K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2016
- Cháu chào bác ạ!- Cháu mời ông bà xơi cơm.- Anh cho em hỏi bài toán này nhé!- Hôm nay, mẹ có đi làm không?- chờ ai đấy?
25 tháng 7 2017

Tuổi xưa nay hiếm vẫn lăm lăm
Lãng mạn yêu đời bởi khéo tâm
Mỗi sáng sát bên sao lạc được
Hàng đêm kề cận có đâu nhầm
Ông bà hạnh phúc ban gương rọi
Con cháu sum vầy hưởng bóng râm
Nề nếp gia phong gìn giữ mãi
Tiếp truyền hậu thế mãi muôn đời.

Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong các ví dụ sau:a. Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.b. Bác suốt ngày làm việc, suốt đời làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn,viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi tham...
Đọc tiếp

Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong các ví dụ sau:

a. Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.

b. Bác suốt ngày làm việc, suốt đời làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn,viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi tham quan nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn,..

c.Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung..

d. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

1
18 tháng 8 2021

a. Liệt kê ở chỗ :  Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.

b.Liệt kê ở chỗ :  Bác suốt ngày làm việc, suốt đời làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn,viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi tham quan nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn.

c.Liệt kê ở chỗ : Thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

d. Liệt kê ở chỗ : Giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

- Tác dụng: sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

                        Ai đưa ra ý nghĩa của bài này giúp mk với !Bác Hồ thăm vườn hoa nghìn việc tốtSáng mồng một Tết Đinh Mùi (9-2-1967), Bác Hồ về Tam Sơn gặp mặt đại biểu các dân tộc tỉnh Hà Bắc họp ở chùa Cảm Ứng.Xe Bác vừa tiến vào đến nơi, Nguyễn Thế Hải học sinh lớp một đang nô đùa cùng bạn, bỗng reo lên:- Bác Hồ! Bác Hồ!- Bác Hồ về thăm quê hương nghìn việc tốt.Cả...
Đọc tiếp

                        Ai đưa ra ý nghĩa của bài này giúp mk với !

Bác Hồ thăm vườn hoa nghìn việc tốt

Sáng mồng một Tết Đinh Mùi (9-2-1967), Bác Hồ về Tam Sơn gặp mặt đại biểu các dân tộc tỉnh Hà Bắc họp ở chùa Cảm Ứng.

Xe Bác vừa tiến vào đến nơi, Nguyễn Thế Hải học sinh lớp một đang nô đùa cùng bạn, bỗng reo lên:

- Bác Hồ! Bác Hồ!

- Bác Hồ về thăm quê hương nghìn việc tốt.

Cả đám thiếu nhi dừng chơi, xúm lại quây quanh xe Bác.

Đồng chí cần vụ từ trong xe bước ra nhắc nhở các em rồi mở cửa, mời Bác xuống.

Bác tươi cười nhìn các em rồi hỏi:

- Các cháu đang chơi Tết?

- Thưa Bác, vâng ạ!

- Thưa Bác, năm mới, chúng cháu kính chúc Bác mạnh khoẻ, sống lâu!…

Các em đua nhau nói những điều từ lâu mong được thưa với Bác, nhưng hồi hộp quá, nói không được nhiều…

Bác Hồ rất vui. Nghe các em nói xong, Bác bảo:

- Các cháu làm nghìn việc tốt, có nhớ và làm theo những điều Bác dặn không?

- Thưa Bác có ạ! – Nguyễn Thế Hải đứng nghiêm đọc liên hồi 5 điều Bác Hồ dạy như đọc đồng thanh ở lớp.

Tất cả đều cười. Nhưng ai cũng vui vì Hải đã trả lời đúng.

Khi Bác cùng các đồng chí lãnh đạo bước lên chùa. Đội thiếu nhi danh dự đã dâng hoa tặng Bác, Bác nhận bó hoa từ tay Liên đội trưởng Nguyễn Toàn Thắng rồi trao cho đồng chí cần vụ.

Bác hỏi Thắng:

- Cháu học có giỏi không? Có được phần thưởng của Bác không?

- Thưa Bác có ạ. Cháu được nhận phần thưởng của Bác hai lần: Một lần một cuốn sổ một lần hai quả cam.

Cháu đã được phần thưởng của Bác, cháu phải giúp đỡ các bạn học thật giỏi, lao động thật giỏi… để nhiều người cùng được phần thưởng của Bác, thế mới tốt.

- Thưa Bác vâng ạ!

1
29 tháng 1 2018

nói lên sự quan tâm, yêu mến của BÁC đối với HS

Bác suốt đời làm việ bác suốt đời làm việc suốt ngày làm việc từ việc rất lớn việc cứu nước cứu dân đến việc rất nhỏ trong vườn viết một bức thư cho đồng chí nói chuyện các cháu miền Nam đi thăm nhà tập thể của công dân từ nơi làm việc phòng ngủ nhà ăn ... trong đời sống của mình việc gì bác tự làm được thì không cần người giúp cho nên bên cạnh Bác người giúp việc...
Đọc tiếp

Bác suốt đời làm việ bác suốt đời làm việc suốt ngày làm việc từ việc rất lớn việc cứu nước cứu dân đến việc rất nhỏ trong vườn viết một bức thư cho đồng chí nói chuyện các cháu miền Nam đi thăm nhà tập thể của công dân từ nơi làm việc phòng ngủ nhà ăn ... trong đời sống của mình việc gì bác tự làm được thì không cần người giúp cho nên bên cạnh Bác người giúp việc phục vụ của thể đếm trên đầu ngón tay và bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên nhất định gặp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng trường kỳ, Kháng ,Chiến ,Nhất ,Dịnh ,Thắng, Lợi Câu trên đời sống của mình việc gì bác tự làm được thì không cần người giúp. Câu trong đời sống của mình là thành là thành phần gì của câu Câu 2 Nêu nội dung của đoạn trích trên Câu 3 Theo em đặc sắc trong nghệ thuật của đoạn trích trên là gì Qua văn bản trên em học được ở bác những đức tính gì

0
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết về nhân vật anh thanh niên như sau:Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với...
Đọc tiếp

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết về nhân vật anh thanh niên như sau:

Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên. Từ đó, hãy liên hệ với hình ảnh của thế hệ trẻ trong một tác phẩm văn học khác hoặc trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam

2
20 tháng 8 2016

Mở bài: Giới thiệu vài nét về nhà văn Nguyễn Thành Long. Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Trong đó có đoạn trích được dẫn ở đề bài mang lại cho người đọc nhiều cảm nhận về nhân vật anh thanh niên. Thân bài:Phần 1 : Cảm nhận nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích

+ Một người yêu mến công việc dù làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn trong khung cảnh vắng vẻ nhưng anh không cảm thấy lẻ loi vì công việc mang lại cho anh niềm vui và nhận thức về ý nghĩa của công việc làm. Cho nên với anh: ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?

+ Một người có lòng yêu mến con người. Sống đơn độc nên anh rất khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Chính anh đã khẳng định với bác tài xế xe khách: Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác?.

+ Một người ham học hỏi, rất quan tâm đến đời sống nội tâm. Sống một mình trên đỉnh núi, anh không cảm thấy cô đơn vì lúc nào bên cạnh anh cũng có sách. Ngoài giờ làm việc, ngoài lúc phải chăm sóc vườn hoa, đàn gà, anh dành thời gian để đọc sách. Khi cô kĩ sư, ông họa sĩ… đến phòng ở của anh và quyển sách anh đang đọc dở vẫn còn để mở trên bàn. Chính anh cũng đã khẳng định với cô kĩ sư: Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. Cái cách đọc sách của anh tinh tế, nghiêm túc và đúng đắn biết bao.

+ Một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm. Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?. Nhận thức đó cho thấy anh trẻ nhưng không hời hợt. Anh sống một mình nhưng không cô đơn vì lúc nào trong tư tưởng của anh mục đích sống, lẽ sống vẫn luôn luôn tồn tại và nhắc nhở. Làm một công việc đơn độc, phải dậy vào lúc nửa đêm, phải ra ngoài trời lúc mưa bão, lạnh lẽo, anh có thể nằm ở trong nhà, lấy số liệu cũ mà gọi bộ đàm về để báo cáo. Nhưng anh không làm điều đó. Vì anh có trách nhiệm và anh hiểu rõ việc anh làm ở đây có liên quan, có ảnh hưởng đến cuộc sống lao động và chiến đấu của rất nhiều người lúc bấy giờ. Việc phái đoàn không quân – phòng không đến thăm và khen ngợi anh đã cho thấy rõ điều đó.

+ Nhân vật anh thanh niên được xây dựng bằng một nghệ thuật đặc sắc. Nó được miêu tả và thể hiện qua cuộc gặp gỡ đặc biệt với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ; được bộc lộ qua lời đối thoại của nhân vật; nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ.

+ Vì thế, hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu; thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: “SaPa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”, hy sinh, yêu thương và mơ ước. Hình ảnh này gợi cho người đọc đến hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mĩ nói riêng và theo dòng chảy thời gian nói chung.

Phần 2: Nó gợi đến hình ảnh những người như cô Phương Định, Nho, Thao trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).

+ Những cô thanh niên xung phong làm công tác trinh sát mặt đường trên đường mòn Trường Sơn trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ gian khổ, ác liệt và đầy nguy hiểm.

+ Nhưng họ là những người rất lạc quan, thích đùa tếu, mỗi người một vẻ. Trong đó tiêu biểu nhất là Phương Định. Đó là một cô gái Hà Nội xinh đẹp, có tâm hồn nhạy cảm, lao động và chiến đấu gan góc, dũng cảm và cũng là người có ý thức, có tình cảm đẹp về tình đồng đội của những người thanh niên: Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ / Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Phần 3: So sánh hai hình ảnh đã nêu trên

+ Họ là những nhân vật khác nhau trong những tác phẩm văn học khác nhau. Họ khác nhau về giới tính, về môi trường sống, về công việc cụ thể. Nhưng họ là những người thanh niên của cùng một thời kì chiến tranh, cùng thể hiện vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong một thời kì lịch sử đầy khốc liệt của Tổ quốc và cùng để lại những ấn tượng sâu đậm đối với người đọc ở các giai đoạn sau.

Kết bài:

Đây là một đoạn văn ngắn nhưng biểu hiện được những nét tiêu biểu cho nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, của nhân vật anh thanh niên. Tác giả Nguyễn Thành Long đã thành công trong việc khắc họa nét đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh cũng như trong giai đoạn hiện nay.

19 tháng 7 2017

@Nguyễn Thu Hương vào xem em cái ạ

bài này đc ko góp ý vs Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong bài thơ có tính chất tự sự ( như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ ) theo những ngôi kể khác nhau ( ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất )BÀI LÀM Khoảng thời gian quý giá và ấm áp nhất trong cuộc đời của tôi là được ở bên Bác Hồ. Đến giờ những tháng ngày, kỉ niệm ở bên Bác vẫn không phai mờ trong tâm trí của tôi....
Đọc tiếp

bài này đc ko góp ý vs 

Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong bài thơ có tính chất tự sự ( như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ ) theo những ngôi kể khác nhau ( ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất )
BÀI LÀM 
Khoảng thời gian quý giá và ấm áp nhất trong cuộc đời của tôi là được ở bên Bác Hồ. Đến giờ những tháng ngày, kỉ niệm ở bên Bác vẫn không phai mờ trong tâm trí của tôi. Ngày mà tôi cảm nhận được tình thương to lớn của Bác dành cho bộ đội chúng tôi và nhân dân cả nước là cuối năm 1950.
Ngày ấy tôi là một chiến sĩ quân đội, được cử ra chiến trường, cũng lúc ấy Bác Hồ ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Vào một đêm khuya, trời mưa lâm râm vẫn không dứt, kéo theo những cơn gió lạnh buốt thổi vào mái lầu tranh xơ xác. Tôi chợt tỉnh dậy thì thấy Bác Hồ vẫn còn thức. Bác ngồi lặng yên bên bếp lửa với vẻ mặt trầm ngâm có vẻ Bác đang suy nghĩ về việc dân, việc nước. Tôi nhìn Bác thì cảm thấy thương Bác vì chỉ lo cho dân cho nước giờ trông Bác đã già nhiều hơn. Bác nhón chân đi thật nhẹ nhàng, lặng lẽ đốt lửa sưởi ấm cho chúng tôi. Giống như ngừơi mẹ, ngừơi cha chăm sóc cho con cái Bác đã khiến cho tôi hiểu được tình thương bao la rộng lớn ấy. 
Không chỉ đốt lửa là hành động khiến tôi không quên được mà Bác còn đi dém chăn cho chúng tôi. Hành động dém chăn cho chúng tôi mà quên cả giấc ngủ của Bác khiến tôi không khỏi xúc động. Nhìn những gì Bác làm cho chúng tôi cứ tưởng như là mơ, bóng Bác thì cao như vô cùng vô tận. Tình cảm của Bác dành cho chúng tôi lúc đó còn ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng. Tôi xúc động xao xuyến, không nén được tình cảm dâng trào ấy, thì thầm tôi hỏi nhỏ Bác:
_ Bác ơi! Bác chưa ngủ? Bác có lạnh lắm không?
Bác quay qua nhìn tôi với giọng ấm áp, triều mến vô cùng:
_ Chú cứ việc ngủ ngon, để mai còn lấy sức đi đánh giặc. 
Vâng lời Bác tôi liền nhắm mắt, nhưng chẳng hiểu sao bụng tôi vẫn còn bồn chồn,nôn nao thấp thỏm vì nghĩ rằng Bác đã cao tuổi rồi, thức khuya như vậy sớm muộn gì thì cũng ốm mất. Chiến dịch thì còn dài, Bác thức khuya cả đêm như thế, thì hôm sau lấy sức đâu mà đi.
Trong đêm khuya vắng lặng ấy, tôi đã ngủ từ khi nào không hay biết. Thời gian trôi nhanh thật, trời thì sắp sáng mất rồi. Tôi liền giật mình thức dậy và ngồi đếm thầm rằng đây là là lần thứ ba mình thức dậy thế mà Bác vẫn còn thức thế kia. Bác ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Không thể đành lòng, tôi bèn lên tiếng: 
_Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi! Bác ơi mời bác ngủ. 
Bác vẫn nói nhẹ nhàng như lần trước:
– Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.Bác ngủ không được ngon vì cảm thấy không an lòng. Trời thì mưa, đã thế đoàn công dân đêm nay còn phải ngủ ngoài rừng, chỉ có mỗi cái manh áo mỏng để phủ làm chăn thì sẽ ướt và lạnh lắm. Bác càng nghĩ thì càng nóng ruột. Chỉ mong trời sáng mau mau. 
Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác lo cho chiến sĩ, dân công, cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Lòng vui sướng mênh mông vì được ở bên Người, đêm hôm ấy tôi đã thức cùng Bác. 
Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiên đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng. Bác thật xứng đáng là tấm gương của mỗi chúng ta noi theo. Bác là vị cha già vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc. Bác đã quên đi giấc ngủ đáng quý của mình để hi sinh lo lắng cho tổ quốc. Ngọn lửa hồng năm xưa Bác đã đốt lên cũng như đang thắp sáng tương lai hoà bình cho đất nước ta. 

 

5
20 tháng 7 2016

hayleuleu

20 tháng 7 2016

verry goodleuleu

Cho đoạn văn sau :Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau :

Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại ...... Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!

1.Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ gì

2.Để chứng minh cho đức tính giản dị của Bác tác giả sử dụng những luận cứ nào trong đoạn văn trên

3.Câu "Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm thì không cần người giúp.......Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!". Cụm từ "Trong đời sống của mình" là thành phần gì của câu? Từ thành phần đó hãy xây dựng một câu văn hoàn chỉnh.

4.Qua văn bản trên em học được ở Bác những đức tính, phẩm chất gì? Em hãy kể thêm những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác mà em biết

0
                                BÁC KHÔNG MUỐN NHẬN PHẦN ƯU TIÊN   Suốt một đời tâm niệm là người công bộc của nhân dân, lo trước thiện hạ, vui sau thiên hạ, Bác Hồ của chúng ta luôn hòa mình vào cuộc sống chung của đồng bào, đồng chí, không nhận bất cứ một sự ưu tiên nào người khác dành cho mình.   Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhiều nhân sĩ, trí thức cao tuổi theo Bác lên Việt Bắc,...
Đọc tiếp

                                BÁC KHÔNG MUỐN NHẬN PHẦN ƯU TIÊN

   Suốt một đời tâm niệm là người công bộc của nhân dân, lo trước thiện hạ, vui sau thiên hạ, Bác Hồ của chúng ta luôn hòa mình vào cuộc sống chung của đồng bào, đồng chí, không nhận bất cứ một sự ưu tiên nào người khác dành cho mình.

   Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhiều nhân sĩ, trí thức cao tuổi theo Bác lên Việt Bắc, đi kháng chiến, đèo cao, suối sâu, đường bùn lầy, nhiều vị phải nằm cáng. Anh em phục vụ lo Bác mệt đề nghị Bác lên cáng, Bác gạt đi: "Bác còn khỏe, còn đi được, các chú có nhiệm vụ đưa Bác đi thế này là tốt rồi".

   Năm 1950, Bác Hồ đi Chiến dịch Biên giới. Chuyến đi dài ngày, gian khổ. Anh em cảnh vệ kiếm được một con ngựa, mời Bác lên. Bác cười: "Chúng ta chỉ có 7 người, ngựa chỉ có một con, Bác cưỡi sao tiện?".

   Anh em khẩn khoản:"Chúng cháu còn trẻ, Bác đã cao tuổi, đường xa, việc nhiều,..." Không nỡ từ chối, Bác trả lời:"Thôi được, các chú cứ mang ngựa theo để nó đỡ hộ ba lô, gạo nước và thức ăn. Trên đường đi, ai mệt thì cưỡi. Bác mệt, Bác cũng sẽ cưỡi".

   Cuối năm 1961, Bác về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, một xã có phong trào trồng cây tốt. Tại một ngọn đồi thấp, Bác đứng nói chuyện với nhân dân trong xã. Trời đã gần trưa, tuy đã sang đông mà nắng còn gay gắt. Nhìn Bác đứng giữa nắng trưa, ai cũng băn khoăn. Đồng chí Chủ tịch huyện cho t6imf mượn được chiếc ô, định giương lên che nắng cho Bác, thì Bác quay lại hỏi:

   - Thế chú có đủ ô che cho tất cả đồng bào không?Thôi, cất đi, Bác có phải là vua đâu.

 

Đọc đoạn trên và trả lời những câu hỏi sau:

1. Em hãy nêu những sự ưu tiên mà Bác hoàn toàn xứng đáng được nhận.

2. Tại sao Bác lại không nhận bất kì sự ưu tiên nào từ người khác?

3. Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì?

4. Cách từ chối nhận sư ưu tiên của Bác?

- BÁC HỒ và nhứng bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh Lớp 7-

0
                                      BÁC KHÔNG MUỐN NHẬN PHẦN ƯU TIÊN   Suốt một đời tâm niệm là người công bộc của nhân dân, lo trước thiện hạ, vui sau thiên hạ, Bác Hồ của chúng ta luôn hòa mình vào cuộc sống chung của đồng bào, đồng chí, không nhận bất cứ một sự ưu tiên nào người khác dành cho mình.   Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhiều nhân sĩ, trí thức cao tuổi theo Bác lên Việt...
Đọc tiếp

                                      BÁC KHÔNG MUỐN NHẬN PHẦN ƯU TIÊN

   Suốt một đời tâm niệm là người công bộc của nhân dân, lo trước thiện hạ, vui sau thiên hạ, Bác Hồ của chúng ta luôn hòa mình vào cuộc sống chung của đồng bào, đồng chí, không nhận bất cứ một sự ưu tiên nào người khác dành cho mình.

   Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhiều nhân sĩ, trí thức cao tuổi theo Bác lên Việt Bắc, đi kháng chiến, đèo cao, suối sâu, đường bùn lầy, nhiều vị phải nằm cáng. Anh em phục vụ lo Bác mệt đề nghị Bác lên cáng, Bác gạt đi: "Bác còn khỏe, còn đi được, các chú có nhiệm vụ đưa Bác đi thế này là tốt rồi".

   Năm 1950, Bác Hồ đi Chiến dịch Biên giới. Chuyến đi dài ngày, gian khổ. Anh em cảnh vệ kiếm được một con ngựa, mời Bác lên. Bác cười: "Chúng ta chỉ có 7 người, ngựa chỉ có một con, Bác cưỡi sao tiện?".

   Anh em khẩn khoản:"Chúng cháu còn trẻ, Bác đã cao tuổi, đường xa, việc nhiều,..." Không nỡ từ chối, Bác trả lời:"Thôi được, các chú cứ mang ngựa theo để nó đỡ hộ ba lô, gạo nước và thức ăn. Trên đường đi, ai mệt thì cưỡi. Bác mệt, Bác cũng sẽ cưỡi".

   Cuối năm 1961, Bác về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, một xã có phong trào trồng cây tốt. Tại một ngọn đồi thấp, Bác đứng nói chuyện với nhân dân trong xã. Trời đã gần trưa, tuy đã sang đông mà nắng còn gay gắt. Nhìn Bác đứng giữa nắng trưa, ai cũng băn khoăn. Đồng chí Chủ tịch huyện cho t6imf mượn được chiếc ô, định giương lên che nắng cho Bác, thì Bác quay lại hỏi:

   - Thế chú có đủ ô che cho tất cả đồng bào không?Thôi, cất đi, Bác có phải là vua đâu.

 

Đọc đoạn trên và trả lời những câu hỏi sau:

1. Em hãy nêu những sự ưu tiên mà Bác hoàn toàn xứng đáng được nhận.

2. Tại sao Bác lại không nhận bất kì sự ưu tiên nào từ người khác?

3. Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì?

4. Cách từ chối nhận sư ưu tiên của Bác?

- BÁC HỒ và nhứng bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh Lớp 7-

0