K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2021

Câu 2:

- Bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.

- Ban hành " chiếu khuyến nông " để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng.

- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, mở cửa ải thông chợ búa, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

- Ban chiếu lập học, khuyến khích mở trường học. Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.

4 tháng 5 2021

1 cảm nghĩ: khá ngầu

2Quang Trung đã ăn chơi xa xỉ để xây dựng đất nước, sau đó chế tạo ra bom nguyên tử để thử nghiệm ở nhà ông 

3 Tự đi mà lập!!!

30 tháng 7 2017

- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia.

    - Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân Xiêm, Thanh có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng là giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

4 tháng 4 2017

- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê đã xóa bỏ danh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia.

- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân Xiêm, Thanh có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn là giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, 1 lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

4 tháng 4 2017

Vai trò và những đóng góp to lớn có ý nghĩa quyết định của phong trào Tây Sơn và của vương triều Quang Trung thể hiện trong diễn biến của phong trào Tây Sơn như là người chỉ huy quân Tây Sơn bắt, giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, cũng là người chỉ huy quân Tây Sơn tiến ra Bắc, tiêu diệt chính quyền họ Trịnh và sau đó là chính quyền vua Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, là vị tổng chỉ huy đánh bại 5 vạn quân xâm lược Xiêm, 29 vạn quân xâm lược Thanh, là vị hoàng đế sáng lập ra Vương triều Tây Sơn với nhiều chính sách cải cách tích cực... củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc.

Câu 1:

- Về tư tưởng: Nho giao đã tở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến, là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến, về sau nho giáo càng trở nên bảo thủ lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội 
- Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời đường 
- Văn học: có nhiều nhà văn nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, ... 
- Sử kí: bộ Sử kí của Tư Mã Thiên, Đường thư, Minh sử … 
- Nghệ thuật: hội họa điêu khắc, kiến trúc… đạt trình độ cao, phong cách độc đáo : những cung điện cổ kính (cố cung) 
Về khoa học, kĩ thuật: 
- Có nhiều phát minh quan trọng: giấy viết, nghề in, la bàn, thuốc súng … 
- Kĩ thuật đóng tàu, luyện sắt, khai thác dầu mỏ và khí đốt,…có đóng góp lớn với nhân loại.
  

Câu 3: Trả lời:

- Đinh Bộ Lĩnh:

+ Dẹp loạn 12 sứ quân.

+ Thống nhất đất nước.

+ Tiêu diệt bọn phản quốc.

+ Cải cách đất nước.

- Lê Hoàn:

+ Dẹp loạn quân Tống xâm lược lần thứ nhất.

+ Cai trị đất nước.

+ Tiêu diện bọn phản quớc.

9 tháng 5 2016

mk chỉ bít 1 ít thôi thông cảm nka!

-Ý nghĩa đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm: Là trận thủy chiến lớn nhất, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến xâm lược  Xiêm. Đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên trình độ mới.

-Ý nghĩa Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh: Tạo điều kiện cơ bản thống nhất đất nước. Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

-Ý nghĩa Lịch sử: Lật đổ chính quyền Nguyến-Trịnh-Lê, xóa bỏ chia cách đất nước. Đánh tan xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ độc lập dân tộc lãnh thổ của Tổ Quốc.

5 tháng 10 2016

1. 

Bộ máy nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương, vua nắm mọi quyền hành , bộ máy nhà nước còn đơn giản nhưng thể hiện ý thức độc lập, tự chủ giúp đất nước yên bình.

2. 

Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta :

+ Năm 944, Ngô Quyền mất, hai con trai còn nhỏ, chưa đủ uy tín, lại bị Dương Tam Kha tiếm quyền, các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương khắp nơi lần lượt nổi dậy. Đất nước trở nên rối loạn.
+ Nhà Tống đang có mưu đồ xâm lược nước ta.
+ Năm 965, Ngô Xương Văn mất. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn, 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương. Sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân".

3. 

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), đóng đỏ ờ Hoa Lư (Ninh Bình).
- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, phong vương cho các con, cử các tướng thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt ; xây dựng cung điện, đúc tiền... sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.
- Công lao của Đinh Bộ Lĩnh :
+ Dẹp "Loạn 12 sứ quân" : liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác, dẹp tan "Loạn 12 sứ quân".
+ Xoá bỏ tình trạng phân tán, cát cứ ở các địa phương, đất nước trở nên yên bình, thống nhất.

5 tháng 10 2016

4. 

Ngô Quyền xưng vương, chọn đất đóng đô, xây dựng cung điện, xoá bỏ bộ máy cai trị cũ của họ Khúc, thiết lập bộ máy chính quyền mới, cử người tâm phúc trấn giữ các châu quan trọng... là những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước.

5.

Vì : 

Dương Tam Kha vì mưu lợi riêng, nhân khi các con Ngô Quyền còn nhỏ đã tiếm ngôi. Các quan lại trong triều đình, địa phương phản đối. Sau khi nhà vua giành lại ngôi báu, uy tín triều đình lúc này đã giảm sút, hệ thống cai trị thiếu chặt chẽ, quan hệ trung ương — địa phương lỏng lẻo, các thế lực trong nước nổi dậy... gây ra "Loạn 12 sứ quân".

6.

Công lao lớn nhất của Ngô Quyền là đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập ; Đinh Bộ Lĩnh là người có công dẹp "Loạn 12 sứ quân", xoá bỏ tình trạng phân tán cát cứ, thống nhất đất nước.

12 tháng 11 2016

1, trong các triều đại phong kiến Trung Quốc triều đại nhà Đường phát triển thịnh vượng nhất vì: Thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền. Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.
Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố’ chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết. Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất Châu Á

2,

+)Xã hội phong kiến được hình thành từ rất sớm ở Ấn Độ (thế kỉ II) đến thời Gúp-ta được xác lập và phát triển thịnh vượng nhất dưới thời Ấn Độ Mô-gôn.

+) các thành tựu văn hóa của Ấn Độ:

- có chữ viết riêng phổ biến nhất là chữ Phạn

-đạo Bà La Môn, đạo Hin-đu là tôn giáo phổ biến

-nghệ thuật kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình thạp nhọn nhiều tầng, trang trí tỉ mỉ,....

+) dùng chữ Phạn viết kinh Vê-đa

+) nổi tiếng là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na

+)đến thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa là ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ

12 tháng 11 2016

câu 3 với câu 4 mai mình làm nha! giờ mình pp! đi nhủ ây

Câu 20: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua? A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình Câu 21: Quốc gia Đại Việt thời kì này có vị trí như...
Đọc tiếp

Câu 20: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua? A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình Câu 21: Quốc gia Đại Việt thời kì này có vị trí như thế nào ở Đông Nam Á? A. Lớn nhất Đông Nam Á. B. Phát triển ở Đông Nam Á. C. Trung bình ở Đông Nam Á. D. Cường thịnh nhất Đông Nam Á. Câu 22: Điểm tiến bộ nhất của luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là? A. Thực hiện chế độ hạn nô B. Chú ý vào sức kéo trong nông nghiệp C. Chiếu cố đến những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội D. Chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc Câu 23: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì? A.Phường hội B. Quan xưởng C. Làng nghề D. Cục bách tác Câu 24: Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách A.Lộc điền B.Quân điền C.Điền trang, thái ấp D.Thực ấp, thực phong Câu 25: Vì sao nhà Lê lại chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì? A.Đảm bảo lực lượng lao động cho sản xuất B.Ảnh hưởng bởi tư tưởng nhân văn của Phật giáo C.Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo D.Muốn hạn chế sự xuất hiện của các đại điền trang như thời Trần Câu 26: Ai là người được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới? A.Nguyễn Trãi B.Lê Thánh Tông C.Ngô Sĩ Liên D.Lương Thế Vinh Câu 27: Văn học Đại Việt thời Lê sơ không đi sâu phản ánh nội dung nào sau đây? A.Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc B.Thể hiện lòng tự hào dân tộc C.Phê phán xã hội phong kiến D.Thể hiện tinh thần bất khuất cả dân tộc Câu 28: Vì sao Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục ở thế kỉ XV? A.Chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của nhà nước đến văn hóa giáo dục B.Có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng C.Nền kinh tế hàng hóa phát triển D. Tiếp thu tiến bộ của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa Câu 29: Nguyên nhân chính nào giúp Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn thời Lê sơ? A.Do Phật giáo và Đạo giáo suy yếu B.Nhân dân không ủng hộ đạo Phật C.Nho giáo hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng chính quyền trung ương tập quyền D.Nho giáo đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt từ lâu đời Câu 30: Tình hình nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI có điểm gì nổi bật? A. khủng hoảng suy vong B. phát triển ổn định C. phát triển đến đỉnh cao D. phát triển không ổn định Câu 31: Dưới thời Lê Tương Dực, mọi quyền hành nằm trong tay ai? A. Lê Uy Mục B. Trịnh Tùng C. Trịnh Duy Sản D. Mạc Đăng Dung Câu 32: Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là "quân ba chỏm" A. khởi nghĩa Trần Tuân B. khởi nghĩa Trần Cảo C. khởi nghĩa Phùng Chương D. khởi nghĩa Trịnh Hưng Câu 33: Năm 1527 diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam? A. chiến tranh Trịnh - Nguyễn kết thúc B. chính quyền Đàng Ngoài được thành lập C. chính quyền Đàng Trong được thành lập D. Mạc Đăng Dung lập ra triều Mạc Câu 34: Cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến trong thế kỉ XVI - XVII không để lại hậu quả nào sau đây? A. đất nước bị chia cắt B. khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt C. sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm D. nền kinh tế hàng hóa có điều kiện phát triển Câu 35: Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn A. Đánh bại quân xâm lược Xiêm. B. Đánh bại quân xâm lược Thanh. C. Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn. D. Đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh. Câu 36: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc? A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt. B. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn. C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước. Câu 37: Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)? A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt. B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc. C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công. D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.

1
5 tháng 5 2021

20. A

21. D

22. C

23. D

24. B

25. A

26. A

27. C

28. A

29. C

30. A

31. C

32. B

33. D

34. D

35. D

36. D

37. A