K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2020

a) gọi tam giác đó là tam giác ABC vuông tại A

Tam giác vuông ABC vuông tại A,có AM là trung tuyến

Trên tia đối của MA lấy điểm D sao cho MA=MD

\(\Rightarrow AM=\frac{1}{2}AD\left(1\right)\)

Ta có Tứ giác ABDC là hình bình hành và góc A = 90

=>ABDC là hình chữ nhật

\(\Rightarrow AD=BC\left(2\right)\)

THAY (2) VÀO (1) 

\(\Rightarrow AM=\frac{1}{2}BC\)

Vậy trong một tam giác vuông,đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền

b) ngược lại :3

25 tháng 8 2020

a) Gọi Δ đó là ΔABC, ΔABC vuông tại A, AM là trung tuyến ΔABC

Trên tia đối MA lấy MD sao cho MD = MA

Xét ΔBMA và ΔCMD có:

MB = MC (AM: trung tuyến BC)

BMA = CMD (đối đỉnh)

MA = MD (cách vẽ)

=> ΔBMA = ΔCMD (c.g.c)

=> AB = DC (2 cạnh tương ứng)

ABM = DCM (2 góc tương ứng), mà 2 góc ở vị trí slt

=> AB // CD

Có: AB // CD, AB ⊥ AC => DC ⊥ CA

Xét ΔBAC và ΔDCA có:

BAC = DCA (cùng = 90o)

AB = CD (cmt)

AC: chung

=> ΔBAC = ΔDCA (2cgv)

=> BC = DA (2 cạnh tương ứng)

mà AM = 1/2AD => AM = 1/2BC

=> ĐPCM

b) Gọi Δ đó là ABC, AD là trung tuyến Δ, AD = 1/2BC

Do AD là trung tuyến ΔABC => DB = DC = 1/2C

Mà AD = 1/2BC

=> DB = DC = DA

=> ΔDBA và DAC là 2 Δ cân tại D

=> DBA = DAB, DCA = DAC

Xét ΔABC có: ABC + BCA + BAC = 180o (đ/lí tổng 3 góc Δ)

=> 2(DAB + DAC) = 180o

=> BAC = 90o

=> ΔABC là Δ vuông tại A

=> ĐPCM

16 tháng 12 2017

  1/ Phần này đơn giản thôi bạn! Khi chứng minh tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuồn là trung điểm cạnh huyền thì ta chứng minh ngược lại là trung điểm của cạnh huyền trong 1 tam giác vuông là tâm của đường tròn ngoại tiếp. 
Giả sử ta có tam giác ABC vuông tại A và O là trung điểm của cạnh huyền BC 
=> AO là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền 
=> OA = OB =OC = 1/2 BC 
=> O là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC 
Vậy .... 
2/ Giả sử ta có tam giác ABC có BC là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác. 
Gọi O là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC 
=>OA = OB =OC (*) 
mà BC là đường kính của đường tròn ngoại tiếp 
=> O là trung điểm BC 
=> OB = OC = 1/2 BC(**) 
từ (*) và (**) => OA = OB = OC = 1/2 BC 
=> tam giác ABC vuông tại A 

20 tháng 2 2018

@Nhoc_sieu_pham đây là toán lớp 7 mà, sao lại giải cách lớp 9 như vậy được?

25 tháng 11 2016

Giả sử tam giác ABC có trung tuyến AM thoả AM=MB=MC. Khi đó gọi K là điểm trên AM sao cho AM = MK. Dễ dàng nhận thấy ABKC là hình chữ nhật => góc BAC=90 -> tam giác vuông

18 tháng 8 2019

1 2 A B M C

Xét \(\Delta ABC\), đường trung tuyến AM có \(AM=\frac{1}{2}BC\). Ta sẽ chứng minh : \(\widehat{BAC}=90^0\)

Dễ thấy : MA = MB = MC

Các \(\Delta MAB,\Delta MAC\)cân tại M nên: \(\widehat{B}=\widehat{A_1},\widehat{C}=\widehat{A_2}\). Do đó :

\(\widehat{B}+\widehat{C}=\widehat{A_1}+\widehat{A_2}=\widehat{BAC}\)

5 tháng 1 2020

toaniq.com/chung-minh-tinh-chat-duong-trung-tuyen-cua-tam-giac-vuong/

5 tháng 1 2020

  GT tam giác ABC MB = MC AM = 1/2 BC KL Tam giác ABC vuông A B C M

* Chứng minh :

ta có : 

MA = MB = MC ( giả thiết )

Các tam giác MAB, MAC cân tại M

=> \(\widehat{A_1}=\widehat{B}\) ; \(\widehat{A_2}=\widehat{C}\) ( hai góc ở đáy ).

Vậy \(\widehat{A_1}+\widehat{A_2}=\widehat{B}+\widehat{C}=\widehat{A}=\widehat{B}+\widehat{C}=\frac{180^0}{2}=90^0\)

Vậy tam giác ABC vuông tại A.

Bài 1: Các câu sau đúng(Đ) hay sai(S):1) Tam giác có 2 góc bằng 45° là tam giác vuông cân.2) Hai tam giác có 2 cặp góc tương ứng bằng nhau thì cặp góc còn lại cũng tương ứng bằngnhau3) Hai tam giác có 2 cặp cạnh tương ứng bằng nhau thì cặp cạnh còn lại cũng tương ứngbăng nhau4) Nếu 1 cạnh góc vuông và 1 góc nhọn của tam giác vuông này bằng 1 cạnh góc vuông vàgóc nhọn của tam giác vuông kia thì 2 tam...
Đọc tiếp

Bài 1: Các câu sau đúng(Đ) hay sai(S):1) Tam giác có 2 góc bằng 45° là tam giác vuông cân.

2) Hai tam giác có 2 cặp góc tương ứng bằng nhau thì cặp góc còn lại cũng tương ứng bằngnhau

3) Hai tam giác có 2 cặp cạnh tương ứng bằng nhau thì cặp cạnh còn lại cũng tương ứngbăng nhau

4) Nếu 1 cạnh góc vuông và 1 góc nhọn của tam giác vuông này bằng 1 cạnh góc vuông vàgóc nhọn của tam giác vuông kia thì 2 tam giác vuông đó bằng nhau.

5) Tam giác cân có 1 góc bằng 60° là tam giác đều.

6) Tạm giác cân có 1 góc bằng 45° là tam giác vuông cân

.7)Nếu tam giác có độ dài 3 cạnh lần lượt là 3,4,5 thì tam giác đó là tam giác vuông.

8) Hai tam giác đều thì bằng nhau

.9) Góc ngoài của tam giác luôn lớn hơn mỗi góc trong của tam giác đó

.10) Trong tam giác cân đường phân giác của góc ở đỉnh đồng thời là đường trung trực củacạnh đáy.

11) Nếu cạnh huyền của tam giác vuông cân này bằng cạnh huyền của tam giác vuông cânkia thì 2 tam giác đó bằng nhau .

12) Tam giác ABC vuông tại A, M là trung điểm của đoạn thắng BC. Nếu AB = 2 cm, AC =51 cm thì AM = 2 cm.

13) Tam giác ABC vuông tại A, M là trung điểm của BC. Nếu 2B= 30° và AM = 6 cm, thìAC = 6cm

.14) Nếu 2 tam giác cân có 2 cặp cạnh bên bằng nhau thì 2 tam giác cân đó bằng nhau.

15) Nếu cạnh bên và cạnh đáy của tam giác cân này bằng cạnh bên và cạnh đáy của tam giáccân kia thì 2 tam giác cân bằng nhau.

16) Nếu 2 tam giác cân có chung góc ở đỉnh thì 2 cạnh đáy của chúng song song với nhau

.17) Nếu 2 cạnh và 1 góc của tam giác này lần lượt bằng 2 cạnh và 1 góc của tam giác kia thì2 tam giác đó bằng nhau.

18) Nếu 3 tam giác cân AMN , BMN , CMN cùng chung cạnh đáy MN thì 3 điểm A, B, Cthắng hàng.

19) Nếu 2 tam giác vuông cân có 1 cặp cạnh góc vuông bằng nhau thì chúng bằng nhau.

20) Trong tam giác cân các góc đều có thể là góc nhọn hoặc góc tù.

2
21 tháng 6 2021
  1. Đ
  2. Đ
  3. S
  4. Đ
  5. Đ
  6. Đ
  7. Đ
  8. S
  9. S
  10. Đ
  11. Đ
  12. S
  13. Đ
  14. S
  15. Đ
  16. Đ
  17. S
  18. Đ
  19. Đ
  20. S
21 tháng 6 2021

1.Đ

2.Đ

3.S

4.Đ

5.Đ

6.S

7.Đ

8.S

9.Đ

10.Đ

11.Đ

12.S

13.S

14.S

15.S

16.Đ

17.S

18.Đ

19.Đ

20.Đ

18 tháng 10 2015

A B C A' B' C' M M' H K

Cho tam giác ABC; A'B'C' ; đường trung tuyến AM; A'M' thỏa mãn các điều kiện như đã cho

Gọi H là điểm đối xứng với A qua M; K là điểm đối xứng với A' qua M'

+) Tam giác AMC và HMB có: MC = MB (vì M là trung điểm của BC); góc AMC = HMB (đối đỉnh); AM = HM 

=> tam giác AMC = HMB ( c - g - c)  => AC = HB 

+) Tương tự, tam giác A'M'C' = KM'B' ( c - g - c)  => A'C' = KB' 

mà AC = A'C' nên HB = KB'

+) Tam giác ABH và A'B'K có: AB = A'B'; BH = B'K; AH = A'K ( vì AH = 2.AM; A'K = 2.A'M' mà AM = A'M')

=> tam giác ABH = A'B'K ( c- c- c) => góc BAM = B'A'M'   (1)

+) Chứng minh tương tự, ta có: tam giác ACH = A'C'K ( c - c - c) => góc CAM = C'A'M'   (2)

Từ (1)(2) => góc BAM + CAM = B'A'M' + C'A'M' => góc BAC = góc B'A'C' 

+) Xét tam giác ABC và A'B'C' có: AB = A'B'; góc BAC = B'A'C'; AC= A'C'

=> Tam giác ABC = A'B'C' (c - g- c)

Vậy.....