nhiều người cho rằng nên giữ gìn và phát huy truyền thống trong xã hội hiện đại.Ý kiến của em về vấn đề trên như thế nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài:
- Giới thiệu buổi chào cờ đầu tuần: Vào ngày thứ 2 hàng tuần , trường em tổ chức buổi sinh hoạt tập thể dưới sân trường.
II. Thân bài:
- Tả bao quát:
+) Đúng 7 giờ sáng , học sinh các khối tập trung đầy đủ sân trường,ai ai cũng mặc trên mình những trang phục của đội hết sức chỉnh tề và ngay ngắn.
- Nghi thức:
+) Bạn liên đội trưởng mời các chi đội trưởng lên báo sĩ số lớp.
+) Học sinh đứng dưới khán đài trang nghiêm tự hòa hát lên bài ''Quốc ca'' và hướng ánh mắt lên lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay trước gió và nắng.
+) Cô tổng phụ trách và cô hiệu trưởng đưa ra xếp loại cho các lớp và nêu những ý chính chung cho tuần tới.
.....
III. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về buổi chào cờ đầu tuần :Em cảm thấy rất vui và có thêm nhiều động lực để học tập,.....
nhà văn Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27/9/1920 tại làng Nghĩa Đô, Từ Liêm thuộc phủ Hoài Đức xưa (nay là phường Nghĩa Đô, Hà Nội). Là người gốc Hà Nội, ông hiểu và yêu Hà Nội sâu sắc.
Câu chuyện ngầm phê phán những người có vốn hiểu biết hạn hẹp nhưng lại thường ra vẻ ta đây tài giỏi, tự cao và khoác lác. Thế giới vốn dĩ rộng lớn nên mỗi người cần phải khiêm tốn và không ngừng mở mang kiến thức, hiểu biết. Nếu cứ khăng khăng không chịu tiếp thu kiến thức mới, có thể bạn sẽ phải trả giá rất đắt như cái chết của con ếch.
Ngoài ra, truyện cũng phần nào đó nói lên bài học về sự thích nghi với hoàn cảnh sống. Sống quá lâu trong một môi trường nhỏ hẹp, trì trệ sẽ khiến bạn mất khả năng nhìn nhận, đánh giá khách quan sự vật, hiện tượng, không thể thích nghi với hoàn cảnh mới.
Mạng xã hội là một phương tiện kết nối con người với con người. Bên cạnh đó, nhờ có mạng xã hội mà những thông tin được lan truyền cực kì nhanh chóng. Chỉ cần một cú click chuột hay gõ một từ khoá tìm kiếm chúng ta có thể biết đầy đủ thông tin, cập nhật những tin tức mới nhất. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng là con dao hai lưỡi có thể làm ảnh hưởng đến tinh thần, thậm chí đe doạ đến tính mạng con người, đặc biệt hiện tượng làm nhục trên mạng xã hội ngày nay dường như là một " trào lưu" được đông đảo mọi người tham gia và xem đó là thú vui.
Làm nhục là một hành vi gây tổn thương đến danh dự và nhân phẩm của người khác bằng những phương tiện như ngôn ngữ hay hành động, khiến người bị xúc phạm cảm thấy áp lực, tiêu cực trong suy nghĩ gây nên những hệ lụy nghiêm trọng. Khi mạng xã hội phát triển, nhiều người lợi dụng nó làm nơi trút bỏ những bức xúc của bản thân, rồi buông lời lẽ thô tục, chửi rủa, lăng mạ, hạ uy tín của người khác, kêu gọi những người đồng quan điểm, ùa theo nói xấu, đe doạ người khác. Nhiều học sinh vì một chuyện nhỏ nhặt, lên Facebook chửi cô thầy là ông nọ bà kia, nói năng cộc lốc ,vô lễ, thậm chí còn bịa chuyện để làm thầy cô mất mặt. Thành phần khác vì tức giận ba mẹ mà lên mạng than vãn, chửi rủa: " Ông ấy không phải là cha tôi, ông ấy thật tàn nhẫn" kèm theo đó là những dòng bình luận tỏ thái độ bất bình, vô lễ với người lớn. Nhiều học sinh, sinh viên xem đó như là một công cụ để lăng nhục bạn bè, vào chửi rủa nhau bằng những ngôn ngữ thô tục, khó chấp nhận. Thậm chí gây gổ đánh nhau, giật tóc, lột hết quần áo của bạn mình rồi quay video đăng lên mạng xã hội để mọi người vào bàn tán, khiến xôn xao trong dư luận. Đặc biệt, một bộ phận giới trẻ , vì đam mê các thần tượng của mình mà đi lăng nhục, chửi rủa những người khác được xem là "đối thủ" của thần tượng họ với những lời lẽ vô cùng khiếm nhã, tiêu cực. Nhiều người sẵn sàng buông những lời lẽ thoá mạ người khác mà không hề nghĩ đến cảm xúc của họ, chỉ biết a-dua, fan phong trào mà vào làm những "anh hùng bàn phím" xúc phạm người khác thậm tệ, dù chưa biết mọi chuyện thực hư.
Những hành làm nhục, xúc phạm người khác trên mạng xã hội đã để lại những hậu quả nghiêm vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt là với "nạn nhân"- những người bị làm nhục. Những người bị xúc phạm, lăng nhục sẽ cảm thấy áp lực kinh khủng. Họ phải gặm nhấm nỗi đau với những lời lẽ thiếu suy nghĩ từ cư dân mạng, thậm chí nhiều người vì căng thẳng quá mức mà tìm đến cái chết. Một số khác, bị rối loạn tinh thần, vì sợ mất mặt mà mặc cảm, tự ti, không dám đến trường, bước ra xã hội.
Ai cũng có quyền tự do ngôn luận, nhưng không ai có quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm, và xâm phạm thân thể của người khác. Hãy là những người hành xử văn minh, tôn trọng người khác như đối với chính mình, xây dựng một môi trường xã hội mạng văn hoá, an toàn, thân thiện và phát triển.
Năm nào cũng vậy, cứ đến 29 Tết, em và mẹ lại rủ nhau đi chợ xuân. Trên đường đi, các phương tiện lưu thông thuận lợi.
Gần Tết, không khí thường trở lạnh. Cái lạnh như cắt da cắt thịt, mưa phùn lại rơi nhiều hơn khiến cho mọi người ai cũng muốn nhanh thật nhanh trở về nhà sum họp bên tổ ấm gia đình.
Đường Trường Chinh vốn là một con đường thường xuyên xảy ra hiện tượng ách tắc. Gần Tết, số người tham gia giao thông lại càng đông hơn, khiến cho con đường tắc cả một đoạn dài. Em và mẹ phải cố gắng lắm mới nhích lên được một chút. Trời mưa mỗi lúc một mau khiến cho đường càng trở nên trơn và bẩn. Giữa dòng người đông đúc, thấp thoáng bóng dáng một chú công an. Chú mặc bộ đồng phục công an, bên ngoài khoác một chiếc áo mưa màu xanh lá vối. Tay chú cầm một chiếc dùi cui giơ lên giơ xuống không ngừng.
Đầu chú đội một chiếc mũ công an ngay ngắn bên dưới là khuôn mặt chữ điền, toát lên vẻ hiền lành, phúc hậu. Trong làn mưa, đôi mắt đen to của chú lấp lánh. Còn làn da hơi ngăm màu bánh mật càng tỏ rõ vẻ rắn rỏi, khỏe mạnh của người chiến sĩ. Trên ngực chú đeo một chiếc thẻ đề tên và chức vụ rất ngay ngắn. Thỉnh thoảng chú lại đưa chiếc còi đeo trên ngực lên miệng thổi đế’ báo hiệu cho các phương tiện giao thông. Mọi động tác của chú rất nhanh chóng và chính xác.
Càng lúc dòng người càng đông, con đường Trường Chinh trở nên chật chội hơn. Các phương tiện không đi theo một hàng lối nhất định, xe nào xe nấy mạnh ai nấy đi. Vỉa hè giờ cũng trở thành đường đi.
Trước tình hình đó, chú vừa thổi còi vừa hướng dẫn cho một số chiếc xe máy đi lùi vào phía trong và tiến lên phía trên để lấy chỗ cho chiếc xe ô tô phía sau tiến thẳng lên không lấn sang phần đường ngược chiều. Chú cố gắng chia đường làm hai: một dòng đi lên, một dòng đi xuống. Nhanh nhẹn tháo vát, chú chạy lên chạy xuống để hướng dẫn cho xe đi đúng phần đường qui định. Chiếc áo mưa màu xanh rách mất mảng lớn phía sau nhưng chú cũng chẳng nề hà. Mặt chú ướt đẫm nước mưa nhưng tay chú vẫn luôn điều chỉnh hướng đi cho xe. Dòng xe cộ lộn xộn dần dần được phân thành hai luồng. Một luồng đi lên, một luồng đi xuống không bên nào lấn đường bên nào.
Giải quyết tạm ổn chỗ ách tắc, chú nhanh nhẹn chạy lại phía dầu ngã tư, chỗ đèn xanh đèn đỏ rồi ra hiệu cho luồng xe đi lên được phép rẽ phải. Được khoảng một phút khi luồng ngược chiều đã nhiều xe, chú lại ra hiệu cho luồng xe rẽ phải dừng lại nhường đường cho luồng xe đi thẳng. Cứ thế hai luồng xe thay phiên nhau đi. Em và mẹ cũng tuân thủ rất tốt hiệu lệnh của chú công an. Khoảng một lúc sau đường đã thông hơn. Trên khuôn mặt ướt nước mưa và mồ hôi của chú thoáng nở một nụ cười mãn nguyện trước thành quả lao động của mình./Em rất khâm phục các chú – những con người luôn ngày đêm không quản gian khó phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Sau này nhất định em sẽ trở thành một chiến sĩ công an, trở thành người đảm bảo an toàn cho xã hội.
Phép liên kết trong đoạn văn trên là: phép lặp, phép thế, phép nối.
Phép liên kết trong đoạn văn trên : phép lặp, phép thế, phép nối.
Câu 1: D Câu 4: C Câu 5: A Câu 7: A
Câu 2: B Câu 3: D Câu 6: B Câu 8: C
Câu 9: Trăng lúc này không chỉ là thực thể ngoài tự nhiên mà còn có nhiều cảm xúc, tình nghĩa và suy nghĩ.
Câu 10: Tình yêu quê hương cũng như tình yêu đất nước là tình cảm thiêng liêng và cao đẹp. Thứ tình cảm này không cần ai dạy mà cũng sẵn có trong dòng máu dân tộc con người Việt. Nó như một ngọn lửa sôi sục trong dòng máu chúng.
Tham khảo nhé (xin lỗi, bài của tớ trình bày theo kiểu nghị luận nên hơi dài, tớ viết trên Word nên nó mới thế này nhé):
Trước sự thay đổi chóng mặt của cuộc sống, nhịp sống trước kia dần trở nên hối hả. Công nghệ phát triển mạnh mẽ, chúng ta không phải lặn lội đường xa chỉ để gặp nhau một buổi, giờ đây chúng ta có thể nhắn tin cho nhau qua những chiếc điện thoại hay máy tính, không mất công viết thư. Vì vậy mà người ta lãng quên những truyền thống quý báu của dân tộc, cho rằng đó là lạc hậu. Có người nói rằng nên phát huy những truyền thống này.Vậy quan niệm nào là đúng, sai?
Theo tôi, trước tiên chúng ta nên nhớ đến công lao của cha ông. Họ đã đi trước chúng ta nhiều thế hệ, cuộc sống của họ nghèo hơn cuộc sống bây giờ của chúng ta rất nhiều. Họ chất phác, thật thà chứ không mánh khóe, khôn lỏi như một số người chúng ta bây giờ. Cuộc sống nghèo khó đã giúp cha ông đúc kết nên những bài học quý báu truyền lại cho chúng ta. Tại sao tôi dùng từ “quý báu” ở đây? Tôi có thể lược nó đi hay thay thế nó bằng một số từ ngữ khác, nhưng những truyền thống của cha ông là những truyền thống rất tốt đẹp, đáng để chúng ta học tập chứ không cổ hủ hay mê tín dị đoan, vì vậy tôi mới dùng từ “quý báu”. Có thể kể đến như “Lá lành đùm lá rách”. Câu thành ngữ này muốn nhắn nhủ con người phải biết đùm bọc, chia sẻ và giúp đỡ nhau đặc biệt là lúc khó khăn, hoạn nạn. Vì được thấm nhuần vào máu những tư tưởng tốt đẹp nên con người Việt Nam không bao giờ lãng quên nhau, luôn luôn sống đẹp, biết đoàn kết và giúp đỡ nhau. Đó là vì sao chúng ta nên phát huy truyền thống: vì đó là những truyền thống dạy ta cách sống đẹp, sống có ích, đáng học tập.
Những truyền thống này cũng góp phần làm nên lịch sử. Thí dụ như câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Câu tục ngữ này dạy chúng ta phải biết hợp tác chặt chẽ lúc làm việc chung, biết đoàn kết tương trợ. Nếu không được thấm vào óc tư tưởng này, làm sao chúng ta có thể đánh thắng những kẻ thù hùng mạnh bậc nhất thế giới như Pháp, Mĩ? Những chiến thắng lẫy lừng ấy được làm nên từ sự đoàn kết, hợp tác của quân dân Việt Nam. Hay sau Cách mạng tháng Tám, nếu dân tộc ta không đoàn kết, không có tinh thần “Thương người như thể thương thân” thì làm sao chúng ta có thể đưa đất nước khỏi hiểm nghèo? Đó là vì mỗi người đều thấm nhuần những tư tưởng tốt đẹp của cha ông truyền lại. Tuy mỗi đạo lí khác nhau và đôi lúc không dây mơ rễ má gì với nhau nhưng lại góp phần làm nên cuộc sống ngày nay. Tôi xin nói thêm: không có đạo lí, có truyền thống thì không có lịch sử. Vì lịch sử là từ những con người đã thấm nhuần đạo lí ấy mà ra.
Nguyên nhân thứ ba khiến tôi đồng tình với quan điểm phát huy truyền thống là vì nếu không có nó, Việt Nam sẽ chẳng thu hút được nhiều khách du lịch đến thế. Những điều khiến khách du lịch ấn tượng với một nơi nào đó bao gồm thiên nhiên, văn hóa, bản sắc và con người. Vì đã hấp thu những truyền thống tốt đẹp của cha ông, con người Việt Nam ý thức được rằng có thân thiện, mến khách thì mới có người muốn tìm hiểu. Nếu không được dạy bảo những truyền thống ấy, người Việt Nam trong con mắt của người nước ngoài sẽ không còn là “thân thiện, mến khách, nhiệt tình”. Hơn nữa, những truyền thống cũng là một phần bản sắc của dân tộc, phát huy chúng chứng tỏ chúng ta luôn hướng về cội nguồn, về quê hương và có lòng tự tôn dân tộc. Sẽ luôn là đúng khi giữ gìn bản sắc dân tộc trừ phi những truyền thống ấy mang tư tưởng cổ hủ, hẹp hòi, khi ấy chúng sẽ không đáng để học tập
em đồng tình về vấn đề với ý kiến trên