K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề bài tham khảoĐọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn[1]. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức ; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm[2]. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển ; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc...
Đọc tiếp

Đề bài tham khảo

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn[1]. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức ; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm[2]. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển ; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con ; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát[3]. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trông không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai[4]. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào ! [5] Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi, mà vợ con các ngươi cũng nguy khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà mồ mả cha mẹ các ngươi cũng bị phát quật; chẳng những thân ta kiếp này bị nhục, mà đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận[6]. Lúc ấy, các ngươi dẫu muốn vui chơi phỏng có được không?[7]

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

a, Hãy viết khoảng 3-4 câu khái quát nội dung chính của đoạn trích.

b, Nhận xét về tác dụng của các yếu tố biểu cảm trong câu [4] của đoạn trích.

c, Câu nghi vấn [7] ở cuối đoạn trích dùng để làm gì?

d, Sau đây là ý kiến của hai bạn An và Liên về đoạn trích này. Ý kiến của em như thế nào? Hãy viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày ý kiến của em.

An: - Đoạn trích thật hay, bởi qua đó ta hiểu được tấm lòng yêu nước thiết tha, sâu sắc của Trần Quốc Tuấn.

Liên: - Mình thấy đoạn trích này hay, bởi nghệ thuật thuyết phục quân sĩ của Trần Quốc Tuấn thật tài tình.

 

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:- Thằng kia!...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.

Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:

- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

 

(1) 

Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà vẫn giữ được nghĩa cơ bản của câu?

 

(2) 

Nhận xét vế sự thay đổi sắc thái biểu cảm (của các câu đã thay đổi đó) so với câu in đậm trong đoạn trích.

0
đề kiểm tra ngữ văn lớp 8 cuối kỳ // mk sưu tầm được nè (có đáp án luôn nha): I. Trắc nghiệm (4 điểm)1. Theo Nguyễn Trãi, để đem lại cuộc sống yên ổn cho dân, trước hết phải:a. Làm cho dân được giàu có, ấm nob. Làm cho dân được ăn no, mặc đẹpc. Thương dân, trừ bạo ngược2. Khi con tu hú được sáng tác trong hoàn cảnh nào?a. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa...
Đọc tiếp

đề kiểm tra ngữ văn lớp 8 cuối kỳ // mk sưu tầm được nè (có đáp án luôn nha):

 

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. Theo Nguyễn Trãi, để đem lại cuộc sống yên ổn cho dân, trước hết phải:

a. Làm cho dân được giàu có, ấm no

b. Làm cho dân được ăn no, mặc đẹp

c. Thương dân, trừ bạo ngược

2. Khi con tu hú được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

a. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ

b. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng

c. Khi tác giả bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác

d. Khi tác giả vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do

3 Nội dung chính của văn bản Thuế máu là gì?

a. Lên án, tố cáo sự bóc lột trắng trợn của thực dân Pháp với người lao động trên đất thuộc địa

b. Phản ánh tình cảnh khổ cực của người dân thuộc địa trên đất Pháp

c. Thể hiện sự bất bình của người An Nam đối với cuộc chiến tranh phi nghĩa

d. Tố cáo thủ đoạn lừa bịp, giả dối của thực dân Pháp khi biến người dân nghèo ở các nước thuộc địa thành vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa

4. Câu thơ: “Xanh kia thăm thẳm từng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?” thuộc kiểu hành động nói nào?

a. Hành động hỏi

b. Hành động trình bày

c. Hành động cầu khiến

d. Hành động bộc lộ cảm xúc

5. Em hiểu quan điểm: “theo điều học mà làm” của Nguyễn Thiếp trong Bàn luận về phép học là gì?

a. Học phải theo mục đích chân chính

b. Học phải đi đôi với hành

c. Phải làm theo điều được học

d. Học phải biết thâu tóm cái tinh túy cốt lõi nhất

6. Câu nào dưới đây không mắc lỗi lô – gic?

a. Có nhiều nhà thơ nữ có đóng góp to lớn cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn

b. Linh không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép

c. Tuy phải làm nhiều việc nhà nhưng Hồng vẫn học giỏi

d. Tuy học hành chăm chỉ nhưng năm nào An cũng đạt học sinh giỏi

II. Tự luận (6 điểm)

1. Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:

Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ? (1đ)

2. Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”

a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)

b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)

3. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn trong đó có sử dụng một câu cầu khiến hoặc cảm thán. (2đ)

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

123456
cadabc

II. Phần tự luận

1.

Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:

Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?

→ Kiểu câu nghi vấn (0.5đ)

→ Hành động hỏi, bộc lộ cảm xúc (0.5đ)

2.

Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”

a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)

   - Khổ thơ nói về nỗi nhớ làng khôn nguôi của tác giả khi xa quê. (0.5đ)

   - Quê hương trong nỗi nhớ của Tế Hanh thật sống động với cả hình ảnh (con thuyền rẽ sóng), màu sắc (xanh, bạc...), hương vị (mùi mặn nồng). (0.5đ)

   - Động từ nhớ lặp lại 2 lần, khắc sâu thêm nỗi lòng da diết, khôn nguôi của tác giả khi nhớ quê. (0.5đ)

 

   - Khổ thơ sinh động với nhiều danh, động, tính từ màu sắc. Phải là người yêu quê hương sâu nặng mới có nỗi nhớ đầy xao xuyến và ám ảnh người đọc đến vậy. (0.5đ)

 

3.

Viết một đoạn văn diễn dịch từ 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn. (2đ)

   - HS viết được đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề ở đầu đoạn, dung lượng 3 – 5 câu, có sử dụng câu cầu khiến hoặc cảm thán (1đ)

   - HS nêu được một vài nét sau: mục đích học tập đúng đắn:

      + Học để làm người, để chiếm lĩnh tri thức, không phải để cầu danh lợi... (1đ)

0