Chọn các từ ngữ thích hợp hoặc câu thích hợp điền vào chỗ trống, để làm phương tiện liên kết đoạn văn. (trang 54, 55 SGK Ngữ văn 8 tập 1).a) Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân./…/ oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh sơn tinh.(Theo Sơn Tinh, Thủy Tinh)(từ...
Đọc tiếp
Chọn các từ ngữ thích hợp hoặc câu thích hợp điền vào chỗ trống, để làm phương tiện liên kết đoạn văn. (trang 54, 55 SGK Ngữ văn 8 tập 1).
a) Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.
/…/ oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh sơn tinh.
(Theo Sơn Tinh, Thủy Tinh)
(từ đó, từ nãy, từ đấy)
b) Trong thời kì quá độ, bên những thành tích tốt đẹp là chính, vẫn còn sót lại những cái xấu xa của xã hội cũ như: tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu, đánh con, đập vợ,… Đối với những thói xấu đó, văn nghệ cũng cần phải phê bình rất nghiêm khắc, nhằm làm cho xã hội ta ngày càng lành mạnh tốt đẹp hơn.
/…/: phải có khen, cũng phải có chê. Nhưng khen hay là chê đều phải đúng mức. Khen quá lời thì người được khen cũng hổ ngươi. Mà chê quá đáng thì người bị chê cũng khó tiếp thụ.
(Theo Hồ Chí Minh, Bài nói chuyện tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III)
(nói tóm lại, như vậy, nhìn chung)
c) Tháp Ép-phen không những được coi là biểu tượng của Pa-ri, mà còn là biểu tượng của nước Pháp. Nó được dùng để trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những tem thư và bưu ảnh,…
/…/ điều đáng kể là việc xây dựng tháp đã là một bài học có giá trị về óc sáng tạo và tổ chức trong công tác xây dựng.
(Theo Bàn tay và khối óc)
(nhưng, song, tuy nhiên)
d) Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:
Chị ơi, em… em - Nó bỏ lửng không nói tiếp. tôi bỏ bát bún đang ăn dở nhìn nó khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như nó định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại.
- Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội ? - Nó nhìn tôi không chớp mắt.
/…/ Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải nói với nó ra sao ? Đi bộ đội hay đi học ?
(Theo Thuỳ Linh, Mặt trời bé con của tôi)
(Đi bộ đội hay đi học?, Thật khó trả lời.)
1.Chỉ ra phép nói quá và cho biết nội dung biểu thị của nó trong các ví dụ sau: In đậm
a) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai cũng bầm gan tím ruột.
Ý nghĩa : nói lên tội ác của giặc khiến cho người ta phải "bầm gan tím ruột"
b) Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng
Ngày tháng 10 chưa cười đã tối.
Ý nghĩa : Tháng năm đêm ngắn ngày dài, tháng 10 ngày ngắn đêm dài
2. Nêu những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh
- Bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình, theo dòng thời gian buổi tựu trường.
- Kết hợp thức tự sự, miêu tả và biểu cảm tinh tế.
- Giọng điêu trữ tình trong sáng
- Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên bởi tình huống, tình huống, tình cảm ấm áp, trìu mến của người lớn đối với các em nhỏ và khung cảnh thiên nhiên, khung cảnh ngôi trường và cách so sánh gợi hình, gợi cảm.
Câu 2:
Truyện ngắn Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh đã diễn tả cảm xúc của nhân vật tôi trong buổi đầu tiên đến trường hết sức tinh tế. Thành công của truyện ngắn này được thể hiện trước tiên qua các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm.
-Truyện kết hợp hài hòa giữa miêu tả, tự sự và biểu cảm; bố cục được sắp xếp theo dòng hồi tưởng của nhân vật về buổi tựu trường đầu tiên nên dễ cảm nhận.
– Truyện có nhiều tình cảm dạt dào về một thời tuổi thơ nên đậm chất trữ tình. Truyện cũng để lại nhiều chi tiết thú vị:
+ Lòng yêu mến, sự lo toan của người lớn đối với trẻ con trong lần đầu tiên các em được cắp sách đến trường.
+ Hình ảnh một buổi sớm mai đầy sương thu và gió lạnh, con đường làng vừa quen vừa lạ, ngôi trường Mĩ Lí, lớp học mới, bạn bè mới…
– Đặc biệt là những hình ảnh so sánh gắn với thiên nhiên, diễn tả cảm xúc và tâm trạng nhân vật:
+ Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
+ Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
+ Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
Tất cả các chi tiết trên đã góp phần tạo nên chất thơ, chất trữ tình đằm thắm, thiết tha cho tác phẩm.