K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 2/ Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Người ăn xin

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:

Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc- ghê- nhép, Ngữ văn 9, tập 1)

1/ Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?

2/ Tìm ít nhất 5 từ ghép & từ láy có trong văn bản trên ?

3/ Bài học mà văn bản muốn gửi gắm ?

Bài 3/ Hãy sắp xếp các từ đã cho vào bảng phân loại sau sao cho phù hợp

Lao xao, phố phường, máu mủ, chùa chiền, bàn ghế, sách vở, đìu hiu, liêu xiêu, chót vót, đo đỏ, mềm mại, chiêm chiếp, xanh ngắt, chợ búa, nhà cửa, xe cộ, hoa lá, lung linh, lẩm bẩm, điện nước, thầy trò, dưa chuột, lắp bắp, thầm thì.

            Từ ghép                                           Từ láy

Chính phụ    Đắng lập         Toàn bộ    Bộ phận

1
25 tháng 9 2021

B2:

1. PTBD: Miêu tả và biểu cảm

2. 

TLTG
giàn giụa, tả tơi, run run, chăm chămđỏ hoe, nước mắt, đôi môi, khăn tay, bàn tay

3. Tình cảm đôi khi khôn phải lúc nào cũng là vật chất, đôi khi là sự chân thành là đủ, câu chuyện khuyên chúng ta nên biết cho đi để nhận lại tình cảm của người khác

B3:

Từ láy với từ ghép chị phân làm 2 rồi, em xem lại khái niệm rồi chia từ ghép với từ láy làm 2 nhóm nữa nhé!

TGTL
phố phường, máu mủ, bàn ghế, sách vở, đo đỏ, xanh ngắt, chợ búa, nhà cửa, xe cộ, hoa lá, điện nước, thầy trò, dưa chuộtchùa chiền, đìu hiu, liêu xiêu, chót vót, mềm mại, chiêm chiếp, lung linh, lẩm bẩm, lắp bắp, thầm thì

 

24 tháng 7 2016

a) Mở bài :giới thiệu và suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện : cảm động trước tình yêu thương chân thành , sự đồng cảm, cách cư xử của các nhân vật trong chuyện

b)Thân bài 

1.Bộc lộ những tình cảm suy nghĩ của em 1 cách cụ thể chi tiết khi được sống trong tình yêu thương trân thành , sự đồng cảm , cách cư xử là món quà quý giá ta tặng cho người khác . Và khi trao món quà đó cho người khác ta cũng nhận được món quà tương tự.

2. giải  thích : Tình yêu thương là phẩm chất thẩm mĩ thuộc về cái đẹp là tình cảm tốt đẹp ta dành cho nhau: đó là sự đồng cảm giúp đớ nhau trong cuộc sống. Nó xuất phát từ sự trong sáng không vụ lợi , tính toán nhỏ nhen

3.vậy vì sao con người cần có tình yêu thương

- Tình yêu thương tạo nên sức mạnh to lớn để họ vượt qua khó khăn gian khổ khi họ gục ngã ( lấy dẫn chứng thực tế và văn học để chứng minh)

-Tình yêu thương đem đến cho con người niềm vui , hạnh phúc cao hơn là sự sống( CM: Một bàn tay đưa ra có thể cứu nổi 1 linh hồn , một nụ cười , một cử chỉ âu yếm cho ta thêm nghị lực để sống và sống tốt hơn, một hành động cảm thông có thể khiến con người gần nhau hơn)

-Cuộc sống không có tình yêu thương sẽ làm cho tâm hồn con người già cỗi , thế giới không có tình yêu thương thì chỉ có hận thù và chiến tranh)

4.Bàn luận mở rộng( dẫn chứng CM)

-Cuộc đời còn biết bao những con người sống thiếu tình yêu thương của cha mẹ, anh em phải xa cách chia lìa như Thành và Thủy trong " Cuộc chia tay của những con búp bê"(Khánh Hoài) và biết bao tình cảnh éo le khác .

-Vẫn có kẻ vô cảm trước nỗi đau của đồng loại cần phê phán ( dẫn chứng CM)

5. Xây dựng bài học nhận thức

c) Kết bài

2 tháng 9 2016

Đó cũng chính là một triết lí, một phương châm sống mà mỗi con người chúng ta cần có.
Tình yêu thương – một thứ tình cảm thiêng liêng khó có thể định nghĩa được. Con người sống không có tình yêu thương đồng loại thì chẳng khác gì là một vật vô tri vô giác. Yêu thương đem lại cho ta một niềm vui, hạnh phúc mà khó có từ ngữ nào có thể diễn tả được. Chính tình yêu thương con người làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Những mảnh đời bất hạnh sẽ cảm nhận được tình người. Tình yêu thương luôn song hành với sự cảm thông và chia sẻ. Chính tình yêu thương là cội nguồn sản sinh ra điều đó. Biết cảm thông, chia sẻ ta sẽ biết được rằng trên đời vẫn còn vô số người cần sự giúp đỡ của ta. Ông bà ta có câu: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cảnh chùa”. Đấy chính là một lời răn dạy về tình yêu thương, cảm thông và chia sẻ. Con người ta sẽ trở thành những con người có giá trị nếu biết yêu thương và chia sẻ với người khác. Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ của ta cũng giúp họ có được niềm tin vào cuộc sống. Không cần những gì quá cao cả, lớn lao, chỉ cần những sự động viên, yêu thương chân thật cũng đủ để xây dựng nên tình người trong cuộc sống. Hãy yêu thương con người để tưới mát cho tâm hồn ta và làm mát cho tâm hồn người khác.
Tình cảm giữa người ăn xin và “tôi” trong câu chuyện chính là một ví dụ cụ thể nhất. Rõ ràng là họ có cho nhau được bất kỳ thứ vật chất nào đâu. Họ đều là con người nghèo khổ, bất hạnh, cần sự giúp đỡ. Những thứ mà họ nhận được ở nhau chính là tình người. Tình người sưởi ấm tâm hồn họ trong đêm đông giá rét. Ông lão nhận được ở “tôi” sự cảm thông yêu thường và tôn trọng. Còn “tôi” nhận được ở ông lão sự đồng cảm, yêu thương. Đấy chính là giá trị tinh thần quý giá nhất. Hay trong “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Cái chết của cô bé chính là do sự bàng quang, thờ ơ của mọi người. Trong khi chỉ cần một hành động nhỏ thì có lẽ cô bé đã không phải chết thê thảm như thế trong sự vui vẻ, không khí ấm áp đêm ba mươi. Cả hai câu chuyện đều “vẽ” nên một hiện thực rằng tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ là rất cần trong cuộc sống.
Bằng những hành động thiết thực nhất, con người ta ngày nay đã có những hành động rất đúng đắn để giúp đỡ người khác. Vô số trẻ em cơ nhỡ đã được nuôi dưỡng, xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ người nghèo. Đó là những hành động rất đáng được trân trọng và phát huy.
Thế nhưng bên cạnh những mặt tốt thì trong xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại số ít những mặt hạn chế. Họ sống thờ ơ đến lãnh đạm, bàng quang đến vô tình. Một cuộc sống chỉ có “ta với ta”, chẳng có ai xung quanh cả. Họ là những con người cần sự giáo dục đúng đắn từ cộng đồng và xã hội.
Tôi cũng như các bạn ngày nay thật mau mắn được sống trong tình yêu thương của mọi người. Nhưng không phải vì thế mà tôi sống một cách vô lo vô nghĩ. Khi đi dọc những con đường thành phố, tôi đã nhìn thấy vô số những người bất hạnh cần sự giúp đỡ. Có lẽ tôi cũng như “tôi” trong “Người ăn xin”, cũng nhận được một cái gì đó từ họ và họ cũng nhận được sự đồng cảm từ tôi.
Tình yêu thương, sự tôn trọng quả thật là món quà vô giá và kì diệu. Nó đưa con người ta thoát khỏi sự tầm thường và vươn lên từ nghịch cảnh. Chỉ cần một hành động nhỏ cũng sưởi ấm lòng ta. Để rồi câu hát ấy cứ mãi ngân vang trong lòng mỗi chúng ta: “Hãy lau khô cuộc đời em, bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”.

Người ăn xinMột người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả....
Đọc tiếp

Người ăn xin

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép, SGK Ngữ văn 9 tập một, trang 22, NXB Giáo dục Việt

Nam 2010)

  a. Hãy cho biết nội dung đoạn trích?

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------     

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

b. Xác định và cho biết tác dụng một câu rút gọn trong đoạn trích trên.

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------     

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

c. Sau khi đọc đoạn trích trên, bản thân em cần rút ra bài học gì?

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------     

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

          

2
11 tháng 5 2020

a)Nội dung : Câu chuyện kể về bạn nhỏ thấy người ăn xin nghèo đói xin tiền mình, bạn rất muốn giúp nhưng không có tiền. Bạn đã nắm tay ông lão xin lỗi, ông rất cảm động và cảm ơn bạn. Bạn đã cho đi tình cảm, đó là một niềm an ủi lớn hơn đồng tiền.Và cậu bé đã nhận được ở ông lão ăn xin chính là lòng biết ơn và hơn nữa là sự đồng cảm: ông lão đã hiểu được tấm lòng chân thành của cậu.

b)Câu rút gọn :''Như vậy là cháu đã cho lão rồi''.

-TD: Bộc lộ cảm xúc .

Chỉ bằng 1 câu rút gọn đơn giản ,ông lão đã thể hiện được sự thấu hiểu về tấm lòng chân thành của nhân vât ''tôi''.

c)

Sau khi đọc đoạn trích trên, em cần có tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm, thương xót với mọi người.

11 tháng 5 2020

câu c :  bổ sung thêm:

-  Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác.

- Phải biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác.

- Khi cho đi cũng chính là lúc ta nhận lại.

"Người ăn xinMột người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không cả khăn tay, không có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả!Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ...
Đọc tiếp

"Người ăn xin

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không cả khăn tay, không có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả!

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép)"
qua câu truyện người ăn xin, em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên
đừng chép mạng nha mọi người, viết đừng lạc đề nha, giúp mình vớiii

0
CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
21 tháng 12 2022

Phân tích nhân vật tôi dựa vào một vài gợi ý sau:

- Sự quan sát người ăn xin tỉ mỉ của nhân vật tôi cho thấy nhân vật tôi là người tỉ mỉ, quan tâm người khác.

- Hành động lục túi nọ đến túi kia nhưng không có một đồng: sự quan tâm chân thành, có lòng tốt muốn giúp đỡ thực sự.

- Bàn tay run run nắm chặt bàn tay run rẩy và nói : "Xin ông đừng giận..." sự yêu thương, đồng cảm, ý muốn san sẻ chút tình người của nhân vật tôi.

- Ngầm hiểu ý ông lão, nhận ra mình vừa nhận lấy điều gì của ông lão ăn xin: sự cảm thông, không oán trách, là tình người.

--> Nhân vật tôi là người có tấm lòng yêu thương, sự đồng cảm, chia sẻ với những số phận bất hạnh.

Lúc ấy  một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi  Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy nột xu, không có cả khăn tay, không có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở...
Đọc tiếp

Lúc ấy  một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi
  Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy nột xu, không có cả khăn tay, không có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông
( Trích Người ăn xin – theo Tuốc-ghê- nhép)

1 /từ câu chuyện trên viết đoạn văn nghị luận ,8 câu chứng minh :sự yêu thương,lòng nhân ái có sức mạnh vô cùng to lớn trong cuộc sống con người

0
24 tháng 4 2022

Theo mik là 

- Ông nhận được sự yêu thương và đồng cảm của người cháu

- Cháu nhận được sự cảm ơn từ tận đát lòng của ông vì sự yêu thương người cuat chính mik dù mik không có gì để cho ông

 

Theo mik là vậy nha. Mik cũng ko chắc cho lắm :))

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi Người ăn xin Lúc ấy , tôi đang đi trên phố . Một người ăn xin già lom khom đứng ngay trước mặt tôi . Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt . Đôi môi tái nhợt , áo quần tả tơi thảm hại....Chao ôi ! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào ! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp , bẩn thỉu ....
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi Người ăn xin Lúc ấy , tôi đang đi trên phố . Một người ăn xin già lom khom đứng ngay trước mặt tôi . Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt . Đôi môi tái nhợt , áo quần tả tơi thảm hại....Chao ôi ! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào ! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp , bẩn thỉu . Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp . Tôi lục tìm hết túi này túi kia , ko có tiền , ko có đồng hồ , ko có cả một chiếc khăn tay . Trên người tôi chẳng có tài sản gì . Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra , run lẩy bẩy . Tôi chẳng biết làm cách nào . Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia : - Ông đừng giận cháu , cháu ko có gì để cho ông cả. Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm . Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: - Cháu ơi , cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc. - Khi ấy , tôi chợt hiểu rằng : cả tôi nữa , tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão . 1. Nêu công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong câu văn " Đôi môi tái nhợt , áo quần tả tơi thảm hại ... " 2. Nhân vật "tôi " trong câu chuyện trên tương phản với nhân vật nào có lối sống vô trách nhiệm xa hoa , hưởng lạc trong chương trình kì 1. Nêu rõ tên tác giả , tên nhân vật 3. Chỉ rõ và phân tích tác dụng của 1 biện pháp tu từ đc sử dụng trong câu văn sau :" Tôi lục tìm hết túi nợ....ko có cả một chiếc khăn tay ." 4. Từ câu chuyện trên , em hãy viết 1 đoạn văn nghị luận khoảng 12-15 câu văn , chứng minh rằng : Sự yêu thương , lòng nhân ái có một sức mạnh vô cùng to lớn trong cuộc sống con người.

0
Đề 5: PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Người ăn xin         Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu...
Đọc tiếp

Đề 5: PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Người ăn xin

         Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.

        Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

        Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

        - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

       Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:

        - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khàn đặc.

        Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

                                                                                           (Theo Tuốc-ghê-nhép)

Câu 1: Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (NB)

A. Tự sự.

B. Miêu tả.

C. Biểu cảm.

D. Nghị luận.

Câu 2: Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi". Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?  (TH)

          A. Cậu đã cho ông thời gian và nói chuyện cùng ông lão.

          B. Cậu cho ông nụ cười và cái nắm tay thật chặt.

          C. Cậu cho ông tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ, đồng cảm, tôn trọng bằng tất cả tấm lòng của mình.

          D. Cậu cho ông niềm vui, hứa hẹn khi nào gặp lại sẽ cho ông lão.

 Câu 3: Đoạn văn: “Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!” thể hiện tình cảm gì của cậu bé? (TH)

A. Tình yêu thương, sự xót xa trước hoàn cảnh nghèo khổ của ông lão.

B. Sự coi thường, chê bai, xa lánh vì ông vừa xấu xí, vừa bẩn thỉu.

C. Sự thương hại trước sự nghèo khổ của ông lão .

D. Tình cảm quí trọng, tự hào, biết ơn, cảm phục.

 Câu 4: Qua câu văn: “Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.”, theo em cậu bé đã nhận được điều gì từ ông lão ăn xin?TH)

A. Cậu nhận từ ông lão lời cảm ơn chân thành vì đã cố tìm cái gì đó để cho ông.

B. Cậu nhận từ ông nụ cười và cái siết tay thật chặt .

C. Cậu nhận từ ông nụ cười và cái siết tay thật chặt thể hiện tình cảm yêu thương, sự đồng cảm, trân trọng, sẻ chia chân thành.

D. Cậu nhận từ ông những giọt nước mắt đau khổ.

Câu 5: Văn bản đươc kể theo ngôi thứ mấy ? (NB)

A.  Ngôi thứ nhất.

B. Ngôi thứ 2.

C. Ngôi thứ 3.

 

Câu 6:  Trong các từ sau từ nào không phải là từ Hán-Việt ? (TH)

A.  Hành khất.

B. Thiên nhiên.

C. Trang trại.

D. Người ăn xin.

Câu 7: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy? (NB)

A.  Chằm chằm.

B. Giàn giụa.

C. Đôi môi.

D. Lẩy bẩy.

Câu 8:  Qua văn bản, em thấy cậu bé có những phẩm chất nào đáng quí? (TH)

A. Yêu truyền thống quý báu của dân tộc.

B. Trung thực, thật thà, giàu tình thương yêu, biết đồng cảm, sẻ chia với mọi người, nhất là người khó khăn hơn mình..

C. Yêu những người thân trong gia đình và những người xung quanh.

D. Trung thực, thật thà, biết giúp đỡ người khác khó khăn hơn mình

Câu 9:  Theo em qua nhân vật cậu bé, nhà văn muốn nhắn nhủ điều gì? (VD)

Câu 10: Qua văn bản, em rút ra được những bài học nào cho bản thân ?(VD)

II. VIẾT: Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.

1
14 tháng 3 2023

Câu 1: Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (NB)

A. Tự sự.

B. Miêu tả.

C. Biểu cảm.

D. Nghị luận.

Câu 2: Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi". Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?  (TH)

          A. Cậu đã cho ông thời gian và nói chuyện cùng ông lão.

          B. Cậu cho ông nụ cười và cái nắm tay thật chặt.

          C. Cậu cho ông tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ, đồng cảm, tôn trọng bằng tất cả tấm lòng của mình.

          D. Cậu cho ông niềm vui, hứa hẹn khi nào gặp lại sẽ cho ông lão.

 Câu 3: Đoạn văn: “Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!” thể hiện tình cảm gì của cậu bé? (TH)

A. Tình yêu thương, sự xót xa trước hoàn cảnh nghèo khổ của ông lão.

B. Sự coi thường, chê bai, xa lánh vì ông vừa xấu xí, vừa bẩn thỉu.

C. Sự thương hại trước sự nghèo khổ của ông lão .

D. Tình cảm quí trọng, tự hào, biết ơn, cảm phục.

 Câu 4: Qua câu văn: “Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.”, theo em cậu bé đã nhận được điều gì từ ông lão ăn xin?TH)

A. Cậu nhận từ ông lão lời cảm ơn chân thành vì đã cố tìm cái gì đó để cho ông.

B. Cậu nhận từ ông nụ cười và cái siết tay thật chặt .

C. Cậu nhận từ ông nụ cười và cái siết tay thật chặt thể hiện tình cảm yêu thương, sự đồng cảm, trân trọng, sẻ chia chân thành.

D. Cậu nhận từ ông những giọt nước mắt đau khổ.

Câu 5: Văn bản đươc kể theo ngôi thứ mấy ? (NB)

A.  Ngôi thứ nhất.

B. Ngôi thứ 2.

C. Ngôi thứ 3.

 

Câu 6:  Trong các từ sau từ nào không phải là từ Hán-Việt ? (TH)

A.  Hành khất.

B. Thiên nhiên.

C. Trang trại.

D. Người ăn xin.

Câu 7: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy? (NB)

A.  Chằm chằm.

B. Giàn giụa.

C. Đôi môi.

D. Lẩy bẩy.

Câu 8:  Qua văn bản, em thấy cậu bé có những phẩm chất nào đáng quí? (TH)

A. Yêu truyền thống quý báu của dân tộc.

B. Trung thực, thật thà, giàu tình thương yêu, biết đồng cảm, sẻ chia với mọi người, nhất là người khó khăn hơn mình..

C. Yêu những người thân trong gia đình và những người xung quanh.

D. Trung thực, thật thà, biết giúp đỡ người khác khó khăn hơn mình

Câu 9:  Theo em qua nhân vật cậu bé, nhà văn muốn nhắn nhủ điều gì? (VD)

Theo em qua nhân vật cậu bé, nhà văn muốn nhắn nhủ rằng chúng ta phải biết cho đi và chia sẽ cho những người xung quanh niềm vui,hạnh phúc.Nó qiups con người ta được người khác yêu thương hơn

Câu 10: Qua văn bản, em rút ra được những bài học nào cho bản thân ?(VD)

Em rút ra được những bài học nào cho bản thân là phải biết cảm thông cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình,phải biết tôn trọng,yêu thương họ

14 tháng 3 2023

thanks

Người ăn xin         Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.        Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia,...
Đọc tiếp

Người ăn xin

         Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.

        Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

        Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

        - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

       Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:

        - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khàn đặc.

        Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

                                                                                                (Theo Tuốc-ghê-nhép)
 

c) Hành động của cậu bé thể hiện truyền thống gì của người dân Việt Nam ?Truyền thống ấy thể hiện qua câu tục ngữ nào

2
3 tháng 4 2022

truyền thống : tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam với mọi người xung quanh

Câu tục ngữ : Là lành đùm lá rách

3 tháng 4 2022

Hành động của cậu bé thể hiện truyền thống yêu thương con người của người dân Việt Nam

Truyền thống đó thể hiện qua câu tục ngữ:Lá lành đùm lá rách