K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2019

2k5 à mik xin infor hhh

8 tháng 9 2019

linh tinh

đề đâu bố 

8 tháng 9 2019

56.32%

8 tháng 9 2019

26% nhé bạn

Bãi biển Trà Cổ

ko chắc lắm đâu nha

8 tháng 9 2019

Đồ Sơn Hải Phòng

8 tháng 9 2019

Kênh Vĩnh Tế bắt đầu đào vào tháng Chạp năm 1819, xuất phát từ bờ Tây sông Châu Đốc, chạy song song với đường biên giới Việt Nam – Campuchia và kết thúc tại điểm nối tiếp với sông Giang Thành (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang). Kênh được đào dưới sự chỉ huy của Thoại Ngọc Hầu cùng với 2 ông Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Văn Tồn. Sau có thêm Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt, cùng 2 Phó Tổng trấn Trương Tấn Bửu , Trần Văn Năng và Thống chế Trần Công Lại cùng góp sức chỉ huy đến năm 1824 thì hoàn thành.

nui-sam

Tên gọi Vĩnh Tế được đặt theo tên vợ cả của Thoại Ngọc Hầu là bà Châu Thị Vĩnh Tế (1766-1826) hay còn có tên khác là Châu Thị Tế. Bà là người cù lao Dài, nay thuộc xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long và là trưởng nữ của ông Châu Huy (có sách chép là Châu Vĩnh Huy) và bà Đỗ Thị Toán. Thời chúa Nguyễn, Nguyễn Văn Thoại theo mẹ rời làng An Hải (nay thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) di cư vào Nam sinh sống ở cù lao Dài nên đã gặp bà Vĩnh Tế và cưới bà tại đây vào năm 1788.

Bà Vĩnh Tế nổi tiếng là người vợ hiền đức, tận tụy, đảm đang, đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp lừng lẫy của chồng. Bà còn là người có công xây dựng miếu Bà Chúa Xứ núi Sam – Châu Đốc. Khi Thoại Ngọc Hầu được vua giao trọng trách đào con kênh nối liền từ Châu Đốc đến Hà Tiên, bà đã tận tụy giúp chồng chăm lo công việc đại sự. Những lúc chồng bận việc công cán, bà đã thay chồng lãnh phần đôn đốc, coi ngó việc đào kênh, tiếng nhân đức của bà được nhân dân truyền tụng. Bấy giờ trong dân gian có câu: 

Nước Nam trai sắc gái tài,

Gương bà Châu thị lưu đời ngàn năm.

Để tuyên dương công trạng của vợ chồng Thoại Ngọc Hầu và thể theo lòng dân mến mộ, vua Minh Mạng cho lấy tên chồng bà là Nguyễn Văn Thoại đặt cho con kênh “Thoại Hà”, núi “Thoại Sơn”, đặt tên kênh Châu Đốc – Hà Tiên là “Vĩnh Tế Hà”, núi Sam gần đấy là “Vĩnh Tế Sơn” và làng cạnh núi là “Vĩnh Tế Thôn”. Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), vua cho chạm hình tượng kênh Vĩnh Tế vào Cao đỉnh, đỉnh đồng lớn nhất trong Cửu đỉnh đặt tại Thế miếu, Huế.

lang-tnh

Thoại Ngọc Hầu đã dành cho bà Vĩnh Tế những lời lẽ tốt đẹp trong bia Phụng đặc tứ danh Vĩnh Tế Sơn bi ký (Bia chép núi Vĩnh Tế do vua đặc biệt ban tên) như sau:

“… Năm trước đây, thần phụng mạng xem sóc việc đào kênh Đông Xuyên, vua đã lấy danh tước thần nêu lên bên bờ kênh núi Sập mà đặt tên núi là Thoại Sơn. Đến nay, hoàng ân lại xét đến lòng thần, cho là biết tề gia hợp hòa khí, lại hạ cố đến vợ thần là Châu Thị Tế, có chút công lao, nên xuống lệnh ban cho tên núi Sam là Vĩnh Tế Sơn…”.

bia_vinh_te_son

Thoại Ngọc Hầu và bà Châu Thị Tế được người dân An Giang cảm mến, nhớ ơn. Ở huyện Thoại Sơn, ngoài đền thờ, bia đá còn có khu du lịch mang tên Hồ Ông Thoại. Tại chân núi Sam, có một làng mang tên Vĩnh Tế. Hai tiếng “Vĩnh Tế” biểu lộ sự nhớ ơn của nhân dân đối với ông bà Bảo hộ Thoại Ngọc Hầu… Nơi này vẫn còn lưu truyền câu ca dao: 

Đi ngang qua cảnh núi Sam

Thấy lăng Ông Lớn hai hàng lụy rơi.

Ông ngồi vì nước vì đời,

Hy sinh tài sản không rời nước non

Nước kênh Vĩnh Tế lờ đờ,

Nhớ ông Bảo Hộ dựng cờ chiêu an.

#Châu's ngốc

Choa về du lịch quê choa
Độc đáo nhiều điểm, mặn mà hương quê
Vệ Vừng, đến nỏ muốn về
Non xanh, nước biếc, bốn bề bủa vây
Thuyền nan sóng sánh đâu đây
Đảo xanh rợp bóng, cỏ cây nghiêng mình
Sông Dinh, Rú Gám hữu tình
Địa danh nhân kiệt anh linh bao đời
Đồng quê vẫn rộn tiếng cười
Trẻ trâu chạy nhảy, sáo diều vẫn bay
Đền Hoàng, Đền Cả là đây
Những mùa lễ hội đắm say tình người
Bảo Lâm, Chùa Gám đa thời
Linh thiêng, cổ kính trọn lời ngợi khen
Viếng chùa thắp một nén nhang
Cho lòng thanh thản xua tan ưu phiền
Và đừng quên nhé! Bạn hiền
Thăm nhà thờ đá một nền văn minh
Kỳ công của một công trình
Tốt đời, đẹp đạo nghĩa tình lương giao.
Choa về, choa lại tắm ao
Cống ùn lại nhảy, cầu rào lại bơi
Ẩm thực có ở mọi nơi
Bánh mướt thơm nức, nụ cười níu chân
Chuột đồng! nói nhỏ nghe anh
Tuy rằng rất lạ _ xin đừng bỏ qua
Một thời nghĩa Mẹ công Cha
Một thời để nhớ để mà tri ân

mik còn ko biết yên thành ở đâu luôn í

Đưa con về thăm quêCha gặp lại tuổi mình ngày thơ dạiMấy dãy ao làng sen còn thơm mãi (*)Hoa gạo rơi xao xác sân đình Bến bờ nào cũng dội sóng sông DinhXa ngái nào cũng mơ về núi GámHạt giống đồng chiêm gieo vào tâm khảmVẫn xanh tươi nơi góc bể chân trời Quê mình là vậy đó con ơiBát cơm con ăn, ân tình con gặpMùi chua của bùn, vị nồng của đấtVới cha, hơn cả bạc vàng Bến bờ nào ông bà dắt con sangDòng đục dòng trong, câu thương câu giậnThương cụ đồ xưa bút nghiên lận đậnĐỗ Trạng rồi còn lội ruộng vinh quy Đất quê mình nâng bước cha điĐể có con hôm nay trở lạiNhư sông suối về nơi biển ấyLại góp mưa xanh mát mạch nguồn-Crea : Tác giả Nguyễn Thế Kỉ

Ca dao tục ngữ khác:

  • Một lời nói dối sám hối bảy ngày
  • Nói đúng như gãi vào chỗ ngứa
  • Nói ngay hay trái tai
  • Văn hoa chẳng qua nói thực
  • Thuốc đắng dã tật nói thật mất lòng
  • Nói ngọt lọt đến xương
  • Miếng ngon nhớ lâu lời đau nhớ đời
  • Lời nói quan tiền tấm lụa
  • Lời nói nên vợ nên chồng
  • Lưỡi sắc hơn gươm

chị Phương nói ngọt lọt tận xương.

Cây quạt là vật dụng có từ rất lâu đời mà ông cha ta đã sáng tạo ra nó để quạt mát khi trời oi bức, ngoài ra cái quạt cũng còn được vận dụng để làm vật trang trí treo trong nhà, dùng để phục vụ cho các hoạt động văn hóa như múa...

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, vào mùa hè thời tiết nóng bức nên nhu cầu làm mát rất phổ biến, cái quạt ra đời để giúp mọi người xua tan phần nào nóng bức đó.

Quạt nói chung được chia thành 2 nhóm: Quạt bằng tay và Quạt máy.

Về quạt bằng tay có nhiều loại: Quạt nan (làm bằng nan cây tre), Quạt mo (làm bằng bẹ cây cau), Quạt giấy (làm bằng giấy), Quạt bằng tấm xốp (làm từ sản phẩm bìa, xốp)... Để làm một chiếc quạt nan theo kiểu truyến thống, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 8-12 thanh tre vót mỏng, giấy, kéo, keo dán. Xếp các thanh tre lại, thanh nọ chồng lên thanh kia rồi dùi 1 lỗ xuyên qua đầu mút các thanh, cố định chúng bằng 1 cái trục sao cho chúng dễ dàng tách ra thành hình nan quạt và dễ dàng khi xếp lại. Sau đó tách các nan quạt ra, ướm 2 tờ giấy lên và cắt thành hình cung theo mong muốn, dùng keo dán 2 tờ giấy vừa cắt lên 2 mặt của các nan quạt sao cho các nan quạt được tách đều nhau. Vậy là chúng ta đã có 1 cái quạt đơn giản có thể mở ra gập vào.

Về Quạt máy (chạy bằng điện) cũng có nhiều loại: quạt để bàn, quạt treo tường, quạt trần, quạt thông gió, quạt không cánh, quạt hơi nước... Để có một chiếc quạt máy, tùy theo nhu cầu làm mát và túi tiền, chúng ta có thể ra siêu thị điện máy hoặc cửa hàng điện để mua 1 chiếc quạt điện với đủ chức năng theo mong muốn. Mang quạt về, chúng ta chỉ việc cắm điện vào, bật quạt lên để làm mát cho cả nhà.

Về tính tiện lợi, quạt bằng máy có thể làm mát mạnh hơn, và vì máy chạy nên chúng ta không cần quạt tay vẫn có gió mát, tha hồ nằm ngủ, ngồi chơi hay làm bất kỳ điều gì mà gió vẫn cứ thổi mát cho chúng ta suốt ngày, không biết mệt mỏi; hơn thế nữa, ta có thể hẹn giờ mở, hẹn giờ tắt cho quạt máy rất tiện dụng. Tuy nhiên, khi không có điện thì quạt máy không hoạt động được, khi đó quạt tay sẽ là cái hữu dụng nhất cho mọi người.

Từ ngàn xưa, trên các làng quê Việt Nam đã có nhiều nghệ nhân làm quạt. Nhiều nhất là ở vùng quê Bắc Bộ. Đã có nhiều làng nghề làm quạt phát triển gắn bó cùng với những thăng trầm của quê hương. Đặc biệt, quạt đã trở thành hình tượng văn hóa nghệ thuật và ăn sâu vào đời sống văn hóa con người Việt Nam qua các câu chuyện cổ tích, thơ ca, hò vè, chẳng hạn như chuyện Thằng Bờm là một ví dụ:

"Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú Ông xin đổi ba bò chín trâu"

Thật giản dị và cảm động! Có ai trong chúng ta không từng được mẹ quạt đưa vào giấc ngủ. Đúng là chiếc quạt "Nan- ti on- nan" của mẹ không có định giờ, không có chức năng khử độc, không bơm ô xy, không có màng lọc mạ vàng, không công nghệ nano-không có thương hiệu quốc tế, nhưng có tình mẹ bao la.

Ngày nay, em không có cơ hội được mẹ cầm cái quạt nan quát mát đêm ngày như trong thơ, nhưng em vẫn cảm nhận được rằng nếu không có quạt mát (hay máy lạnh) thì mẹ cũng sẽ dùng quạt mo hay quạt nan quạt cho em ngủ khi trời nóng.

CRE:KHONGNHO

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu.

Trong thời kì chiến tranh, họ lại bị phát xít Đức chiếm đóng và nô dịch tàn bạo. Vì vậy, khi Hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đông Âu truy kích quân đội phát xít Đức, nhân dân các nước Đông Âu đã nhanh chóng nổi dậy và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

- Dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, một loạt nhà nước dân chủ nhân dân đã được thành lập ở các nuớc Đông Âu từ cuối năm 1944 đến năm 1946



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ca-nuoc-dan-chu-nhan-dan-dong-au-da-ra-doi-c84a12563.html#ixzz5z7uu1T3S

7 tháng 9 2019

- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu.

- Trong thời kì chiến tranh, họ lại bị phát xít Đức chiếm đóng và nô dịch tàn bạo. Vì vậy, khi Hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đông Âu truy kích quân đội phát xít Đức, nhân dân các nước Đông Âu đã nhanh chóng nổi dậy và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

- Dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, một loạt nhà nước dân chủ nhân dân đã được thành lập ở các nuớc Đông Âu từ cuối năm 1944 đến năm 1946.

Học tốt :)