Đặt 5-10 câu bất kì . Sau đó chỉ ra CHỦ NGỮ , VỊ NGỮ CHÍNH và Cụm C -V nhỏ có trong câu đó và cho biết nó bổ sung ý nghĩa gì ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Anh trai mưa là cụm từ mà giới trẻ sử dụng để ám chỉ những “người anh” hay “cô em gái” không hề có quan hệ ruột thịt, họ hàng nhưng lại vô cùng thân thiết và hiểu chúng ta. Họ được list vào danh sánh “Friend zone”, tất nhiên họ chỉ là “Just a friend”.
Văn học là tiếng nói thăm sâu nhất của tâm hồn con người, ra đi từ tấm lòng mãnh liệt của người nghệ sĩ kết tinh trên trang giấy những dòng chữ cuộn trào cảm xúc. Chính những tình cảm, tư tưởng ấy của nhà văn sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế. Nói bằng tình cảm, văn chương tác động đến con người qua con đường của trái tim, và vì thế văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.
Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ kết tinh tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm như một lớp phù sa để lại trong ta những kí ức đẹp, những cảm nhận riêng về thiên nhiên, con người. văn chương là thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người trong sạch phong phú hơn. Chính vì thế, đến với văn chương ta như được ngao du trên cánh đồng thảo nguyên trong lành để được di dưỡng tâm hồn thêm trong sạch. Và bằng câu chữ có thần của nó, văn chương cứ tự nhiên ngân rung lên trong lòng ta những nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn một cách hồn nhiên và cao thượng nhất. qua con đường tình cảm, văn chương gây cho ta những tình cảm ta chwua có đó là tình cảm mới mẻ với thiên nhiên, tình cảm mới mẻ, sinh động về một thế giới trong tưởng tượng, nhưng văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè, thầy cô trở nên càng sâu sắc và thiêng liêng hơn. Nhận định của Hoài Thanh khẳng định sức mạnh và sứ mệnh của văn chương về mặt tác động tình cảm tới con người, đó cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất của văn học.
Những câu thơ, ca dao, những câu hò điệu hát về vẻ đẹp của quê hương:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay alr rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.
Chẳng phải là qua nhưng câu thơ ấy mà ta thấy quê hương ta thật đẹp, cũng thật giản dị, mà chân tình đó ư. Nó làm ta thêm yêu xứ sở, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình và yêu cả những tên đất tên làng dù vô danh trên khắp mọi miền tổ quốc này. Từ ngàn đời nay vẻ đẹp của những câu dân ca thấm trong lòng người xưa muốn răn dạy con cháu về những đạo lí truyền thống của dân tộc, về những triết lí nhân sinh cần khắc cốt ghi tâm có bao giờ cũ đâu, vẫn cứ còn nguyên vẹn, vẫn cứ làm ta thêm bồi hồi và nhức nhối, để ta càng yêu những giá trị đẹp đẽ ấy, yêu những con người vĩ đại đã sinh ra và nuôi nấng ta nên người:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Hay như:
“Ngó lên nạt luộc mái nhà
Bao nhiêu lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.”
Chính văn chương đã khơi thông và làm cho mạch nguồn truyền thống tình cảm của con người, của dân tộc, của cá nhân cứ chảy mãi không dừng, mà ngày càng bồi đắp trở nên mãnh liệt, tha thiết hơn bao giờ hết.
Nhưng đâu chỉ có vậy, từ những câu chuyện tấm Cám, truyện Thạch Sanh, truyện Cây Khế dân gian còn gửi gắm đến cho con cháu đời sau thông điệp về sự khát vọng, ước mơ một lẽ sống tươi đẹp công bằng ở đời, đó là yêu cái thiện, cái thiện chiến thắng cái ác, bỏ đi cái tầm thường, ích kỉ, toan tính cá nhân. Từ những bài học giản dị mà chân thành ấy, ta lớn lên, ta trưởng thành, ta thêm hiểu mình, hiểu đời hơn. Đó chẳng phải nhờ văn chương đấy ư.
Văn chương là tiếng gọi tha thiết, mãnh liệt nhất của tình cảm. Văn chương giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.
Bạn Hoàng Sơn viết hay thật nhưng đề bài yêu cầu là viết đoạn văn chứ ko phải bài văn
Lập dàn ý chi tiết cho đề văn: "Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công".
1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận
Thành công là thứ con người luôn muốn đạt được, nó có sức hấp dẫn với mỗi người. Nhưng con đường dẫn đến thành công không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng, nó là hành trình đầy những khó khăn, chông gai, đầy những vấp ngã. Nói về mối quan hệ giữa thất bại và thành công cha ông ta đã khuyên dạy: "Thất bại là mẹ thành công"
2. Thân bài:
a. Giải thích nghĩa câu tục ngữ:
- "Thất bại" là khi chúng ta không đạt kết quả không như mong muốn.
- "Thành công" là khái niệm trái với thất bại, ở đây được hiểu là khi đạt được những giá trị, kết quả mình mong muốn hoặc những giá trị mà xã hội công nhận và đánh giá cao.
- Câu tục ngữ khẳng định: thất bại là yếu tố quan trọng tạo nên thành công
b. Tại sao:
- Câu tục ngữ hoàn toàn có cơ sở vì trong thực tế không mấy ai đạt được thành công mà không từng trải qua thất bại.
- Thất bại không phải là kẻ thù mà nó chính là cơ hội để ta rèn luyện, rút kinh nghiệm, bài học sau mỗi lần vấp ngã, có như vậy tỉ lệ thành công càng cao. Quan trọng là thái độ của bạn với những khó khăn, thành công sẽ đến khi bạn biết trân trọng những thất bại, cố gắng bước tiếp .
c. Chứng minh:
- Trong thực tế có rất nhiều nhà khoa học trước khi có được những phát minh cho nhân loại họ đều phải trải nghiệm qua một thời gian dài. Chính những sự sai lệch, thất bại đó tạo điều kiện thuận lợi cho họ dẫn đến thành công.
- Như nhà nông học tiến sĩ Lương Đình Của để tạo một giống lúa mới có năng suất cao cho bà con nông dân, ông đã làm việc rất vất vả dưới điều kiện khắc nghiệt. Hằng ngày ông lội bì bõm dưới bùn từ sáng đến tối mịt. Không biết đã bao nhiêu cuộc thử nghiệm thất bại được thực hiện mà cuối cùng mới có thể lai tạo thành công loại giống lúa mới cho nhân dân. Như vậy thất bại không phải là điều đáng tự hào nhưng nó cũng không phải vô giá trị mà nó đã để lại những bài học để tiến tới thành công.
- Edison- nhà vật lý nổi tiếng thế giới đã thất bại 1000 lần trong thí nghiệm mới tìm ra chất dùng làm dây tóc bóng đèn. Thử hỏi nếu không có 1000 lần thất bại cùng với ý chí nghị lực thì không biết bao giờ con người mới có ánh sáng nhân tạo để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
d. Mở rộng và bài học:
- Thất bại càng lớn thì thành công sẽ là một trái ngọt càng quý giá với những ai biết đứng dậy sau khi ngã, biết rút kinh nghiệm để không mắc sai lầm.
- Như vậy chúng ta đã hiểu thế nào là" Thất bại là mẹ thành công" song chúng ta cũng cần phải làm như thế nào để biến thất bại thành thành công mới là điều quan trọng.Trước hết khi gặp thất bại bạn phải bình tĩnh không được nản chí. Trái lại bạn cần phải càng quyết tâm hơn, cần tìm ra nguyên nhân thất bại để không mắc sai lầm, vạch ra chiến lược và mục tiêu rõ ràng để thực hiện ước mơ của mình. Không phải thất bại nào cũng dẫn đến thành công, nếu thiếu tư duy, nhẫn nại thì cũng khó thành công. Nhưng dù có ý chí mà nôn nóng, liều lĩnh thì cũng khó có trái ngọt. Niềm tin vào thành công cũng cần có sự thực tế, nếu cứ mù quáng theo đuổi ước mơ viển vông thì bạn sẽ liên tiếp gặp thất bại, những thất bại sẽ làm lãng phí thời gian, tiền bạc của con người.
- Hãy luôn lạc quan và mạnh mẽ, luôn tin rằng đằng sau bóng tối sẽ là ánh sáng, vượt qua khó khăn ta sẽ có thành quả.
- Trong dân gian cũng có rất nhiều câu tục ngữ khuyên dạy chúng ta biết đứng dậy sau khi ngã: "Mỗi lần ngã là một lần bớt dại"
3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận
- Câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công" sẽ là mới bài học vô giá cho chúng ta. Chúng ta hãy coi đó là hành trang quý giá, lời khích lệ, động viên cho ta xây đắp những hoài bão, ước mơ, lí tưởng của mình.
- Nguồn: https://vndoc.com/lap-dan-y-hay-giai-thich-y-nghia-cua-cau-tuc-ngu-that-bai-la-me-thanh-cong-5458
1. Mở bài:
- Nêu vắn tắt khái niệm của ca dao dân ca.
- Từ đó giới thiệu câu ca dao dân ca:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
- Nêu ý nghĩa của câu ca dao dân ca đó.
- Dẫn đến thân bài.
2. Thân bài:
- Giải thích nghĩ đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:
- "Nhiễu" là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. "Điều" là màu đỏ. "Nhiễu điều" là một thứ vải quý, được dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý. "Giá gương" là cái khung bằng gỗ để người ta đặt cái gương lên…
- Thông qua những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm của câu ca dao muốn ca ngợi những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau…
- Ý nghĩa của câu ca dao dân ca trên
- Truyền thống đã được nhân dân ta thể hiện như thế nào?
- -Tình làng nghĩ xóm…
- -Mọi người tương trợ lẫn nhau qua chiến dịch "Mùa hè xanh"…
- -Giúp đỡ đồng bào bị lũ lũt…
- Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thến nào trong gia đình, nhà trường?
- Thể hiện lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết qua những việc gì?
- Còn ngoài xã hội? (nêu dẫn chứng)
3. Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
- Từ đó rút ra bài học cho bản thân.
mẹ ơi con được 10 điểm
ừ
mẹ ơi con đứng nhất trường
haizzzzzz.....mẹ biết trước mà con
mẹ ơi con đổ thủ khoa
uhh
mẹ ơi con dc 5 điểm
HẢ,CON ĐƯỢC 5 ĐIỂM ĂN MỪNG
Lập dàn ý:
I. Mở bài: Giới thiệu Giải thích sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
II. Thân bài:
1. Giải thích câu nói:
- Sách là: Kho tàn kiến thức vô cùng quý giá, là một tài sản chứa đựng những tâm tư tình cảm, chứa đựng sự hiểu biết và sự nghiên cứu về con người, cuộc sống, tâm tư tình cảm, sách còn là một tài sản quý giá của người cha mẹ của nó, bên cạnh đó sách còn là người bạn vô cùng thân thiết,….
- Ngọn đèn sáng: Sách soi đường cho chúng ta đi, cho chúng ta tiếp bước những kiến thức.
2.Bình luận: Khằng định đây là câu nói đúng
Tác dụng của sách tốt:
- Giúp ta thư giãn, thoải mái
- Giúp ta có những kiến thức, hiểu biết về cuộc sống,
- Giúp ta có kiến thức rộng hơn
- Giúp chúng ta tiếp nhận những giá trị mà cuộc sống không có
- Là kho tàng tri thức: Về thế giới tự nhiên, về đời sống con người, về kinh nghiệm sản xuất
- Là sản phẩm tinh thần: Sản phẩm của nền văn minh nhân loại, kết quả của quá trình lao động trí tuệ lâu dài, hàng hóa có giá trị đặc biệt
- Là người bạn tâm tình gần gũi: Giúp ta hiểu điều hay lẽ phải trong đời, làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú
- Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội
3. Luận: Đưa ra ví dụ, mở rộng, liên hệ
- Sách ghi lại hiểu biết của con người
- Nhờ có sách mà tri thức của nhân loại truyền lại cho đời sau.
- Chỉ có những cuốn sách tốt mới thực sự có giá trị
Có thể liên hệ với các câu danh ngôn sau:
- Chính từ sách mà những người khôn ngoan tìm được sự an ủi khỏi những rắc rối của cuộc đời
- Cuộc đời ta thay đổi theo hai cách: qua những người ta gặp và qua những cuốn sách ta đọc.
3. Rút ra bài học:
- Chăm đọc sách
- Chọn sách bổ ích để đọc
- Làm theo điều tốt trong sách
III. Kết bài: Tầm quan trọng của sách đối với mỗi con người.
CÁI NÀY MK KHAM KHẢO ĐÓ
Dàn ý chi tiết Giải thích sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề bàn luận (câu nói)
Từ xưa, cha ông ta vẫn luôn coi trọng việc tích lũy tri thức. Trong thời đại ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì việc chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc lại cần thiết hơn cả. Sách đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập và kết nối những tri thức, tinh hoa của nhân loai. Bởi vậy mà có câu nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
II. Thân bài
a. Giải thích
- Sách là sản phẩm, phương tiện cảu tri thức do con người tạo ra, dùng để lưu trữ và chia sẻ những kiến thức về cuộc sống.
- Ngọn đèn sáng bất diệt: Cách nói ẩn dụ về khả nâng thắp sáng, soi tỏ, dẫn lối, trái phĩa với bóng tối.
- Nội dung cả câu: câu nói khẳng định vai trò, ý nghĩa cảu sách trong việc thắp sáng, mở mang trí tuệ con người.
b. Lý giải (vì sao nói như vậy)
- Ý kiến trên đã nêu lên đúng đắn về vai trò, và ý nghĩa của sách đối với con người.
- Sách là ngọn đèn sáng bất diệt bởi nó đem lại cho con người những kiến thức quý báu mà không bị giới hạn bởi không gian, thời gian.
- Những kiến thức trong sách là sự tích lũy ngàn đời của ông cha, của những người đi trước. Họ đã từng trải, nghiên cứu, khám phá bằng sự dày công, tâm huyết. Trải qua sự sàng lọc của thời gian, bởi vậy những cuốn sách có giá trị vẫn luôn tồn tại.
- Có ai đã từng nói rằng cuốn sách giống như một tấm vé tốc hành đưa ta đi khắp mọi nơi chỉ trong một căn phòng nhỏ. Thât vậy, những con người ta chưa bao giờ gặp, những mảnh đất ta chưa từng đặt chân tới, giờ đây đều có thể tìm hiểu được qua trang sách. Ngày nay, sách còn được sản xuất với những thiết kế sáng tạo kết hợp với những hình ảnh minh họa khiến cho việc tiếp nhận trở nên gần gũi hơn.
- Đọc sách ta không chỉ có tri thức về thời đại mà ta đang sống mà còn có thể biết được về ngày hôm qua, và sự hình dung về một tương lai phía trước. Nhờ những cuốn sách, ta biết được lịch sử đấu tranh hòa hùng của ông cha, ta thêm phần tự hào về truyền thống của dân tộc. Và niềm tự hào ấy còn nhân lên khi sách thỏ thẻ bên ta ý thức về trách nhiệm của mình. Sách giống như ngọn hải đăng trong đêm tối dẫn dắt ta đi theo con đường đúng đắn.
- Kho tàng sách chính là những bách khoa toàn thư với những kiến thức phong phú đủ mọi lĩnh vực như văn học, lịch sử, địa lý, các cuốn sách viết về kĩ năng sống, các phát minh khoa học... Đặc biệt hệ thống sách về ngoại ngữ đang được đẩy mạnh trở thành nguồn tài liệu phong phú cho người học ngoại ngữ.
- Sách không chỉ nói về cái hay cái đẹp mà còn không từ chốn nói về những bất cập trong cuộc sống nhằm mục đích giáo dục, giúp ta có những nhận thức đúng đắn, tỉnh táo.
- Ngày nay sách không chỉ có ở dưới dạng in ấn mà còn có các bản mềm trên các thiết bị công nghệ tạo sự thuận tiện cho người đọc. Nhưng dù thế nào ta vẫn luôn đề cao việc đọc sách. Tin chắc rằng những cuốn sách hay sẽ khiến chúng ta trưởng thành hơn từng ngày.
c, Mở rộng (Liên hệ thực tế)
Tuy nhiên trong thị trường vẫn còn tồn tại những văn hóa phẩm không lành manh, những nội dung không đúng đắn, khiến cho chúng ta có những ý hiểu sai lệch lầm lạc. Chúng ta phải nghiêm khắc phê phán đồng thời cũng phải biết chọn sách phù hợp.
Ngoài ra văn hóa nghe nhìn ngày càng lấn áp dẫn đến hiện tượng lười đọc sách, chán đọc sách. Cần nâng cao ý thức và tạo thói quen đọc sách.
Đọc sách không thôi chưa đủ mà còn phải biết áp dụng những kiến thức ấy vào thực tế để sách phát huy tối đa giá trị của nó.
III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Quả thực sách có những ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người. Em nghĩ rằng mỗi người cần biết nâng niu, coi trọng và tự tạo cho mình thói quen đọc sách. Hãy coi sách giống như người bạn bởi có thể nó sẽ theo ta trong suốt cuộc đời này.
@ stella 2k8
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Lòng yêu nước đó dâng trào mãnh liệt và sôi nổi khi có giặc xâm lược. Tinh thần yêu nước được thể hiện hào hùng qua những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước bởi tình yêu nước xuất phát ở mọi lứa tuổi, mọi vùng miền, mọi nghề nghiệp, tuổi tác,.. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý vì vậy bổn phận của chúng ta là trưng bày vẻ đẹp của quý ấy. Đó là nhiệm vụ của tất cả công dân Việt Nam.
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Lòng yêu nước đó dâng trào mãnh liệt và sôi nổi khi có giặc xâm lược. Tinh thần yêu nước được thể hiện hào hùng qua những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...
Đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước bởi tình yêu nước xuất phát ở mọi lứa tuổi, mọi vùng miền, mọi nghề nghiệp, tuổi tác,.. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý vì vậy bổn phận của chúng ta là trưng bày vẻ đẹp của quý ấy. Đó là nhiệm vụ của tất cả công dân Việt Nam.