong thơ Nguyễn Trãi đem đến vô vàn những cảm nhận trong lòng người. Tác giả đã sử dụng những gam màu nóng để miêu tả cảnh vật và mang vào đó sự hồi sinh, sức sống của cảnh vật. Động từ mạnh “phun”, đùn đùn” đã vô cùng thành công diễn tả sự căng tràn của cảnh vật. Ta thấy hiện lên trong bức tranh ấy là con người vô cùng yêu, say mê cảnh sắc thiên nhiên và cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả giác quan, hưởng trọn cái đẹp thiên nhiên.
Bức tranh cuộc sống sôi động với chợ cá, làng ngư phủ, lầu tịch dương giúp ta thấy được cái nhạy bén và sự gần gũi của thi nhân với cảnh vật. Những từ láy tượng thanh “lao xao”, “dắng dỏi” kết hợp với phép đảo trật tự cú pháp đã nhấn mạnh âm thanh sôi động của cuộc sống với sức sống căng tràn làm lòng người xốn xang.
Chân dung nhà thơ, chân dung yêu nước nồng nàn, tha thiết còn được thể hiện rõ trong những câu sau. Nếu mở đầu bài thơ là sự rảnh rỗi thì đến đây ta hiểu nhà thơ thân nhàn mà tâm không nhàn. Điển tích điển cố “Ngu cầm” đã gợi về triều đại vua Nghiêu Thuấn với nền thái bình. Và niềm vui sướng, hạnh phúc của Nguyễn Trãi chính là được sống cống hiến cho nhan dân, để nhân dân được hưởng hạnh phúc.
Cả hai bài thơ đều là những vần thơ độc đáo thể hiện tình yêu nước nồng nàn, lớn lao trong mỗi tác giả. Cảm hứng yêu nước ấy đã mở ra tình yêu lớn lao để không chỉ là quá khứ kia đẹp tươi mà nhân dân hiện nay cũng thêm ý thức, trách nhiệm với tình yêu nước nồng nàn.
Chúc cậu học tốt
Bác nhớ miền nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha
Miền Nam luôn là nỗi day dứt, niềm nhớ thương khôn nguôi của Bà Hồ và ước mong gặp vị cha già dân tộc cũng là khát vọng thường trực trong tâm hồn những người con miền Nam.
Viếng lăng Bác là bài thơ của Viễn Phương nói lên tiếng lòng của hàng triệu triệu trái tim miền Nam đối với Bác đồng thời thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ dành cho Người - vị cha già dân tộc.
Bài thơ được sáng tác trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình lăng chủ tịch được hoàn thành, đồng bào miền nam được thỏa ước mong bấy lâu được ra thăm lăng Bác. Vì vậy, ngay từ dòng thơ đầu tiên, tác giả đã nghẹn ngào thốt lên:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
Câu thơ giản dị như một lời thông báo nhưng lại ẩn chứa bao niềm cảm xúc sâu lắng của người con miền Nam, sau bao năm tháng đợi chờ mong mỏi nay đã thỏa nguyện ra thăm lăng Bác.
Tiếng "con" đầu câu thơ vang lên ấm áp, thân thương biết bao. Bác gần gũi, thân thiết lắm với những con dân đất Việt, như một vị cho già dân tộc.
"con ở miền Nam" mấy tiếng bao hàm cả nổi đau và niềm tự hào sâu sắc. Miền Nam của nỗi đau chia cắt, miền Nam đi trước về sau, gian khổ và anh hùng đã chiến thắng kẻ thù hung bạo để về sum họp một nhà với cả nước thân yêu!
Mong một lần được nhìn thấy Bác cho thỏa nỗi nhớ mong, nhưng thật đau xót, Bác không còn. Vì vậy, từ "thăm" tác giả thay cho từ "viếng" không chỉ là cách nói giảm nói tránh để với bớt cảm giác đau buồn, xót xa mà còn là một sự khẳng định sự sống bất diệt của Hồ Chí Minh - người sống mãi trong lòng miền nam.
Trong dòng cảm xúc dâng trào ấy, hình ảnh đầu tiên là hàng tre đứng hiên ngang mang tới ấn tượng cho người viến thăm:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Thán từ "ôi" cất lên như dòng cảm xúc ngỡ ngàng, trào dâng trong lòng nhà thơ. Tính từ "xanh xanh", "bát ngát" gợi sự trải dài ngút ngàn của hàng tre bên lăng. Hình ảnh cây tre vốn là biểu tượng cho sự bất khuất, kiên cường cho tấm lòng ngay thẳng, kiên trung.
Cây tre mang những phẩm chất của con người, tổ quốc ta: dẻo dai, kiên cường bất khuất. Và Bác chính là sự hội tụ của tất cả những gì cao đẹp nhất của phẩm cách Việt Nam, là sự sống bát ngát luôn xanh màu, là tâm thế kiên cường "đứng thẳng hàng" để chống chọi với "bão táp mưa sa".
Hàng tre ấy đang đứng bên Bác như người lính kiên trung canh giữ giấc ngủ bình yên của Người.
Cảm xúc dân trào theo bước chân đi tới, nhà thơ đã ghi nhận lại khi bước vào lăng:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Câu thơ tạo hiệu ứng thẩm mĩ đặc biệt trước hết với sự kết hợp tài tình giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sánh đôi với nhau. Từ hình ảnh mặt trời, của thiên nhiên, vũ trụ soi sáng và mang lại sự sống cho muôn loài, Viễn Phương liên tưởng đến một mặt trời ẩn dụ trong lăng là Bác Hồ.
Bác đã mang ánh sáng cách mạng đến cho dân tộc. Bác đã dẫn lối, chỉ đường cho đất nước đi qua bao thăng trầm lịch sử.
Chỉ ví Bác như mặt trời thôi thì chưa đủ mà cần phải nhấn mạnh đặc tính nổi bật nhất của cài vầng sáng thiêng liêng ấy: rất đỏ và nguồn nóng mà sẽ có lúc bị đêm đen bao phủ. Nhưng mặt trời Bác Hồ thì vĩnh cửu, trường tồn mãi là nguồn sống, là ánh sáng soi đường cho dân tộc Việt Nam. Vì vậy mà con cháu của Bác luôn thành kính dâng lên
Người tình yêu chân thành nhất:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Như mặt trời thiên nhiên, ngày ngày dòng người cũng đi qua trên lăng, trong niềm thương nỗi nhớ sâu đậm. Điệp từ "ngày ngày" khẳng định thời gian vĩnh cửu, cháy trôi hình ảnh " dòng người ... nhớ" kết những tràng hoa tươi thắm , với hương thơm ngát kính dâng Người - dâng lên 79 mùa xuân.
Hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng được tác giả sử dụng độc đáo. Con Người vĩ đại ấy đã sống trọn vẹn một cuộc đười đẹp như những mùa xuân tươi thắm và làm nên những mùa xuân bát ngát cho đất nước, chho con người Việt Nam. Ta nhận ra trong đó bao sự thành kính, trân trọng của một người con đối vợi vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc và niềm biết ơn, thành kính ấy chuyển thành nỗi xúc động nghẹn ngào khi tác giả thấy:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Bác đang bình yên trong giấc ngủ êm đềm. Sự bình yên của Bác là sự bình yên của một vị lãnh tụ suốt đười lo cho dân tộc, đã có thể an lòng trước sự vững vàng của đất nước.
Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi liên tưởng thú vị tới "vầng trăng sáng dịu hiền". Trăng là tri kỉ của Bác, đã cùng Người gắn bó, san sẻ, từ những ngày trong lao tù hay giữa cảnh khuya, bàn bạc việc quân nhưng chưa bao giờ Bác được thảnh thơi ngắm trăng.
Chỉ bây giờ khi đã nằm trong giấc ngủ bình yên Người mới đến với trăng vẹn tâm tình. Trăng dịu hiền soi sáng hình ảnh Bác nhưng vầng trăng ấy còn là tình cảm tha thiết, sâu nặng của con dân Việt Nam dệt nên để nhẹ nhàng canh giấc ngủ ngàn thu của Người.
Tác giả sử dụng hình ảnh của vũ trụ để so sánh với Bác thể hiện sự trường tồn vĩnh cửu và tình yêu, lòng thành kính của mình đối với Bác. Dù là như thế nhưng nhà thơ vẫn cảm thấy đau xót trước sự thật Bác đã ra đi.
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Lí trí và tình cảm có sự đối lập ới nhau, vẫn biết Bác còn sống mãi trong trái tim và trí óc con dân nhưng nhà thơ vẫn đau đớn, xót xa khi nghĩ đến sự thật là Bác đã ra đi
Gặp được Bác, thỏa được ước nguyện bấy lâu nhưng niềm hạnh phúc nỗi bồi hồi xúc động chưa kịp nguôi thì đến giờ phút chia li.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
Nếu mở đầu bằng chi tiết "con ở miền nam ra thăm Bác" thì hết thúc lại bằng: "mai về miền nam thương trào nước mắt" . Đây là giờ phút chia tay với Bác, tâm trạng của nhà thơ đầy niềm cảm thương xen lẫn bùi ngùi, lưu luyến.
Tình thương xót dồn nén giữa tâm hồn làm nảy sinh bao ước muons: "muốn làm con chim", "muốn làm đóa hoa" và đặc biệt là làm "cây tre trung hiếu" để canh giấc ngủ của Bác.
Điệp ngữ 3 lần "muốn làm" để thể hiện dòng khát khao mãnh liệt của nhà thơ muốn gần Bác mãi mãi.
Bằng tất cả tình yêu thương chân thành, Viễn Phương gợi hết những cảm xúc của mình qua những vần thơ. Thể hiện cảm xúc chân thành, ước nguyện giản đơn, lòng tôn kính đối với Bác. Rất nhiều năm tháng đã trôi qua, nhưng mỗi thế hệ con người Việt Nam khi đọc lại bài thơ "viếng lăng Bác" này đề có những khung bậc cảm xúc khác nhau, đón nhận vào tâm hồn mình một ánh sáng, tư tưởng, đồng thời cũng thấy vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tỏa ra từ chính tâm hồn, tri thức và trái tim của Bác.
mở bài và kết bài bạn có thể tự làm nha:
đoạn 2 của Chiếu dời đô là tác giả dành để nói về lợi thế của thành Đại La
ở đoạn 2 này tác giả đã đưa ra những dẫn chứng thuyết phục việc dời thành là điều đúng đắn .
tác giả lập luận chặt chẽ , sử dụng những câu văn biền ngẫu ,cân xứng đã cho dân biết rõ ý định, mong muốn lo dân của mình . Làm cho dân cảm thấy vui vẻ , hạnh phúc hơn bao giờ hết.