K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 5 2018

/t/ sau các âm vô thanh /tf/ , /s/ , /k/ , /f/ , /p/ , /o/ , /j/

/d/ sau các âm hữu thanh

/id/ sau /t/ , /d/

học tốt >> TRẦN ĐAN CHI <<

24 tháng 5 2018

-Các động từ có đuôi ed được đọc là /t/ khi tận cùng là: /ch/, /p/, /f/, /s/, /k/, /th/, /ʃ/, /t ʃ/.

- ____________________________/id/____________: /t/ hay /d/.

-____________________________/d/_____________: các âm còn lại

23 tháng 10 2019

Đào lại trang cuối cùng SGK Anh 6 đi ~.~

1. Đọc

Đây là hoạt động vô cùng cần thiết vì đọc là cách tốt nhất giúp chúng ta tiếp cận với kho từ vựng phong phú.

Nên nhớ rằng: bạn có thể đọc bất cứ thứ gì mà bạn muốn! Bạn có thể đọc sách văn học nếu đó là thể loại bạn ưa thích, nếu không, hãy thử đọc truyện tranh hoặc tạp chí. Bạn có thể mua một quyển sách dạy nấu ăn để đọc, họặc đọc truyện cho lũ trẻ nhà bạn. Có hàng nghìn bài báo onlines, các website chứa nhiều thông tin hữu ích … sự lựa chọn cho bạn là vô hạn. Vì vậy, hãy tìm đọc những thứ mà bạn cảm thấy hứng thú.

Đọc là một phương pháp dễ thực hiện và mang tính thư giãn, nó sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của mình. Không những thế, bạn sẽ học thêm được nhiều điều mới. Một công đôi việc phải không nào.

2. Hiểu ngữ cảnh

Tuyệt vời! Vậy là bạn đã học được rất nhiều từ mới, nhưng nếu bạn không hiểu phải sử dụng chúng như thế nào và khi nào, thì bạn vẫn chưa hoàn toàn được coi là đã học được từ đó đâu.

Đây là lý do vì sao việc đọc vô cùng quan trọng bởi khi đó các từ được đặt trong một văn cảnh giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa và cách sử dụng của chúng.

Ví dụ: Trong câu “ This soup is horrible, it tastes so bitter!” Bạn có thể không biết nghĩa của từ “bitter”, nhưng nhờ được đặt trong cả câu, bạn có thể hiểu nghĩa của nó là “không ngon”.

Ngữ cảnh giúp chúng ta hiểu được một từ được sử dụng trong văn phong trang trọng hay đời thường, từ ngữ đó có thể sử dụng khi nói chuyện với bạn bè, hay là thường được dùng trong văn viết thay vì văn nói.

3. Học các từ liên quan

Nếu như bạn đang học từ “care”, đừng dừng lại ở đó. Hãy sử dụng một quyển từ điển hoặc mạng Internet để tìm thêm các từ phát sinh của từ đó, và các cách diễn đạt của từ đó.

Ví dụ: bạn có thể tìm thấy các từ liên quan như careful, carefree, careless, take care!

Thấy không nào. Bạn bắt đầu với một từ, nhưng đã nhanh chóng học thêm được 4 từ nữa. Và bởi vì nghĩa của các từ có liên quan đến nhau, nên sẽ dễ dàng hơn để hiểu và nhớ mỗi từ.

4. Đặt câu

Đặt câu là cách giúp chúng ta biến những thứ chúng ta đã học thành hành động. Bởi vì tuy bạn đã học và hiểu được cách sử dụng một từ mới, nhưng để cho não bộ có thể ghi nhớ được từ đó lâu dài trong tương lai thì cách tốt nhất là sử dụng ngay.

Hãy đặt 10 câu, sử dụng các nghĩa khác nhau của từ mà bạn muốn học, hoặc nếu như đó là một động từ, bạn có thể dùng các thì khác nhau.

Ví dụ: nếu bạn muốn nhớ cụm động từ “to tidy up”, hãy đặt một vài câu như:

Maria, you must tidy your room up”, “I have to tidy up before my friends come”, “Paul will watch TV after he finishes tidying up the kitchen”.

Bạn đã bao giờ nghe câu nói này của Benjamin Franklin’s chưa: “Tell me and I forget, teach me and I may remember, involve me and I learn”?

Tạm dịch là: “Nói với tôi và tôi sẽ quên. Dạy tôi và tôi sẽ nhớ. Cho tôi làm và tôi sẽ học”.

Do vậy, bằng cách tự đặt câu, bạn đang yêu cầu não phải bộ hoạt động và trực tiếp tham gia vào quá trình học.

5. Ghi âm

Bằng cách nghe lại giọng của chính mình khi đọc to một từ và hình dung ra sự cử động của miệng khi phát âm, bạn đang tạo ra sự kết nối với não bộ.

Nếu bạn đã từng học tiếng Anh trong quá khứ nhưng không sử dụng trong một thời gian dài, bạn có thể biết các từ nhưng sẽ cảm thấy rất khó để nhớ chúng. Vì vậy, khi bạn nói, nó khiến cho việc nhớ ra các từ dễ dàng hơn.

Hãy dùng một chiếc camera, điện thoại thông minh hoặc webcam để ghi lại việc bạn luyện tập từ vựng và đặt câu.

6. Làm flashcards

Flashcards là cách phổ biến để học từ mới. Bạn có thể dùng các tờ giấy nhớ và dán chúng ở những nơi mà bạn thường xuyên nhìn, hoặc vẽ một hình đơn giản mô tả định nghĩa của từ nếu bạn thuộc tuýp học bằng trực quan.

Hàng ngày, hãy lôi những chiếc flashcard của bạn ra và đọc chúng.

7. Ghi chú

Một bí quyết nữa là luôn mang theo bên mình một cuốn sổ và bút. Khi bạn nghe thấy một từ hoặc một câu trong một bộ phim hoặc một bài hát mà bạn cảm thấy thích, bạn có thể viết nó vào sổ. Khi trở về nhà, bạn có thể tra cứu về từ đó và thêm nó vào trong danh sách các từ mà bạn đã học.

8. Chơi trò chơi

Khi bạn cảm thấy vui vẻ bạn sẽ học một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, chơi một số trò chơi như xếp chữ, giải ô chữ sẽ giúp kiểm tra khả năng sáng tạo của bạn và kích thích các suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ.

9. Luyện nói

Ở bí quyết số 5, chúng tôi đã giải thích vì sao việc ghi âm lại giọng nói của bản thân giúp bạn nhớ từ tốt hơn.

Nếu bạn không có bất kỳ người bạn nước ngoài nào (người bản xứ nhé), đừng lo lắng, hãy mời những người bạn cũng có nhu cầu học tiếng Anh đi café và cùng nhau luyện tập.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên lựa chọn mỗi tuần một chủ đề khác nhau để cùng trao đổi. Cách này sẽ giúp cho bạn luyện tập sử dụng các từ vựng khác nhau, qua đó làm phong phú thêm vốn từ của bạn. Nhớ dành ra khoảng 1 – 2 giờ để lập danh sách các từ mà bạn muốn sử dụng trước khi tham gia vào cuộc thảo luận với bạn bè nhé.

10. Lặp đi lặp lại

Người Tây Ban Nha có câu: “la repeión es la madre del éxito”, nghĩa của nó là “Sự rèn luyện (lặp đi lặp lại) là chìa khóa của thành công”. Điều này hoàn toàn đúng. Để học bất kỳ điều gì, bạn cần phải luyện tập, luyện tập, luyện tập.

Mỗi ngày, hãy đặt ra một khoảng thời gian để học từ vựng. Việc bạn làm như thế nào không quan trọng, vấn đề là bạn cần luyện tập mỗi ngày, ít một, nhưng đều đặn. Điều này sẽ giúp tạo ra thói quen tốt cho bản thân bạn.

11. Kiên nhẫn

Và cuối cùng: hãy kiên nhẫn với bản thân.

Học được tiếng Anh là một thành quả lớn, và bạn nên cảm thấy tự hào về bản thân mỗi khi bạn học được thêm 1 từ mới.

Vậy là bạn đã có trong tay 11 bí quyết học từ vựng vô cùng hiệu quả rồi đó. Đừng quên chia sẻ với chúng tôi bí quyết của bạn bằng cách bình luận ở bên dưới nhé.

Chúc các bạn thành công!

19 tháng 7 2016

Có 3 cách phát âm đuôi -ed 
C1 : nếu động từ đó kết thúc bằng âm t hay d 
=> phát âm id 
Eg : I decided / id / to go out
C2 : nếu phát âm ra từ đó mà cổ họng rung ( thanh quản )
=> phát âm d
C3 : 
nếu phát âm ra từ đó mà cổ họng không rung ( thanh quản ) 
=> phát âm t
< GOOD LUCK >

 

19 tháng 7 2016

- Có 3 cách phát âm chính 
/t/: những từ có tận cùng : f , s , sh , ch , p , x , và những động từ có từ phát âm cuối là " s" 
Ví dụ: liked , stopped .... 

/id/: Những từ có tận cùng là : t, d 
Ví dụ: needed , wanted .... 

/d/: những trường hợp còn lại 
Ví dụ: lived , studied .

17 tháng 12 2021

tham khảo:

https://langmaster.edu.vn/quy-tac-danh-dau-trong-am-co-ban-a72i995.html

17 tháng 12 2021

j vậy

25 tháng 11 2019

Tính từ so sánh hơn thêm '' er ''

Tính từ so sánh nhất thêm '' est ''

25 tháng 11 2019

cảm ơn nhé.

17 tháng 10 2016

ta thêm ing khi ta dùng tk hiện tại tiếp diễn

17 tháng 10 2016

Khi nên thêm ing: 

 Dùng sau 1 số động từ : admit, avoid, cant face, cant help, cant resist, cant stand, carry on, consider, delay, deny, detest, dislike, enjoy, excuse, fancy, finish, give up, imagine, involve, justify, keep, mention, mind, postpone, practise, put off, resent, risk, save, suggest, tolerate.
- Verb là danh từ/ động danh từ hay đứng đầu câu.

Khi không nên thêm ing

Các trường hợp còn lại không thể dùng được

leuleu

5 tháng 9 2018

Nhớ theo bảng

Hàng ngang là HT, QK, TL

Hàng dọc là HT, TD, HTHT, HTHTTD

10 tháng 10 2018

Bó tay. Com.vn

Haiku à??

Mìn đoán là văn có 2 con cu í mà!! Hì

Mình đoán thế thôi chứ hổng bt

10 tháng 10 2018

1.   Write the correct words on the faces.

(Viết từ đúng trên khuôn mặt.)

Hướng dẫn giải:

Smile face: creative, funny, confident, hardworking, kind, clever, talkative, sporty, patient

Sad face: boring, shy, serious

Tạm dịch:

Mặt cười: sáng tạo, hài hước, tự tin, chăm chỉ, tốt bụng, thông minh, nói nhiều, thể thao, kiên nhẫn

Khuôn mặt buồn bã: nhàm chán, nhút nhát, nghiêm túc

2.    Make your own Haiku!

(Em tự làm thơ haiku.)

Tạm dịch:

“Haiku” có nguồn gốc từ Nhật Bản.

Viết một bài thơ haiku gồm ba câu để miêu tả chính em. Câu đầu và câu cuối có 5 âm. Câu giữa có 7 âm. Các câu không cần theo nhịp.

Tóc tôi óng ánh.

Gò má tôi đầy đặn và hồng hào. 

Đây là tôi, tôi là Trang!

3. Game: Who's who? (Trò chơi: Ai là ai?)

Hướng dẫn giải:

A: He’s short. His hair is curly and black. He’s funny and serious. He isn’t handsome. 

B: Is it Nam? 

A: Yes.

Tạm dịch:

Trong các nhóm, chọn một người trong nhóm. Miêu tả ngoại hình và tính cách của họ. Hãy để bạn của em đoán.

A: Anh ấy thấp. Tóc anh ấy xoăn và đen. Anh ấy hài hước và nghiêm túc. Anh ấy không đẹp trai.

B: Nam phải không?

A: Phải.

4.   Complete the dialogue.

(Hoàn thành bài đối thoạỉ)

Hướng dẫn giải:

A: What are you doing tomorrow? 

B: I am going with some friends. We are going to Mai’s birthday party. Would you to come? 

A: Oh, sorry. I can’t. I am playing football. 

B: No problem, how about Sunday? I am watching film at the cinema. 

A: Sounds great! 

Tạm dịch:

A: Ngày mai bạn định làm gì?

B: Mình sẽ đi cùng vài người bạn. Chúng mình sẽ dự bữa tiệc sinh nhật của Mai. Bạn đến nhé?

A: Ô, xin lỗi. Mình định đi chơi bóng đá.

B: Không sao, còn Chủ nhật thì sao? Minh sẽ đến rạp chiếu bóng xem phim.

A: Được đó.

5.   Student A looks at the schedule on this page. Student B looks at the schedule on the next page

(Học sinh A nhìn vào thời gian biểu ở trang này. Học sinh B nhìn vào thời gian biểu trang kế tiếp.)

Ví dụ:

A: What are you doing tomorrow?

B: I'm playing football with my friends./l'm not doing anything.

Tạm dịch:

A: Mai bạn sẽ làm gì?

B: Mình sẽ chơi bóng đá với bạn mình/ Minh chẳng làm gì cả.

Học sinh A:

8 giờ sáng - 9 giờ 30 sáng: chơi bóng đá.

10 giờ sáng - 11 giờ sáng: nghỉ ngơi

2   giờ chiều — 4 giờ chiều: đi sinh nhật bạn

4   giờ chiều — 5 giờ chiều: chơi thả diều (play kite)

Học sinh B:

8 giờ sáng - 9 giờ 30 sáng: học bài cùng nhau 10 giờ sáng - 11 giờ sáng: học nhạc/ học hát

2   giờ chiều — 4 giờ chiều: học bài

giờ chiều - 5 giờ chiều: đi cửa hàng rau củ với mẹ



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/looking-back-trang-34-unit-3-sgk-tieng-anh-6-moi-c134a22043.html#ixzz5TXF856Sj

4 bí kíp giúp bạn ‘ăn điểm’ trong bài thi trắc nghiệm tiếng Anh.1. Tận dụng tối đa thời gianVới bài thi trắc nghiệm, bạn không  có nhiều thời gian để làm bài. Vì vậy  hãy quản lý quỹ thời gian của mình một cách chặt chẽ. Trước hết, bạn hãy đọc qua đề một lần và tới câu nào bạn chắc chắn đúng thì hãy khoanh ngay vào bài. Sau khi hoàn thành xong phần chắc chắn đúng, bắt đầu...
Đọc tiếp

4 bí kíp giúp bạn ‘ăn điểm’ trong bài thi trắc nghiệm tiếng Anh.

1. Tận dụng tối đa thời gian

Với bài thi trắc nghiệm, bạn không  có nhiều thời gian để làm bài. Vì vậy  hãy quản lý quỹ thời gian của mình một cách chặt chẽ. Trước hết, bạn hãy đọc qua đề một lần và tới câu nào bạn chắc chắn đúng thì hãy khoanh ngay vào bài. Sau khi hoàn thành xong phần chắc chắn đúng, bắt đầu tập trung vào những câu còn lại. Hãy nhớ, đừng bao giờ dành nhiều thời gian cho 1 câu hỏi, nếu câu nào bạn rất không chắc chắn thì khoanh ngẫu nhiên. Một lưu ý rất quan trọng nữa là bạn không bỏ sót bất kì câu hỏi nào.

2. Cách xử lý những câu không chắc chắn

Khi gặp câu hoàn toàn không hiểu gì, bạn hãy thiên về đáp án ít gặp nhất. Vì xác suất đúng trong trường hợp này cao hơn.

Trong các đáp án nếu thấy đáp án nào đó khác biệt với các đáp án còn lại thì bỏ đi. Thông thường những lựa chọn này đúng khoảng 50%. Sau đó hãy xét tới các trường hợp còn lại.

3. Chiến thuật làm bài cho phần đọc hiểu

Hãy dành khoảng 2 phút đọc từ đầu tới cuối để hiểu qua nội dung, không dừng lại khi gặp từ mới để suy nghĩ. Điều quan trọng nhất là cần nắm được: chủ đề bài này là gì, mỗi đoạn nói về điều gì? Thời gian của các sự kiện trong bài là quá khứ hay hiện tại.

Tiếp đó, bạn cần đọc kỹ từng câu hỏi và xem kỹ đáp án. Với mỗi câu hỏi hãy xem thông tin bạn cần tìm là ở đâu trong bài đọc. Sau đó hãy kiểm tra lại và xử lý câu khó.

4. Lưu ý dạng bài tìm lỗi

Các dạng bài tìm lỗi phổ biến: lỗi chọn từ (nghĩa của từ, từ loại), lỗi liên quan tới thời của động từ, lỗi thành ngữ, lỗi mệnh đề và dạng câu. Với câu tìm lỗi bạn cần đọc cả câu để nắm rõ nghĩa cần truyền đạt, thời và cấu trúc câu. Dựng câu đúng trên cơ sở đã phân tích, so sánh cụm từ gạch dưới với câu đúng mà mình vừa dựng được rồi xác định lỗi dựa trên  nhóm lỗi đã học.

Trên đây là một vài bí kíp nhỏ, hi vọng sẽ hữu ích cho bạn trong kỳ thi sắp tới. Chúc bạn thành công!

4
5 tháng 2 2018

Cảm ơn bạn nha ! Mình chuẩn bị thi rồi ! Nhờ bạn mà mình tự tin hơn cảm ơn bạn nhiều nhé !, em là sky dễ thương !!!

Chúc bạn học giỏi ! > < 

Tặng bạn số ảnh này !

                 

Bye , kết bạn nhé !!!!!!!!!!!!!!!!

3 tháng 1 2018

cám ơn bạn nhiều nha, chúc bn thi tốt