K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2020

QUAN HỆ TỪ:

- Định nghĩa những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu trong đoạn văn nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Các QHT thường gặp: Và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về...

   + VD: Bông hoa hồng hoa cúc đều đã héo rũ.

- Ý nghĩa: QHT được dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,....giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

25 tháng 10 2020

 Vào dịp Tết Nguyên Đán năm em học lớp sáu, lần đầu tiên được nhìn thấy cây mai vàng bằng mắt thật, em đã “phải lòng” loài hoa này. Mỗi mùa xuân về, mai vàng nở rộ khiến trong em dâng trào nhiều cảm xúc khó nói thành lời. Vì nhiều lí do mà mai vàng trở thành loài cây mà em yêu thích nhất.

Mai vàng quý nhất là ở hoa của nó. Hoa mai màu vàng rực, sáng tươi gần giống màu của vàng – kim loại quý, nên nó thường lấy làm biểu tượng cho sự sang giàu, sung túc. Hoa mai thường có 5 cánh, cá biệt gia đình nào mà có bông mai vàng 7 cánh thì năm đó sẽ được “đại cát đại quý”. Do đó, mai vàng được liệt vào danh sách “tứ quý” là tùng, cúc, trúc, mai.

Không chỉ sang trọng, vẻ đẹp của cây mai là vẻ đẹp thanh cao. Những cành mai mềm, mảnh dẻ, khẳng khiu, tưởng như khô ráp, thô sơ nhưng lại tạo ra được trăm bông hoa rực vàng. Mai không làm đẹp cho mình như các loài cây bóng mướt quanh năm khác, mai chú trọng tạo nên giá trị sau cùng. Suốt cả năm dài tích lũy, duy nhất vào mùa xuân mai cho hoa đẹp – tạo nên những ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc sống. Mai là loài cây mảnh dẻ, thuần khiết, thanh cao. Hoa mai thường nở thành từng chùm, tươi rói, rực rỡ và đặc biệt rất lâu tàn.

Xem thêm:  Cảm nhận về đoạn trích trong bài Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi

Mai vàng là một trong những loài cây đặc trưng của Việt Nam. Mai thường nở hoa vào mùa xuân, đúng dịp Tết Nguyên Đán nên cùng với hoa đào (ở miền Bắc), mai trở thành loại cây không thể thiếu. Em có thể thấy cả mùa xuân ùa về trên cành mai vàng.

Nhà em có trồng một cây mai vàng. Ba mua nhân dịp Tết năm ngoái. Có cây mai vàng đặt trước sân, cả căn nhà em như sáng hẳn lên. Ba em thường trang trí cho cây mai trở nên bắt mắt hơn. Ba quấn bộ đèn nháy xanh đỏ dọc theo các cành và thân cây. Trên mỗi cành mai, ba lại treo vài ba phong bao lì xì đỏ thắm và các quả đèn lồng, bùa may mắn, thẻ phật… nhỏ nhỏ xinh xinh. Từ xa nhìn, cây mai lấp lánh những ánh vàng ánh đỏ khiến lòng người háo hức. Ai vào nhà chơi cũng khen nhà em có phúc, mua được cây mai đẹp quá. Nếu có đi xa quê lâu ngày, nhìn thấy cây mai vàng ai lại không rưng rưng cảm xúc nhớ về gia đình, về cái Tết cổ truyền đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Mai chính là quê hương, là một phần cuộc sống của em.

Em yêu cây mai vàng còn bởi nó mang trong mình cái khí chất của dân tộc con Lạc cháu Rồng. Ngay như trong đạo Nho, mai vàng tượng trưng cho lòng người quân tử, bậc lãnh đạo. Người quân tử thanh cao và đoan chính như cành mai vàng trước gió đông. Trên các trang phục lộng lẫy thường có hình thêu hoa mai vàng như sự đề cao địa vị và trí tuệ. Mai vàng như bậc tri âm, tri kỷ với những hào kiệt gặp thời loạn lạc vẫn giữ cốt cách. Có khi, người Việt còn quan niệm mai vàng tượng trưng cho vẻ đẹp đài các, đoan trang của người phụ nữ. Do đó, các loại trang sức giá trị thường lấy cảm hứng từ hoa mai vàng mà thiết kế. Con người Việt Nam nói chung luôn coi trọng danh dự hơn là bề ngoài, thà “Chết vinh còn hơn sống nhục”, giản dị nhưng luôn thanh tao. Thơ ca xưa và nay đều nhắc đến mai vàng với biểu tượng cao quý đó. 

Tham khảo nhé.

25 tháng 10 2020

Cảm ơn @cute chanel@

30 tháng 10 2020

Đông qua là xuân tới. Khi từng đàn chim én chao lượn trên bầu trời mang thông điệp báo hiệu mùa Xuân đang về. Không như mùa đông lạnh giá, mùa hè chói chang ánh nắng, mùa thu buồn với những chiếc lá vàng rơi, mùa xuân mang tới cho chúng ta một không khí ấm áp, dịu hiền. Cái thời điểm kỳ diệu của mùa Xuân khiến tâm hồn người ta bừng lên sự sống mới. Mùa xuân được ví như một nàng chúa xuân xinh đẹp mà Thượng Đế đã ban tặng cho loài người. Đó là một món quà vô giá. Tô điểm cho cảnh đẹp mùa xuân là những loài hoa sặc sỡ và đặc biệt không thể thiếu là cành mai, cành đào. Nó đã trở thành biểu tượng đặc sắc nhất trong những ngày Tết hàng năm.

Xuân về, chim muôn cũng từ khắp nơi bay về hưởng sắc cảnh mùa xuân, mùa hội tụ sau một thời kỳ trú đông dài. Mùa xuân - mùa của sự sinh sôi. Mùa đem tới sức sống mới cho vạn vật trong đó cũng có cả Con người chúng ta. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi, len qua từng chiếc lá, cành cây, ngọn cỏ. Hơi xuân lướt nhẹ nhàng qua từng con phố, bay trên những con đường, hòa vào dòng người hối hả một cách chậm rãi để người người cảm nhận được mùa Xuân đang về. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi, vạn vật như bừng tỉnh sau những đêm dài lạnh lẽo của Mùa Đông, hít từng hơi nhỏ thấm sâu vào đường gân thớ mạch, đánh thức những gì còn trong cơn "ngái ngủ".

Mùa Xuân - mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mãi, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi "sắc" của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng Đông Bắc còn hoa mai hòa mình vào ánh nắng vàng rực rỡ của Miền Nam. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác trên mình một lớp chồi biếc xanh tươi mang đầy nhựa sống.

Con người cũng không nằm ngoài lẽ tự nhiên ấy. Với tất cả dân tộc trên Trái đất, bất kể khác biệt về văn hóa, mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa gửi gắm những yêu thương tới mọi người. Xuân về cùng với quất hồng, đào thắm và những cánh én xôn xao, ta nghe tiếng khèn gọi bạn tình ở trên vùng núi cao, thấy những ánh mắt lúng liếng trao duyên ở các đám hội đồng bằng. Và đó đây là tiếng cười rộn rã của những đám rước người yêu thương về sống chung một nhà.

25 tháng 10 2020

Mình đang cần rất gấp. ai trả lời đúng mk k cho

25 tháng 10 2020

mình nghĩ cái này bạn nên hỏi google nhé

25 tháng 10 2020

Phượng không thơm, phượng chưa hẳn là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang.

Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xòe ra, trên đậu khít nhau bằng muôn ngàn con bướm thắm. Màu hoa phượng chói lói, sinh sống như sắc máu người. Ấy là lời kêu kỳ bí của mùa hè; trong nắng chói chang, mùa hè thét lên những tiếng lửa.

Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một lần gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa.

Người ta hay trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường. Vì sao? Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh yêu và hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan họa với phượng thắm tươi?

Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy!

Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang; hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng; thôi nghỉ hè sắp đến đây! Mùa thi cử sắp đến.

Thi cử cho các anh sắp ra trường, lười biếng của các em còn ở nhiều năm. Sự học một bên căng, một bên chùng, đều ghi dấu hoa phượng. Các em ngồi trong lớp làm bài, tay không muốn chạy nhanh. Vì gần nghỉ, nên các em nghỉ ngay lúc còn chưa nghỉ. Phượng đỏ thế kia mà! Khắp các cành đều có hoa; hoa nở, hoa rơi, hoa bay, đến cả ngoài vườn xa không có cây mà cũng có hoa phượng.

Các chàng trai trẻ vui tay nhặt cánh phượng trên cỏ xanh, lẩn thẩn như bùi ngùi. Có người bỏ vào sách ép, có người bỏ cả vào thư gửi đi. Hoa phượng tươi, tươi nhưng mà tươi quá quắt; hoa phượng đẹp nhưng mà đẹp não nùng. Ai xui hoa phượng nhiều như vậy? Ai dạy cho hoa phượng cái màu xa xăm? Phượng vui; cái vui tươi như là làm cho thái quá để che dấu cái sầu uất.

Cái sầu nghỉ hè, vâng, nhất là đối với những chàng sắp ra trường, mà trước khi ra, phải trải một cuộc thi. Những chàng ấy chăm ngay từ đầu năm; đến lúc hoa phượng đậm màu, lại càng gấp gáp. Vài chàng bấy lâu nhác biếng, nay cùng bị màu hoa phượng đẩy cho ở sau lưng. Phượng hồng, phượng đỏ, phượng xác pháo, phượng máu người, phượng cứ nở, các anh cứ cố học; sắc phượng mệt mỏi lắm sao! Thật đúng với lòng các anh, gắng sức nhưng mà buồn bã. Các anh đã nghĩ đến hè, đến lúc ra trường, đến ngã ba đường phải chọn hướng đi, đến cuộc đời đang rình các anh mà chụp bắt.

Rồi một hôm, trống đánh: Các anh ngồi thi. Ôi, bài văn bí quá, bài tính mãi không ra, các anh toát mồ hôi, ngó quanh quẩn như cầu cứu, nhìn ra cửa sổ thấy bóng phượng ở ngoài sân! Rồi kẻ đậu thì bỏ mặc bông phượng mà vui vầy; kẻ hỏng buồn riêng một mình, bạn bè cũng không, chỉ biết thơ thẩn cùng bông phượng. Họ đi giữa đường, dầm xác bông phượng, họ ngồi thơ thẩn, bỏng phượng cũng rụng bên mình. Bàn tay mân mê bông phượng, cái sắc đỏ ám ảnh quá, đỏ một cách tức tối, đỏ một cách tuyệt vọng.

Phượng cứ nở. Phượng cứ rơi. Bao giờ cũng có hoa phượng rơi, bao giờ cùng có hoa phượng nở. Nghỉ hè đã đến. Học sinh sửa soạn về nhà. Nhà chưa về, cái vui gia đình đâu chưa thấy, chỉ thấy xa trường, rời bạn; buồn xiết bao! Những cuộc tình duyên giữa bạn bè đến lúc rẽ chia, cũng rẽ chia dưới màu hoa phượng; dù hữu tâm, dù vô tình, người nào cũng có sắc hoa phượng nằm ở trong hồn. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt. Nhớ một trưa hè gà gáy khan. Nhớ một thành xưa son uể oải.

Thôi học trò đã về hết, hoa phượng ở lại một mình. Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ, cây cối ngủ. Chỉ có hoa phượng thức đề làm vui cho cánh trường. Hoa phượng thức nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, muốn lim dim. Gió qua, hoa giật mình, một cơn hoa rụng.

Cứ như thế, hoa-học-trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bạn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi. Hoa phượng mưa. Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng nở, hoa phượng nhắc nhở. Ba tháng trời đằng đẵng. Hoa phượng đẹp với ai; khi học sinh đã đi cả rồi!

Ngay từ những ngày còn nhỏ, tôi vẫn hay cùng bà ngồi trò chuyện dưới bóng dừa xanh tốt. Cây dừa từ đó đi vào tiềm thức của tôi như một phần không thể thiếu của tuổi thơ.

Ngôi làng tôi ở trồng rất nhiều dừa. Ngay từ cổng làng, hai hàng dừa đã sừng sững đứng đó như một biểu tượng của quê hương. Những ai đi xa, chỉ cần nhìn thấy bóng dừa là đã cảm nhận được sự gần gũi, thân thương của mảnh đất quê hương yêu dấu. Dừa đã đứng đó tự bao giờ, dang cánh tay để đón chào những người con như sự ấm áp của vòng tay mẹ.

Có lẽ hình ảnh cây dừa đã không còn xa lạ đối với con người. Dừa được trồng ở rất nhiều miền quê và trở thành biểu trung cho nông thôn Việt Nam. Thân dừa to tròn, màu nâu, sần sùi từng mảng. Nó thẳng đứng vươn cao chọc vào bầu trời trọng xanh. Có những gốc dừa to đến nỗi phải hai đứa trẻ con dang rộng tay mới ôm vừa lấy nó. Dưới gốc là những chùm rễ đồ sộ. Chúng bám chặt vào đất để tạo thế vũng chắc cho cây. Dù mưa giông, bão tố to như thế nào cũng khó mà quật ngã được cây dừa. Thỉnh thoảng vẫn có những chiếc rễ nhô lên khỏi mặt đất. Chúng uốn lượn, nhỏ như những con rắn đang bao bọc quanh gốc dừa.

Thân dừa nhỏ dần từ gốc cho đến ngọn. Nó trơn và không có cành nên rất khó để trèo lên. Phải những người có kinh nghiệm và kĩ thuật cao mới trèo lên được đến ngọn còn không đều phải dùng đến thang. Ngọn dừa tỏa ra những tàu dừa đầy lá. Chúng trông giống như chiếc lược khổng lồ chải vào trời xanh. Những chiếc lá xếp ngay ngắn thành hàng. Mỗi khi chị gió đi quá, chúng lại đung đưa, cọ sát vào nhau mà lay động. Ở giữa những tàu dừa là chùm quả to tròn. Chúng tròn trịa, nhẵn bóng lủng lẳng đánh đu trên bầu trời. Trái dừa con chỉ nhỏ như một trái ổi nhưng khi lớn chúng lại to như một quả bóng. Từ màu xanh mướt chuyển sang màu nâu khi quả đã già. Hình ảnh cây dừa in sâu vào tâm trí con người với những gì thân thuộc nhất.

Cây dừa mang đến cho con người rất nhiều công dụng. Chắc ai cũng đã từng được uống nước dừa. Vào những ngày hè nóng nực, có một ly nước dừa cùng với chút đá thì sẽ tuyệt vời biết bao. Nước dừa ngọt nhẹ, thanh mát và là món giải khát được mọi người vô cùng yêu thích. Cùi dừa non nạo ra uống cùng với nước cũng rất hấp dẫn. Khi già, chúng ta có thể lấy cùi dừa để kho với thịt, ăn bùi bùi,ngon tuyệt. Cùi dừa còn được mọi người nạo ra ròi chế biến thành món mứt dừa ta vẫn thường ăn trong dịp Tết và món kẹo dừa nổi tiếng của tỉnh Bến Tre. Trong trái dừa, chỉ trừ phần vỏ cứng ra, cái gì cũng có thể trở thành một món ăn hấp dẫn.

Hàng dừa xanh nơi tôi sinh ra đã chứng kiến sự lớn lên của biết bao thế hệ. Tôi và những đứa bạn trong xóm vẫn thường hay nô đùa, chạy nhảy dưới bóng dừa xanh mát. Gốc dừa to lớn là chỗ nấp lí tưởng mỗi khi chúng tôi cùng nhau chơi trò trốn tìm. Và dưới bóng mát của cây dừa, vào những buổi chiều mùa hè, bà vẫn hay mang chiếu ra ngồi hóng mát rồi kể cho tôi nghe biết bao câu chuyện thú vị. Cây dừa cũng từ đó mà trở thành người bạn thân thiết trong kí ức tuổi thơ. Có lẽ, sau này lớn lên, dù đi đâu xa tôi vẫn sẽ nhớ về bóng dáng thân thuộc của rặng dừa xanh ngát nơi quê hương.

Cây dừa là biểu tượng của nông thôn Việt Nam. Nó thân thiết và gắn bó với đời sống dân giã của con người. Dừa sừng sững bám vào đất mẹ, kiên cường như chính người dân Việt Nam không gì có thể quật ngã được.h

24 tháng 10 2020

Hà Nội có nhiều con đường đẹp trồng sấu: Trần Phú, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo… nhưng nhiều và đẹp nhất vẫn là phố Phan Đình Phùng. Phố rộng, hai bên đường và chia đôi một bên vỉa hè, là ba dãy cây sấu gần trăm năm tuổi. Cao hai mươi, hai nhăm mét, gốc sần sùi những bạnh, những vè... ba dãy cây sấu đứng vững chãi, tỏa bóng mát bốn mùa. Trưa hè dù nắng đến mấy, nhìn từ đầu hay cuối phố cũng thấy những tàng cây xanh mát giao nhau, rợp tối cả con đường, khiến ai đi qua cũng muốn chầm chậm lại, để kéo dài thêm khoảng khắc mát mẻ, trong lành dưới những hàng cây.

Sấu là loài cây rất lạ, lá rất nhiều và xanh suốt bốn mùa. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu đồng thời vừa trút bỏ lá già, vừa thay lá non. Cứ mỗi trận gió, hàng ngàn chiếc lá vàng tươi lại lìa cành, bay phơi phới, đậu trên vai trên tóc người qua, dát vàng rực rỡ những vỉa hè phố cũ. Những năm cuối cấp phổ thông, đi học về trên con đường này, trò chơi ưa thích của chúng tôi là đuổi bắt những chiếc lá vàng bay. Có nhiều chiếc lá đã được cất vào thơ, ép vào trang lưu niệm. Con đường rắc đầy lá vàng ấy, khi xa Hà Nội, tôi nhớ đến nao lòng.

Rồi những chùm hoa sấu trăng trắng, nhỏ xinh hình cái chuông đã bật ra cùng với màu lá mới xanh non. Không thơm nồng nàn như hoa sữa, mùi hoa sấu thơm nhẹ, man mác mà thanh tao. Bây giờ, trẻ con không lấy chỉ xâu hoa rụng thành chuỗi đeo cổ nữa. Những bông hoa sấu rụng thành lớp mỏng, trắng cả gốc cây sau những trận mưa đầu hạ. Và một hôm nào đó, như theo lệnh chỉ huy của một nhạc trưởng, từ những vòm cây xanh, dàn nhạc ve bỗng đồng loạt cất lên bản giao hưởng mùa hè. Ấy là lúc Hà Nội bước vào mùa quả sấu.

Trước sấu rẻ lắm, một cân sấu chỉ dăm bảy ngàn đồng, câu “bọn trèo me, trèo sấu” có thời dùng mang tính miệt thị để chỉ những người vô gia cư trên đường Hà Nội. Một ngàn rưởi gốc sấu già trồng trên các đường phố, công viên của Hà Nội do công ty Công viên và cây xanh quản lý chỉ mang lại món thu nhập thêm không đáng kể cho công nhân. Dăm năm trở lại đây, sấu bỗng trở thành loại quả được giá, làm cho anh bạn tôi chợt nảy ra ý định trồng sấu để làm giàu.

Thiên nhiên thật kì diệu, cũng đất ấy, nắng ấy, gió ấy, sao có cây cho quả ngọt ngào, có cây lại cho vị chua như sấu. Cây sấu chua, chua cả từ cái lá, từ bông hoa bé xíu. Còn quả thì… Trời ơi, chỉ vừa nghĩ đến, nước miếng đã tứa ra khắp chân răng, vừa sợ, lại vừa thích. Chả thế mà có người lí giải cái tên quả sấu rằng: vì quả ăn chua quá, nhăn hết mặt mũi lại, xấu lắm, nên mới gọi là quả sấu.

Mùa này quả sấu còn non, chỉ nhỏ xinh như đầu ngón tay, cùi mỏng, vị chua nhè nhẹ, làm món sấu dầm đường tuyệt ngon. Ra chợ, một cân sấu giá mấy chục ngàn, nếu yêu cầu gọt vỏ, trả thêm tiền thì ngang giá một cân thịt lợn ngon. Đắt, nhưng người bán cũng không gọt xuể. Quả sấu bé, gọt xong một cân thì hỏng hết móng tay còn gì. Các mợ, các cô bây giờ thà mất thêm ít tiền, chứ không thích hỏng búp sen đâu. Mang sấu về, rửa sạch nhựa, lấy dao chích nhẹ một hình chữ thập vào quả, nông thôi, kẻo khi làm xong, quả sấu vỡ ra, không đẹp. Ngâm nước vôi khoảng một giờ cho bớt chua. Nước đường thắng lên, thả chút gừng cạo vỏ, đập dập cho thơm, đổ ào tất cả sấu vào, đảo lên rồi bắc ra ngay. Để lâu, quả sấu chín nhũn, coi như hỏng. Cứ ngâm sấu trong nước đường cho ngấm. Khi nào ăn, múc ra bát sứ trắng nhỏ, dùng đoạn cật tre cắt vát đầu xiên từng quả, ngậm hờ trên môi, khẽ mút lấy vị ngọt của đường, vị chua thanh của sấu, vị thơm của gừng, để cảm nhận hết nét thanh tao của món quà, bỗng thấy cái nóng nực của mùa hè giảm hẳn.

Công dụng chính của quả sấu là để nấu canh chua. Dù cái nắng hè có làm cho mệt mỏi, biếng ăn, nhưng bữa cơm có bát canh chua thịt nạc hay canh hến nấu với sấu, vẫn ngon miệng như thường. Rau muống luộc vớt ra, thả tiếp vào nồi dăm bảy quả sấu, nửa dầm làm canh, nửa cho vào bát nước mắm ớt thay chanh. Miếng cùi sấu dầm trong nước mắm, vừa cay, vừa mặn, vừa chua, ngon hơn cà pháo. Nhiều nhà nghiện sấu, lúc mùa rộ mua cả chục cân, giữ trong ngăn đá tủ lạnh, ăn dần.

Vãn mùa, trái sấu chín vàng thơm, vỏ lốm đốm nâu. Người ta tuyển chọn những trái to, ngon nhất để bán rong. Trên các con phố cổ, những lúc lang thang dạo xem quần áo, giày dép, thế nào cũng gặp các cô gái bưng những khay sấu vàng ươm, cắt xoáy trôn ốc rất khéo. Trông quả sấu vẫn tròn, nhưng cầm lên, lại giãn ra như cái lò so. Trái sấu vàng, ruột sấu hồng hồng, trong đính cái hạt nâu, điểm chút muối ớt đỏ; ngọt, chua, cay, mặn quyện vào nhau, mời gọi dịch vị ứa ra. Chẳng có mợ nào, cô nào cầm lòng được, lại bị ăn dỗ khối tiền.

Còn nữa, ai chẳng có một thời học sinh vô tư lự, đi xem phim cùng bạn bè, chia nhau những quả ô mai sấu màu nâu, phủ lớp áo cam thảo vàng. Món quà rẻ tiền đó, rưng rưng bao chua ngọt, mặn mà, thơm thảo. Giờ đây, bạn ở phương trời nào, có còn nhớ hay không?

Nhà văn Băng Sơn đã từng viết: “Máu người Hà Nội có vị sấu chua”. Vâng, có lẽ thế. Đã là người Hà Nội, ai chẳng mang trong mình tình yêu với vòm xanh cây sấu, da diết tiếng ve gọi về một trời nhớ thương, một trời kỉ niệm, xao xuyến lòng kẻ ở người đi…

Hà Nội của tôi đang vào mùa sấu.

*Nông nghiệp:

-Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của làng xã

-Tổ chức lễ cày tịch điền

-Khai khẩn dất hoang được mở rộng

-Chú ý đào vét kênh ngòi

-->Nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển

* ý nghĩa :

_ Thúc đẩy nhân dân tích cực sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển

_Thể hiện quan hệ gần gũi, thân thiện giữa vui và nhân dân

Cậu tham khảo bài trên đây ạ, chúc cậu học tốt '.'

24 tháng 10 2020

vì thời cổ đại,các quốc gia phong kiến xuất hiện ở chỗ nhiều bến cảng =>thuận lợi cho việc đi buôn =>thương nhân giàu có =>xung đột giữa giai cấp tư sản và nhà nước phong kiến xuất hiện sớm =>hình thành chủ nghĩa tư bản sớm

giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có quyền lực-thứ các lãnh chúa đang nắm giữ

24 tháng 10 2020

ý kiến trên sai .  vì ca dao than thân ko chỉ  diễn tả cuộc đời trăm đắng ngàn cay của người lao động mà cón bộc lộ  vẻ đẹp của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương của họ.

23 tháng 10 2020

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ Nôm nổi tiếng với cá tính thơ độc đáo và mới mẻ. Những sáng tác của bà luôn đề cập đến nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ với một số tác phẩm tiêu biểu của như “Quả mít”, “Cái quạt”, “Con ốc nhồi”… và đặc biệt không thể không kể đến bài thơ “Bánh trôi nước” – một tác phẩm hay và ý nghĩa, không chỉ phản ánh thân phận đau đớn của người phụ nữ mà còn ca ngợi vẻ đẹp và phẩm chất đáng quý họ.

“Bánh trôi nước” là một món bánh dân dã của người Việt Nam với hình dáng tròn trịa như mặt trăng đêm rằm, có vị dẻo của bột gạo nếp, vị thơm của gừng, vị ngọt bùi của đậu xay nhuyễn. Bánh trôi nước được người xưa xem là biểu tượng của sự tinh khiết, là một món ăn không thể thiếu để dâng lên trời phật, tổ tiên trong những ngày rằm âm lịch. Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh này để nói lên thân phận của người con gái thông qua cách nói dân gian:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.”

 “Thân em” chính là mô-típ của những bài ca dao than thân. Ngay bản thân từ “thân em” đã gợi lên sự xót xa của người phụ nữ vì bị xã hội coi khinh, ruồng bỏ:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Và Hồ Xuân Hương cũng thế, cũng ví người con gái với những nét đẹp từ cuộc sống. Nhưng cách ví von của bà thật độc đáo. Bà ví người phụ nữ tựa chiếc bánh trôi, “vừa trắng lại vừa tròn”, vừa đẹp đẽ, trắng trong vừa vẹn trò, đầy đặn. Thế nhưng chính chiếc bánh trôi ấy cũng phải chịu sự hắt hiu, lặn hụp, không làm chủ được cuộc đời của mình:

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

“Thân em” chính là mô-típ của những bài ca dao than thân. Ngay bản thân từ “thân em” đã gợi lên sự xót xa của người phụ nữ vì bị xã hội coi khinh, ruồng bỏ:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Và Hồ Xuân Hương cũng thế, cũng ví người con gái với những nét đẹp từ cuộc sống. Nhưng cách ví von của bà thật độc đáo. Bà ví người phụ nữ tựa chiếc bánh trôi, “vừa trắng lại vừa tròn”, vừa đẹp đẽ, trắng trong vừa vẹn trò, đầy đặn. Thế nhưng chính chiếc bánh trôi ấy cũng phải chịu sự hắt hiu, lặn hụp, không làm chủ được cuộc đời của mình:

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Cái “nổi” – “chìm” ấy đã gợi cho thấy thấy sự truân chuyên của người phụ nữ bị lễ giáo phong kiến tước đoạt quyền tự chủ, tự do, bị coi kinh, ruồng bỏ, sống bấp bênh phụ thuộc vào người khác. Quan niệm của nho giáo dường như đã ăn sâu vào tâm thức con người Việt Nam: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Nghĩa là khi ở nhà phải thực hiện theo sự chỉ bảo của cha, lúc lấy chồng phải theo ý chồng định đoạt, chồng qua đời, người phụ nữ lại tiếp tục lệ thuộc vào con. Chẳng có một hướng đi nào cho họ, cũng chẳng có cách giải thoát nào ngoài sự trong chờ vào số phận đẩy đưa. Nói chính xác hơn, số phận họ bị đặt vào tay kẻ khác, bị định đoạt bởi niềm vui và nỗi buồn của người khác:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.”

Từ “mặc dầu” chính là một cách nói khác thay cho sự bất lực, buông xuôi, không kháng cự. Thế nhưng dù bất lực, dù buông xuôi, dù phó thác vận mệnh vào những trang nam tử, người phụ nữ trong xã hội phong kiến vẫn giữ gìn phẩm giá của mình:

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

“Tấm lòng son” chính là màu nâu sẫm của đường thẻ làm nhưng bánh trôi. Đó cũng là hình ảnh ẩn ý để nói về phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ, là lời khẳng định vẻ đẹp trong tâm hồn luôn kiên định trước những vùi dập của cuộc đời. Cách nói khiêm nhường nhưng cứng rắn, gửi gắm sự xót xa, tự thán nhưng cũng là lời thách thức xã hội trong nam khinh nữ đầy rẫy những bất công.

Bằng thể thơ tứ tuyệt với bốn câu thơ ngắn gọn nhưng nữ sĩ Xuân Hương đã gửi gắm vào đó biết bao tình cảm cao đẹp, quan điểm tiến bộ và cái nhìn nhân văn vào bức chân dung có sắc và có hồn của người phụ nữ. Chính điều đó đã mang “Bánh trôi nước” đến gần với người đọc, mang Hồ Xuân Hương lên vị trí đỉnh cao của tác giả thơ Nôm trung đại và ngự trị trong lòng độc giả yêu thơ.

24 tháng 10 2020

Bài thơ được Hồ Xuân Hương thể hiện thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước hết sức chân thật và sâu sắc.qua bài thơ chúng ta đồng cảm với số phận người phụ nữ Việt Nam xưa.