K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì chị sâu róm sẽ biến...
Đọc tiếp

CÂU CHUYỆN ỐC SÊN

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"

"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.

"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".

"Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".
câu 1:phân tích cấu tạo cụm động từ"sẽ chui xuống đất"
câu 2:Em có đồng ý với lời động viên của ốc sên mẹ không?Vì sao?
câu 3:từ câu chuyện trên em rút ra được bài học gì cho bản thân(trình bày 2 đến 3 câu văn)
Giúp mình với nghen

0
Vì sao nhân vật sử thi được khắc họa với những đặc điểm cố định (tính ngữ cố định)? Việc khắc họa nhân vật có tác dụng gì? Bài đọc: Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác Cuộc chiến vây hãm thành Tơ-roa (Troy) của quân A-kê-en (Achaean), tức quân Hy Lạp, bước sang năm thứ mười vẫn không phân thắng bại. A-khin (Achilles), dũng tướng tài giỏi nhất của quân Hy Lạp, tức giận vì bị chủ soái A-ga-mem-nông...
Đọc tiếp

Vì sao nhân vật sử thi được khắc họa với những đặc điểm cố định (tính ngữ cố định)?

Việc khắc họa nhân vật có tác dụng gì?

Bài đọc:

Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác

Cuộc chiến vây hãm thành Tơ-roa (Troy) của quân A-kê-en (Achaean), tức quân Hy Lạp, bước sang năm thứ mười vẫn không phân thắng bại.

A-khin (Achilles), dũng tướng tài giỏi nhất của quân Hy Lạp, tức giận vì bị chủ soái A-ga-mem-nông (Agamemnon) tước mất chiến lợi phẩm là nàng Bri-dê-ít (Briseis), quyết không tham chiến, đồng thời qua mẹ của mình là nữ thần Thê-ti-xơ (Thetis), cầu xin thần Dớt (Zeus) làm cho quân Hy Lạp thất bại. Thần Dớt (Zeus) hứa hẹn, nhưng chưa thực hiện lời hứa. Thoả thuận về một cuộc chiến tay đôi chấm dứt chiến tranh không thành, quân Hy Lạp và quân Tơ-roa lại tiếp tục giao chiến. Cuộc chiến nơi hạ giới luôn có sự can thiệp của các vị thần chia làm hai phe ủng hộ hai bên. Quân Hy Lạp nhất thời giành thế áp đảo. Hoàng tử Héc-to (Hector), chủ soái quân đội thành Tơ-roa, quay vào thành thúc giục binh sĩ, khẩn cầu nữ thần A-tê-na giúp đỡ. Chàng ghé về nhà thăm vợ con.

Héc-to về tới ngôi nhà êm ấm của mình, nhưng không thấy Ăng-đrô-mác cánh tay trắng ngần trong buồng như thường lệ. Nàng cùng con thơ với cô hầu gái xống áo thướt tha, đúng trên tháp canh nức nở, lòng đắng cay chan chứa nỗi buồn. Vào nhà, Héc-to không trông thấy phu nhân hiền thục của mình. Chàng bước qua ngưỡng cửa, dừng lại, hỏi mấy nô tì: “Này, các ngươi mau nói hết ta hay, phu nhân Ăng-đrô-mác đâu rồi? Nàng đi gặp chị gặp em, qua chỗ những cô dâu trang phục diễm lệ, hay tới đền thờ A-tê-na cùng các phu nhân thành Tơ-roa vấn tóc chỉnh tề dâng lễ cầu xin nữ thần rủ lòng thương, nguôi cơn thịnh nộ?”. Đáp lời Héc-to, tì nữ quản gia nhanh nhảu nói: “Bẩm, ngài đã yêu cầu, con xin thưa rõ. Không phải phu nhân đi gặp chị gặp em, hay qua chỗ những cô dâu trang phục diễm lệ. Cũng không phải bà tới đền thờ A-tê-na, cùng các phu nhân thành Tơ-roa vấn tóc chỉnh tề dâng lễ cầu xin nữ thần nguôi cơn thịnh nộ. Nghe tin quân A-kê-en khí thế áp đảo, những chiến binh Tơ-roa của chúng ta buộc phải thoái lui, phu nhân vội vã tới toà tháp lớn thành I-li-ông (llion). Như người mất trí, bà vừa đi vừa chạy lên thành, đầu không ngoảnh lại. Nhũ mẫu bồng con thơ tất tả theo sau”.

Tì nữ đáp vậy. Héc-to tức thì rời nhà, chạy ngược theo những dãy phố thành Tơ-roa xây dựng khang trang. Xuyên qua phố xá thành Tơ-roa rộng lớn, chàng tới cổng Xkê (Skey) (qua đó là bước ra bình nguyên ngoài thành luỹ). Chính tại đây phu nhân Ăng-đrô-mác nhào tới đón chàng.

Trong phục trang diễm lệ, Ăng-đrô-mác toát lên vẻ cao quý của nàng công chúa con vua E-ê-xi-ông (Eation) quả cảm. Vua Ê-ê-xi-ông sống ở dưới chân núi rừng Pla-cốt (Placos). Ông là đại thống lĩnh của những người Ki-li-kiêng (Cilician) thành Te-bơ. Người con gái được nhà vua gả cho Héc-to sáng loáng khiên đồng chính là nàng Ăng-đrô-mác.

Ăng-đrô-mác tới bên chàng, theo sau là cô hầu gái bồng một hài nhi vô tư, thơ dại. Cậu bé đẹp như một vì sao sáng trên trời ấy chính là con trai thương yêu, duy nhất của họ. Héc-to đặt tên cho cậu là Xca-măng-đri-ốt (Skamandrios), còn với mọi người - cậu là A-xchi-a-nắc (Astyanax), con của người trấn giữ thành Tơ-roa.

Trông thấy con thơ, người cha mỉm cười, không nói. Phu nhân lại bên chàng, nước mắt đầm đìa.

Xiết chặt tay chàng nàng nức nở: “Ôi, chàng thật tệ! Lòng can đảm của chàng sẽ huỷ hoại chàng! Chàng chẳng biết thương cả con trai thơ dại, cả người mẹ thiểu não này. Ra trận, bọn A-kê-en nhất loạt xông lên sẽ tức khắc hạ sát chàng, chẳng mấy nữa thiếp thành goá phụ. Thiếp nguyện xuống mồ sâu còn hơn để mất chàng. Chàng bỏ thiếp lại một mình, còn gì thiết tha trên cõi đời này nữa. Phận thiếp toàn những khổ đau. Thiếp chẳng còn cha, mẹ hiền cũng không còn nữa. A-khin có đôi chân nhanh đã hạ sát lão vương cha thiếp, triệt phá tận nền móng thành Te-bơ cổng lớn tường cao, đô thị đẹp đẽ của những người Ki-li-kiêng. Tự tay hắn đã hạ sát vua Ê-ê-xi-ông, song không dám tước vũ khí, bởi hãi sợ hành vi không chính trực tự tâm can. Hắn thiêu nguyên thi hài của người cùng vũ khí tinh xảo, vun đất thành gò chôn cất. Quanh gò mọc lên những cây tiểu dư do những nàng con gái thần Dớt choàng áo da dê, những tiên nữ nanh-phơ (nymphe) chăm sóc. Rồi cả bảy người anh cùng cha với thiếp, chỉ trong một ngày, lần lượt đi về thế giới bên kia. Họ bị A-khin sáng láng, con trai của Pê-lê (Peleus), đánh bại tại bãi chăn những đàn bò đủng đỉnh và những đàn cừu lông trắng như mây. Còn mẹ thiếp, nữ hoàng xứ Pla-cốt đại ngàn, bị hắn bắt giải đi cùng những chiến lợi phẩm của mình. Hắn chỉ trả lại tự do cho bà khi nhận được khoản chuộc lớn không kể xiết. Về tới cung vua cha, bà lại đột ngột bị nữ thần xạ thủ Ác-tê-mít (Artemis) cướp đi sinh mệnh. Héc-to chàng hỡi, giờ đây với thiếp, chàng là cha và cả mẹ kính yêu; chàng là cả anh trai duy nhất, cả đức lang quân cao quý của thiếp. Xin chàng hãy rủ lòng thương thiếp và con mà đừng ra trận, hãy ở lại trên tháp canh này, đùng để trẻ thơ phải mồ côi, vợ hiền thành giá phụ. Hãy bố trí một toán quân chốt chặn chỗ cây vả, nơi dễ leo lên tường thành, dễ vào thành nhất. Đã ba lần, những dũng sĩ quả cảm dưới sự chỉ huy của I-đô-mê-nê (Idomeneus) danh tiếng, của hai gã A-giắc (Ajax), hai người con lừng danh của A-tơ-rê (Atreus) và người con trai dũng mãnh của Ti-đê (Tydeus)) tấn công vào chính chỗ này. Chắc hẳn, có vị tiên tri nào phán bảo, hay linh tính thôi thúc chúng xông vào nơi đó”.

Héc-to lẫy lừng, mũ trụ sáng loáng, đáp lời nàng “Phu nhân ơi, cả ta cũng lo lắng khôn nguôi về mọi điều nàng nói. Nhưng sẽ hổ thẹn xiết bao với những chiến binh và những người phụ nữ thành To-roa xống áo thướt tha, nếu ta ở lại đây, như kẻ hèn nhát, đứng nhìn từ xa, tránh không xung trận. Hơn nữa, bầu nhiệt huyết trong ta không cho phép ta làm vậy: từ lâu ta đã học cách luôn ở tuyến đầu, can trường chiến đấu, giành vinh quang cho thân phụ và bản thân. Ta biết, bằng cả trái tim và lí trí, tự ta biết rõ: sẽ tới ngày thành Tơ-roa thiêng liêng thất thủ. Cả vua Pri-am (Priam) cùng thần dân giương cao ngọn giáo của người cũng sẽ bị tiêu diệt. Song điều làm tim ta tan vỡ không chỉ là nỗi thống khổ sẽ tới của những thần dân thành Tơ-roa, của chính hoàng hậu Hê-cu-ba (Hecuba) và quốc vương Pri-am, không chỉ là nỗi thống khổ của đàn em trai ta rồi đây sẽ bị đòn thù ác nghiệt quật ngã xuống đất bụi mịt mờ, mà còn là nỗi thống khổ của nàng! Một gã A-kê-en sáng loáng khiên đồng sẽ tới bắt nàng đi. Lã chã tuôn dòng lệ đắng, nàng sẽ không còn ngày tháng tự do. Nàng sẽ phải làm nô lệ, ở Ác-gốt (Argos) dệt vải cho người, hay phải lặn lội tới tận lạch nguồn sông Mét-xê-ít (Messeis), Hi-pê-rê (Hypereia) lấy nước: cực nhọc trăm bề, đắng cay muôn nỗi. Một ngày, thấy nàng tuôn rơi hàng lệ, ai đó sẽ bảo: “Đó là vợ của Héc-to, kẻ can trường nhất trong số những người Tơ-roa giỏi luyện ngựa từng chiến đấu giữ thành I-li-ông năm xưa. Người nói vậy lại là đánh thức nỗi thống khổ luôn mới lại trong lòng nàng. Nàng quặn nhớ người chồng lẽ ra có thể cứu nàng khỏi kiếp tôi đòi. Song lúc ấy ta đã không còn, đã bị vùi dưới đất dày từ trước khi thấy nàng bị đoạ đày ô nhục và nghe được tiếng than xé ruột của nàng!”.

Dứt lời, Héc-to lừng danh cúi xuống muốn ôm con trai vào lòng. Nhưng cậu bé khóc ré lên, nhao nguời về phía nhũ mẫu xống áo thướt tha. Ánh đồng sáng loá và cái ngù bờm ngựa cong cong trên mũ trụ của chal àm nó e sợ. Người cha hồn hậu và người mẹ dịu hiền bật cười. Héc-to tháo ngay mũ trụ sáng loáng của mình đặt xuống đất. Rồi chàng bồng cậu con trai thân yêu lên tay, thơm nó, vừa nâng nó lên cao, đu đưa, vừa khẩn cầu con trai của thần Crô-nốt (Cronos) và các vị thần khác: “Hỡi thần Dớt và các vị thần vĩ đại! Xin hãy cho con trai tôi, cũng được như cha, nổi danh giữa những người Tơ-roa về sức mạnh và trị vì thành I-li-ông thật oai hùng. Để một ngày kia, thấy chàng trở về từ trận chiến, người ta phải thốt lên: “Chà, chàng đã vượt xa thân phụ của mình!”. Để với chiến lợi phẩm vấy máu, sau khi đánh bại kẻ thù, chàng trai từ chiến trận trở về làm vui lòng người mẹ”.

Nói rồi, chàng trao cậu con trai yêu quý tận tay cho vợ. Người mẹ ôm chặt con vào bầu ngực thơm tho, cười qua hàng lệ. Lòng Héc-to nhói buốt. Chàng đưa tay vuốt ve nàng rồi cất lời an ủi: “Phu nhân khốn khổ của ta ơi! Nàng đừng dằn vặt lòng mình quá thế! Một người trần mắt thịt không thể bất chấp số phận mà bắt ta xuống địa phủ của thần Ha-đét (Hades) được. Và đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể trốn chạy được số phận. Nàng hãy về nhà chăm lo công việc của mình, quay xa kéo sợi, dệt vải, sai bảo nữ tì chăm chỉ. Chiến tranh là bổn phận của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông này, nhất là ta”.

Dứt lời, chàng nâng mũ trụ đồng thau sáng loáng lên. Còn Ăng-đrô-mác bước về nhà, hàng lệ tuôn rơi, chốc chốc lại ngoái nhìn theo bóng hình phu quân yêu quý.

 (Hải Phong dịch, tạp chí Văn học và Tuổi trẻ,

số ra tháng 2/2021, tr. 34 - 37)

0
Tìm các chi tiết biểu hiện không gian trong văn bản "Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác".  Qua các chi tiết đó, hãy rút ra nhận xét về đặc trưng của không gian sử thi trong đoạn trích. Bài đọc: Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác Cuộc chiến vây hãm thành Tơ-roa (Troy) của quân A-kê-en (Achaean), tức quân Hy Lạp, bước sang năm thứ mười vẫn không phân thắng bại. A-khin (Achilles), dũng tướng tài giỏi nhất của quân Hy Lạp,...
Đọc tiếp

Tìm các chi tiết biểu hiện không gian trong văn bản "Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác". 

Qua các chi tiết đó, hãy rút ra nhận xét về đặc trưng của không gian sử thi trong đoạn trích.

Bài đọc:

Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác

Cuộc chiến vây hãm thành Tơ-roa (Troy) của quân A-kê-en (Achaean), tức quân Hy Lạp, bước sang năm thứ mười vẫn không phân thắng bại.

A-khin (Achilles), dũng tướng tài giỏi nhất của quân Hy Lạp, tức giận vì bị chủ soái A-ga-mem-nông (Agamemnon) tước mất chiến lợi phẩm là nàng Bri-dê-ít (Briseis), quyết không tham chiến, đồng thời qua mẹ của mình là nữ thần Thê-ti-xơ (Thetis), cầu xin thần Dớt (Zeus) làm cho quân Hy Lạp thất bại. Thần Dớt (Zeus) hứa hẹn, nhưng chưa thực hiện lời hứa. Thoả thuận về một cuộc chiến tay đôi chấm dứt chiến tranh không thành, quân Hy Lạp và quân Tơ-roa lại tiếp tục giao chiến. Cuộc chiến nơi hạ giới luôn có sự can thiệp của các vị thần chia làm hai phe ủng hộ hai bên. Quân Hy Lạp nhất thời giành thế áp đảo. Hoàng tử Héc-to (Hector), chủ soái quân đội thành Tơ-roa, quay vào thành thúc giục binh sĩ, khẩn cầu nữ thần A-tê-na giúp đỡ. Chàng ghé về nhà thăm vợ con.

Héc-to về tới ngôi nhà êm ấm của mình, nhưng không thấy Ăng-đrô-mác cánh tay trắng ngần trong buồng như thường lệ. Nàng cùng con thơ với cô hầu gái xống áo thướt tha, đúng trên tháp canh nức nở, lòng đắng cay chan chứa nỗi buồn. Vào nhà, Héc-to không trông thấy phu nhân hiền thục của mình. Chàng bước qua ngưỡng cửa, dừng lại, hỏi mấy nô tì: “Này, các ngươi mau nói hết ta hay, phu nhân Ăng-đrô-mác đâu rồi? Nàng đi gặp chị gặp em, qua chỗ những cô dâu trang phục diễm lệ, hay tới đền thờ A-tê-na cùng các phu nhân thành Tơ-roa vấn tóc chỉnh tề dâng lễ cầu xin nữ thần rủ lòng thương, nguôi cơn thịnh nộ?”. Đáp lời Héc-to, tì nữ quản gia nhanh nhảu nói: “Bẩm, ngài đã yêu cầu, con xin thưa rõ. Không phải phu nhân đi gặp chị gặp em, hay qua chỗ những cô dâu trang phục diễm lệ. Cũng không phải bà tới đền thờ A-tê-na, cùng các phu nhân thành Tơ-roa vấn tóc chỉnh tề dâng lễ cầu xin nữ thần nguôi cơn thịnh nộ. Nghe tin quân A-kê-en khí thế áp đảo, những chiến binh Tơ-roa của chúng ta buộc phải thoái lui, phu nhân vội vã tới toà tháp lớn thành I-li-ông (llion). Như người mất trí, bà vừa đi vừa chạy lên thành, đầu không ngoảnh lại. Nhũ mẫu bồng con thơ tất tả theo sau”.

Tì nữ đáp vậy. Héc-to tức thì rời nhà, chạy ngược theo những dãy phố thành Tơ-roa xây dựng khang trang. Xuyên qua phố xá thành Tơ-roa rộng lớn, chàng tới cổng Xkê (Skey) (qua đó là bước ra bình nguyên ngoài thành luỹ). Chính tại đây phu nhân Ăng-đrô-mác nhào tới đón chàng.

Trong phục trang diễm lệ, Ăng-đrô-mác toát lên vẻ cao quý của nàng công chúa con vua E-ê-xi-ông (Eation) quả cảm. Vua Ê-ê-xi-ông sống ở dưới chân núi rừng Pla-cốt (Placos). Ông là đại thống lĩnh của những người Ki-li-kiêng (Cilician) thành Te-bơ. Người con gái được nhà vua gả cho Héc-to sáng loáng khiên đồng chính là nàng Ăng-đrô-mác.

Ăng-đrô-mác tới bên chàng, theo sau là cô hầu gái bồng một hài nhi vô tư, thơ dại. Cậu bé đẹp như một vì sao sáng trên trời ấy chính là con trai thương yêu, duy nhất của họ. Héc-to đặt tên cho cậu là Xca-măng-đri-ốt (Skamandrios), còn với mọi người - cậu là A-xchi-a-nắc (Astyanax), con của người trấn giữ thành Tơ-roa.

Trông thấy con thơ, người cha mỉm cười, không nói. Phu nhân lại bên chàng, nước mắt đầm đìa.

Xiết chặt tay chàng nàng nức nở: “Ôi, chàng thật tệ! Lòng can đảm của chàng sẽ huỷ hoại chàng! Chàng chẳng biết thương cả con trai thơ dại, cả người mẹ thiểu não này. Ra trận, bọn A-kê-en nhất loạt xông lên sẽ tức khắc hạ sát chàng, chẳng mấy nữa thiếp thành goá phụ. Thiếp nguyện xuống mồ sâu còn hơn để mất chàng. Chàng bỏ thiếp lại một mình, còn gì thiết tha trên cõi đời này nữa. Phận thiếp toàn những khổ đau. Thiếp chẳng còn cha, mẹ hiền cũng không còn nữa. A-khin có đôi chân nhanh đã hạ sát lão vương cha thiếp, triệt phá tận nền móng thành Te-bơ cổng lớn tường cao, đô thị đẹp đẽ của những người Ki-li-kiêng. Tự tay hắn đã hạ sát vua Ê-ê-xi-ông, song không dám tước vũ khí, bởi hãi sợ hành vi không chính trực tự tâm can. Hắn thiêu nguyên thi hài của người cùng vũ khí tinh xảo, vun đất thành gò chôn cất. Quanh gò mọc lên những cây tiểu dư do những nàng con gái thần Dớt choàng áo da dê, những tiên nữ nanh-phơ (nymphe) chăm sóc. Rồi cả bảy người anh cùng cha với thiếp, chỉ trong một ngày, lần lượt đi về thế giới bên kia. Họ bị A-khin sáng láng, con trai của Pê-lê (Peleus), đánh bại tại bãi chăn những đàn bò đủng đỉnh và những đàn cừu lông trắng như mây. Còn mẹ thiếp, nữ hoàng xứ Pla-cốt đại ngàn, bị hắn bắt giải đi cùng những chiến lợi phẩm của mình. Hắn chỉ trả lại tự do cho bà khi nhận được khoản chuộc lớn không kể xiết. Về tới cung vua cha, bà lại đột ngột bị nữ thần xạ thủ Ác-tê-mít (Artemis) cướp đi sinh mệnh. Héc-to chàng hỡi, giờ đây với thiếp, chàng là cha và cả mẹ kính yêu; chàng là cả anh trai duy nhất, cả đức lang quân cao quý của thiếp. Xin chàng hãy rủ lòng thương thiếp và con mà đừng ra trận, hãy ở lại trên tháp canh này, đùng để trẻ thơ phải mồ côi, vợ hiền thành giá phụ. Hãy bố trí một toán quân chốt chặn chỗ cây vả, nơi dễ leo lên tường thành, dễ vào thành nhất. Đã ba lần, những dũng sĩ quả cảm dưới sự chỉ huy của I-đô-mê-nê (Idomeneus) danh tiếng, của hai gã A-giắc (Ajax), hai người con lừng danh của A-tơ-rê (Atreus) và người con trai dũng mãnh của Ti-đê (Tydeus)) tấn công vào chính chỗ này. Chắc hẳn, có vị tiên tri nào phán bảo, hay linh tính thôi thúc chúng xông vào nơi đó”.

Héc-to lẫy lừng, mũ trụ sáng loáng, đáp lời nàng “Phu nhân ơi, cả ta cũng lo lắng khôn nguôi về mọi điều nàng nói. Nhưng sẽ hổ thẹn xiết bao với những chiến binh và những người phụ nữ thành To-roa xống áo thướt tha, nếu ta ở lại đây, như kẻ hèn nhát, đứng nhìn từ xa, tránh không xung trận. Hơn nữa, bầu nhiệt huyết trong ta không cho phép ta làm vậy: từ lâu ta đã học cách luôn ở tuyến đầu, can trường chiến đấu, giành vinh quang cho thân phụ và bản thân. Ta biết, bằng cả trái tim và lí trí, tự ta biết rõ: sẽ tới ngày thành Tơ-roa thiêng liêng thất thủ. Cả vua Pri-am (Priam) cùng thần dân giương cao ngọn giáo của người cũng sẽ bị tiêu diệt. Song điều làm tim ta tan vỡ không chỉ là nỗi thống khổ sẽ tới của những thần dân thành Tơ-roa, của chính hoàng hậu Hê-cu-ba (Hecuba) và quốc vương Pri-am, không chỉ là nỗi thống khổ của đàn em trai ta rồi đây sẽ bị đòn thù ác nghiệt quật ngã xuống đất bụi mịt mờ, mà còn là nỗi thống khổ của nàng! Một gã A-kê-en sáng loáng khiên đồng sẽ tới bắt nàng đi. Lã chã tuôn dòng lệ đắng, nàng sẽ không còn ngày tháng tự do. Nàng sẽ phải làm nô lệ, ở Ác-gốt (Argos) dệt vải cho người, hay phải lặn lội tới tận lạch nguồn sông Mét-xê-ít (Messeis), Hi-pê-rê (Hypereia) lấy nước: cực nhọc trăm bề, đắng cay muôn nỗi. Một ngày, thấy nàng tuôn rơi hàng lệ, ai đó sẽ bảo: “Đó là vợ của Héc-to, kẻ can trường nhất trong số những người Tơ-roa giỏi luyện ngựa từng chiến đấu giữ thành I-li-ông năm xưa. Người nói vậy lại là đánh thức nỗi thống khổ luôn mới lại trong lòng nàng. Nàng quặn nhớ người chồng lẽ ra có thể cứu nàng khỏi kiếp tôi đòi. Song lúc ấy ta đã không còn, đã bị vùi dưới đất dày từ trước khi thấy nàng bị đoạ đày ô nhục và nghe được tiếng than xé ruột của nàng!”.

Dứt lời, Héc-to lừng danh cúi xuống muốn ôm con trai vào lòng. Nhưng cậu bé khóc ré lên, nhao nguời về phía nhũ mẫu xống áo thướt tha. Ánh đồng sáng loá và cái ngù bờm ngựa cong cong trên mũ trụ của chal àm nó e sợ. Người cha hồn hậu và người mẹ dịu hiền bật cười. Héc-to tháo ngay mũ trụ sáng loáng của mình đặt xuống đất. Rồi chàng bồng cậu con trai thân yêu lên tay, thơm nó, vừa nâng nó lên cao, đu đưa, vừa khẩn cầu con trai của thần Crô-nốt (Cronos) và các vị thần khác: “Hỡi thần Dớt và các vị thần vĩ đại! Xin hãy cho con trai tôi, cũng được như cha, nổi danh giữa những người Tơ-roa về sức mạnh và trị vì thành I-li-ông thật oai hùng. Để một ngày kia, thấy chàng trở về từ trận chiến, người ta phải thốt lên: “Chà, chàng đã vượt xa thân phụ của mình!”. Để với chiến lợi phẩm vấy máu, sau khi đánh bại kẻ thù, chàng trai từ chiến trận trở về làm vui lòng người mẹ”.

Nói rồi, chàng trao cậu con trai yêu quý tận tay cho vợ. Người mẹ ôm chặt con vào bầu ngực thơm tho, cười qua hàng lệ. Lòng Héc-to nhói buốt. Chàng đưa tay vuốt ve nàng rồi cất lời an ủi: “Phu nhân khốn khổ của ta ơi! Nàng đừng dằn vặt lòng mình quá thế! Một người trần mắt thịt không thể bất chấp số phận mà bắt ta xuống địa phủ của thần Ha-đét (Hades) được. Và đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể trốn chạy được số phận. Nàng hãy về nhà chăm lo công việc của mình, quay xa kéo sợi, dệt vải, sai bảo nữ tì chăm chỉ. Chiến tranh là bổn phận của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông này, nhất là ta”.

Dứt lời, chàng nâng mũ trụ đồng thau sáng loáng lên. Còn Ăng-đrô-mác bước về nhà, hàng lệ tuôn rơi, chốc chốc lại ngoái nhìn theo bóng hình phu quân yêu quý.

 (Hải Phong dịch, tạp chí Văn học và Tuổi trẻ,

số ra tháng 2/2021, tr. 34 - 37)

0
15 tháng 11 2022

- Biện pháp tu từ được dùng trong bài thơ "mẹ của em" là biện pháp ẩn dụ .

* Tác dụng :

- Biện pháp tu từ ẩn dụ trong bài thơ "mẹ của em" làm cho bài thơ sinh động tăng sức gợi hình gợi cảm.

- Bài mẹ là nỗi vất vả cực nhọc của khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ của mẹ dành  cho con .

- Bởi mỗi ai trong số chúng ta đều được lơn lên trong vòng tay của mẹ và cũng được nghe tiếng à ơi, nó là những âm thanh mềm dịu và không có gì thay thế được tình yêu của mẹ dành cho con .

 

15 tháng 11 2022

Bầu trời mặt đất vầng trăng,

Đều nằm trong cả áng văn cô thầy.

Bao nhiều ý đẹp lời hay,

Từ trong nét phấn nghiêng say đất trời.

Hương thơm  mật ngọt cuộc đời,

Ta nghe cả những tiếng lời non sông.

Tự hào con cháu Lạc Hồng,

Yêu sao tiếng việt sáng trong diệu kỳ.

Lời cô còn khắc văn thi,

Giúp em vượt hết những khi nhọc nhằn.

Em yêu cô giáo dạy văn,

Những điều cô dạy tháng năm vẫn  còn.

Tác giả : Thương Hoài.

bài này cô vừa sáng tác theo yêu cầu của em đó , chúc em học tốt trân trọng 

15 tháng 11 2022

Ai trl nhanh giúp e vs. 1 đề cx đc ạ

15 tháng 11 2022

Em đang cần gấp ạ ;)

15 tháng 11 2022

-Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm( 1943)

-Bố cục:

   +) Phần 1 (11 câu đầu) : Lời ru khi mẹ giã gạo.

   +) Phần 2 (11 câu tiếp) : Lời ru khi lao động sản xuất.

   +) Phần 3 (12 câu cuối) : Lời ru khi mẹ cùng dân làng tham gia chiến đấu.

TRẢ LỜI CÂU HỎI:

- Câu 1:Tác dụng cách lặp, cách ngắt nhịp :

   - Tạo nhịp điệu dìu dặt, tha thiết, tạo tiết tấu nhẹ nhàng như lời hát ru.

   - Thể hiện tình mẹ con thắm thiết, nhất là tình cảm của người mẹ cho con.

Câu 2:Hình ảnh người mẹ Tà-ôi :

   - Người mẹ tảo tần, lam lũ : những công việc quen thuộc hằng ngày (giã gạo, địu con, trỉa bắp) với bao vất vả, lo toan.

   - Người mẹ kháng chiến : tham gia kháng chiến, tình cảm của người mẹ không chỉ dành cho A-kay mà còn dành cho anh bộ đội, cho làng, cho đất nước.

 - Mặt trời của bắp : là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem lại ánh sáng và sự sống cho muôn loài.

   - Mặt trời của mẹ : là em cu Tai, là niềm hạnh phúc của mẹ.

→ Đứa con bé bỏng chính là nguồn năng lượng, sự sống không thể thiếu của đời mẹ.

 Câu 4: - Tình cảm của người mẹ với con : đằm thắm lớn lao. Mẹ yêu con, mong con khôn lớn trưởng thành, mong con được sống trong hòa bình.

   - Lời ru với công việc của mẹ : theo sự trưởng thành khôn lớn của con và khát khao cho con được tự do.

       + Mẹ giã gạo : Mẹ mơ con sau này lớn lên sẽ “vung chày lún sân”.

       + Mẹ trỉa bắp trên nương : mong ước mai sau có thể phát nương cho mẹ.

       + Mẹ chiến đấu : Em cu Tai cũng vào Trường Sơn theo mẹ, “Em mơ chomẹ được thấy Bác Hồ”, mơ cho đất nước thống nhất.

Câu 5:- Tình yêu thương con của người mẹ gắn liền với tình thương anh bộ đội, buôn làng và cao hơn nữa là tình yêu quê hương đất nước.

   - Ta thấy được tình yêu thương con dạt dào, nồng thắm, lòng yêu nước sâu sắc, ý chí chiến đấu mãnh liệt của những bà mẹ Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

 
14 tháng 11 2022

-tác giả là Bằng Việt sinh 1941 quê ở hà nội, thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kháng chiến chống Mĩ

- hoàn cảnh sáng tác: năm 1963 khi nha thơ đang là sinh viên đang học tập xa nước

- Bố cục chia làm 4 phần: 

+) Phần 1: ( ba khổ thơ đầu) : Hình ảnh khới nguồn cảm xúc

+) Phần 2: ( 4 khổ tiếp): Hồi tưởng kỉ niệm về bà và tình bà cháu.

+) Phần 3: ( 2 khổ nối tiếp): Suy ngẫm về bà và cuộc đời của bà

+) Phần 4: ( khổ thơ cuối) : Nói về tác giả đã trưởng thành, đi xa, đứa cháu vẫn không nguôi nhớ về bà.

                       1 SỐ CÂU TRẢ LỜI ĐỂ CÁC BẠN DỄ SỌA BÀI HƠN :33

14 tháng 11 2022

-TG: Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây(Hà Nội). Ông làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Hiện nay ông là Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.

-Bài thơ sáng tác năm 1963, khi TG đang là sinh viên nghành luật ở Liên Xô, được đưa vào tập Hương cây-Bếp lửa năm 1968, tập thơ đầu tay của ông và Lưu Quang Vũ.

-Bố cục chia làm 4 phần

+ khổ đầu: Hồi tưởng về bà và bếp lửa

+ 4 khổ tiếp: Kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà

+ khổ tiếp: Những suy ngẫm về bà và bếp lửa

+ khổ cuối: tình cảm của cháu với bà và bếp lửa

Mong lời giải của mình giúp ích cho bạn ^^