K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:CÂU CHUYỆN ỐC SÊNỐc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!""Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói."Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

CÂU CHUYỆN ỐC SÊN

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"

"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.

"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".

"Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".

 

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)

Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. 

Câu 2 (0,5 điểm): Em hãy chỉ ra các vị ngữ trong câu văn sau và cho biết các vị ngữ đó có cấu tạo là cụm động từ hay cụm tính từ : "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".

Câu 3 (1 điểm): Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương?  

Câu 4 (1 điểm): Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao? 

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) 

Câu 1 (2 điểm): Tự lập là một đức tính tốt. Em đã làm gì để thể hiện mình là người tự lập trong học tập và trong sinh hoạt hàng ngày. Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. 

Câu 2 (5 điểm): Khi Thánh Gióng ra trận, mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy.

0
Câu 1. Những lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng …(1)…. nhau được gọi là ……(2)………. Em hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống?A. (1): tiếp xúc, (2) không tiếp xúcB. (1): không tiếp xúc, (2) không tiếp xúcC. (1): tiếp xúc, (2) tiếp xúcD. (1): không tiếp xúc, (2) tiếp xúcCâu 2.  Lực ……..(1)………. xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự …..(2)…. tiếp xúc với vật chịu tác dụng. Em hãy...
Đọc tiếp

Câu 1. Những lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng …(1)…. nhau được gọi là ……(2)………. Em hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống?

A. (1): tiếp xúc, (2) không tiếp xúc

B. (1): không tiếp xúc, (2) không tiếp xúc

C. (1): tiếp xúc, (2) tiếp xúc

D. (1): không tiếp xúc, (2) tiếp xúc

Câu 2.  Lực ……..(1)………. xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự …..(2)…. tiếp xúc với vật chịu tác dụng. Em hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống?

A. (1): tiếp xúc, (2) không tiếp xúc

B. (1): không tiếp xúc, (2) không tiếp xúc

C. (1): tiếp xúc, (2) tiếp xúc

D. (1): không tiếp xúc, (2) tiếp xúc

 

Câu 3 Phát biểu nào sau dây sai khi nói về lực tác dụng lên vật?

A. Lực tác dụng lên vật có thể làm thay đổi tốc độ vật      

 B. Lực xuất hiện giữa 2 vật tiếp xúc gọi là lực tiếp xúc.

C. Lực tác dụng lên vật có thể làm nó biến dạng               

D. Đơn vị đo lực là Niu tơn (N)

Câu 4. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

A. Lực gió tác dụng lên cánh buồm.

B. Lực tay tác dụng để mở cánh cửa.

C. Lực chân đá vào quả bóng.

D. Lực Trái Đất tác dụng lên cái cốc đặt trên bàn.

Câu 5. Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?  

A. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.

B. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng.

C. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo.

D. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn.

Câu 6.Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

A. Một hành tinh trong chuyển động xung quanh một ngôi sao.

B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.

C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.

D. Quả táo rơi từ trên cây xuống

Câu 7. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?  

A. Vận động viên nâng tạ.

B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sàn.

C. Giọt mưa đang rơi.

D. Bạn Na đóng đinh vào tường.

Câu 8. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

A. Một người đi chân trần trên cát

B.Sử dụng điện thoại cảm ứng.

C.Dùng tay bóp quả bóng tennis.

D.Quả táo đang rơi từ trên cây xuống đất.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?  

A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động

B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động

C. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi tốc độ chuyển động

D. Lực là nguyên nhân làm cho vật biến dạng

Câu 10: Khi cầu thủ đá quả bóng đang nằm yên trên sân thì chân cầu thủ tác dụng lực lên quả bóng khiến cho quả bóng đang ........(1)...bắt đầu ...(2).....

A.  (1) đứng yên  - (2) chuyển động

B.  (1) đứng yên  - (2) biến dạng

C.  (1) chuyển động  - (2) chuyển động chậm lại

D.  (1) chuyển động nhanh  - (2) chuyển động chậm lại

Câu 11: Thủ môn dùng tay bắt quả bóng. Thủ môn có tác dụng lên quả bóng không? Vì sao?

A. Thủ môn không có tác dụng lực lên quả bóng, vì quả bóng đã dừng lại, không có chuyển động         

B. Thủ môn không có tác dụng lực lên quả bóng, vì quả bóng đã bị chuyển động sang hướng khác.

C. Thủ môn có tác dụng lực lên quả bóng, vì quả bóng đã dừng lại, không còn chuyển động            

Giúp mình với, mình cảm ơn!   

 

0