K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1.  Xác định những câu nghi vấn trong các đoạn trích sau và cho biết những câu nghi vấn đó dùng để làm gì?a)   Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!b)   Tôi chỉ còn biết khóc chứ biết làm...
Đọc tiếp

Câu 1.  Xác định những câu nghi vấn trong các đoạn trích sau và cho biết những câu nghi vấn đó dùng để làm gì?

a)   Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!

b)   Tôi chỉ còn biết khóc chứ biết làm sao được nữa? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta.

Câu 2. a) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh và nêu nội dung ý nghĩa đoạn thơ thứ hai bằng 1 đoạn văn. (Không copy các trang khác nha!)                                                                                                                                                                b)  Giải nghĩa 2 từ "trai tráng" và "tuấn mã"

c)  Hai câu thơ dưới đây tác giả đều sử dụng biện pháp so sánh.
                      - “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”
                      - “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”

Em thấy hai cách so sánh trên có gì khác nhau? Mỗi cách có hiệu quả nghệ thuật riêng như thế nào?

d) Viết 1 đoạn văn 12 - 15 câu trình bày cảm nhận về đoạn thơ thứ hai của bài thơ "Quê hương", trong đó sử dụng 1 câu ghép và nêu đoạn văn em viết được trình bày theo cách nào?

                         Giúp mình nhé, mai là hạn rùi T-T

1
4 tháng 3 2020

a. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có?

-> khẳng định đời xưa luôn có những người bỏ mình vì nước.

b. Tôi chỉ còn biết khóc chứ biết làm sao nữa?

-> bộc lộ cảm xúc, kể lại việc mình chỉ biết khóc.

4 tháng 3 2020

- “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”: Hiện tại, tác giả đang sống xa quê hương, nhưng luôn thường trực trong lòng một nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi. Điệp từ "nhớ" 

- Nỗi nhớ độc đáo ở chỗ:

+ Có hình hài “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”.

+ Có hương vị “mùi nồng mặn”, nó đã trở thành một ám ảnh da diết.

3 tháng 3 2020

Sự phát triển ngày càng cao của đời sống vật chất thì điều đáng buồn là những biểu hiện của truyền thống tốt đẹp “tương thân tương ái” lại mai một dần và chúng ta đang phải đối mặt với một căn bệnh tinh thần đáng sợ. Người ta gọi đó những triệu chứng của “bệnh vô cảm”. Người mắc “bênh vô cảm” không có cảm xúc với cuộc sống, với những gì đang diễn ra. Bệnh vô cảm đang diễn ra ngày càng phức tạp, trở thành một căn bệnh khó chữa. Thực trạng đang diễn ra ngay trong chính gia đình, như: con cái thờ ơ với những khó khăn, vất vả của cha mẹ; cha mẹ thì không quan tâm, thờ ơ với những suy nghĩ, những hành động, việc làm sai trái của con. Trong trường học: học trò thờ ơ với sự chỉ bảo tận tình của thầy cô. Ngoài xã hội: thờ ơ, bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó bị tai nạn, bị bạo hành. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Lối sống cá nhân, vị kỉ, thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến những người xung quanh. Do giới trẻ lo đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi cuộc sống hiện thực. Do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, giáo dục tình thương ở các em. Do nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đề cao vật chất. Và để lại những hậu quả to lớn như: khiến con người xa nhau, không biết đặt mình vào vị trí của nhau để cảm nhận, dần dần vô tâm, hờ hững trước những bất hạnh của người khác. Đồng thời, làm mất đi truyền thống tương thân tương ai của dân tộc. Mỗi người cần nhận thức và sống có trách nhiệm với chính bản thân cũng như với gia đình, xã hội và cộng đồng. Mỗi gia đình, nhà trường cần quan tâm, giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ. Bản thân chúng ta cần phê phán thái độ sống thờ ơ, vô cảm và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha, nhân ái.

Không nói gì chuyện cao xa, chỉ riêng sinh hoạt hằng ngày, họ đã gặp nhiều khó khăn, đôi khi lại không nhận được sự thông cảm từ những người bình thường khác. Không ít người hay chê bai, dè bỉu, thậm chí tỏ vẻ nhạo báng, khinh bỉ những người không may gặp số phận như vậy. Không ít người đã trở nên vô cảm với nỗi đau của người khác. Vì sao người ta lại vô tình đến thế. Nhà nước đã có những chính sách nâng đỡ người khuyết tật nhưng khi thực hiện, do thiếu sự chỉ đạo sát sao, không kiểm tra kĩ nên chưa đựoc quan tâm thực hiện, chỉ ở một số thành phố lớn. nhiều công trình cấp quốc gia mà không có cầu thang, nhà vệ sinh dành cho người khuyết tât. Vậy là do đâu? Tôi đựơc biết nhiều thánh phố đã tổ chức thi dấu thể thao cho người khuyết tật, nhưng thật buồn khi chứng kiến một người trong Ban tổ chức có những câu nói thiếu cân nhắc làm tổn thương, thậm chí là xúc phạm người khuyết tật.Không phải mọi người trong xã hội ta không muốn nhìn người khuyết tật một cách bình đẳng mà truớc hết, người khuyết tật cần có niềm tin vào chính mình và tự khằng định mình.Trong mọi trường hợp, “Ta phải cứu ta trước khi trời cứu”, không biết tôi nghĩ như vậy có đúng không?

3 tháng 3 2020

ccccccccccccccccccccccccccc

gõ tren mang la ra ma

Tế Hanh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Phong cách sáng tác của ông luôn phong phú, đa dạng, thể hiện những quan điểm mới mẻ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách ấy là bài thơ "Quê hương". Tác phẩm là một bức tranh mang vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển.

Mở đầu, tác giả giới thiệu thật bình dị về làng tôi một cách thật hồn nhiên, vô tư và trong sáng:

“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày”

Đó là cái làng chài nhỏ nằm trên một cù lao sông cách xa biển bốn bề sóng vỗ.Người dân làng nghèo, lập nghiệp mưu sinh chỉ trông chờ vào biển cả.

 “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

 Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.”

Bài thơ mở ra một không gian ban mai thật rộng rãi, khoáng đãng, đẹp đẽ. Cảnh thiên nhiên thật trong trẻo, tươi tắn, hứa hẹn một chuyến ra khơi tốt đẹp.

Những hình ảnh “trời trong”, “gió nhẹ”, “sớm mai hồng” là những hình ảnh đẹp vừa rất thực lại vừa lãng mạn: mở ra cảnh bầu trời cao rộng, trong sáng, nhuốm ánh nắng hồng ban mai. Trên đó, nổi bật hình ảnh chiếc thuyền hăng như con tuấn mã và những trai tráng khỏe mạnh , nhanh nhẹn, dũng cảm bơi thuyền đi đánh cá lúc bình minh. Các động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” đã diễn tả không khí hồ hởi, xốc tới dũng mãnh của đoàn thuyền. Bốn câu thơ vừa vẽ nên một phong cảnh thiên nhiên với sắc màu tươi sáng , vừa phác họa lên một bức tranh lao động hứng khởi và dạt dào sức sống.

Hai câu thơ tiếp theo đặc tả cánh buồm no gió bằng một so sánh bất ngờ, độc đáo và đầy lãng mạn:

“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

Cánh buồm trắng trong tình yêu và nỗi nhớ quê da diết của tác giả là biểu tượng linh hồn của quê hương, biết “rướn thân trắng” để “thâu góp gió biển”, vươn mình đi lên phía trước. Hai câu thơ đã gợi lên một vẻ đẹp bay bổng, thiêng liêng đến bất ngờ. “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”: bao nhiêu tình cảm của tác giả, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của dân làng được đặt vào trong đó.

Rồi con thuyền đã ra đi bình an, trở về trong niềm vui tràn ngập. Quang cảnh ồn ào, náo nhiệt là hình ảnh quen thuộc của làng chài. Bến đỗ là nơi gặp gỡ, đợi chờ của dân làng. Được mẻ cá đầy ghe, dân biển tạ ơn trời. Lời cảm tạ xuất phát từ đáy lòng chất phát của con người họ:

“Ngày hôm sau ồn áo trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”.

Nếu ở đoạn thơ trước, cả đoàn thuyền ra khơi băng băng, phơi phới, thì ở đoạn thơ kế tiếp âm điệu thơ thư thái, lắng đọng lại theo niềm vui của người dân chài. Từ đây, lại xuất hiện những câu thơ vô cùng tinh tế dành nói về con người và con thuyền nghỉ ngơi si một chuyến ra khơi:

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

Phải là đứa con của làng chài mới viết được những câu thơ hay đến thế. Khi về bến, người dân chài vẫn mang trong mình vị biển. Màu da ngăm rám nắng (tả thực) là biểu tượng cho đời sống vất vả. Còn vị xa xăm là vị nặm nồng của biển. Cái sóng, cái gió và cái nắng trong lộng ngoài khơi đã ngấm sâu vào làn da, thớ thịt của người dân chài. Còn con thuyền sau một cuộc vật lộn cùng trùng khơi giờ đây đang trở về nằm im bến nghỉ ngơi mệt mỏi, nghe chất muối nặm nồng đang thấm dần trong từng thớ vỏ. Phải có gắn bó, thấu hiểu con người và cảnh vật quê hương mới có khả năng nghe được “tiếng lòng” của những vật vô tri vô giác như con thuyền ấy.

Những dòng thơ cuối cùng của bài được tạc lên bằng nỗi nhớ, tình yêu, lòng cảm phục và ngưỡng mộ của tác giả đối với quê hương. Ở họ nồng nàn hương vị, sức sống của quê hương. Tất cả đều nói lên khát vọng chinh phục đại dương của dân làng. Trong nỗi nhớ, cảnh vật và con người của quê hương lại một lần nữa được hiện lên đến da diết, cồn cào:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

Hình ảnh làn nước xanh thể hiện sức sống của quê hương, cá bạc là hạnh phúc no đủ, “chiếc buồm vôi” là hình ảnh gắn bó thân thuộc và “cái mùi nồng nặm” là hương vị của quê hương. Tất cả đã trở thành kỉ niệm, ám ảnh mãi trong tâm hồn nhà thơ.

Thật cảm ơn nhà thơ Tế Hanh đã để lại cho người đọc một tác phẩm tuyệt diệu đến thế này!

2 tháng 3 2020

thanks bạn nha

2 tháng 3 2020

Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng

 Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".

Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăn rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.

Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".

Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.

Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng

 Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".

Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăn rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.

Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".

Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ

27 tháng 2 2021

chắc bây h hết cần rồi nhỉ