Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Biện pháp tu từ so sánh: "mẹ" với" đêm sáng trăng soi"
-Tác dụng:
+) Nhấn mạnh hình ảnh người mẹ đẹp huyền ảo mộng mơ như bầu trời đêm trăng sáng đầy sao
+) Giúp cho đoạn thơ trở nên linh động, hay hơn và liền mạch liên kết với cả đoạn(bài) thơ hơn
+) Giúp cho chúng ta liên tưởng đến hình ảnh người mẹ đưa ta vào những giấc mơ bằng những câu hát ru nhẹ nhàng đằm thắm mà đong đầy tình yêu thương, bằng những câu chuyện cổ tích đầy ý nghĩa và bài học, bằng những làn gió hiu hiu thổi qua đôi bàn tay của mẹ
Chiều tà nặng gánh hàng rong
Tháng năm lưng mẹ đã còng vì con
Vết chân chai sạn đã mòn
Mẹ còn tất tả héo hon tháng ngày.
Em tham khảo nhé!
Em yêu Đà Nẵng quê em
Cuối tuần ra phố mà xem cầu Rồng
Sông Hàn bát ngát mênh mông
Chân trời bát ngát Biển Đông dạt dào
Đà Nẵng thành phố mưa rào
Bao nhiêu trang sử tự hào quê em
Chiều tà nặng gánh hàng rong
Tháng năm lưng mẹ đã còng vì con
Vết chân chai sạn đã mòn
Mẹ còn tất tả héo hon tháng ngày.
Em tham khảo nhé!
Đông đi rồi xuân lại về
Muôn loài hoa nở mang sắc màu xuân
Xuân về rạng rỡ biết bao
Nhà nhà đều đến chúc phúc cho nhau.
Cha mẹ là những người đã sinh thành ra ta, đã dạy dỗ, nuôi nấng ta nên người. Có một bài ca dao rất hay về cha mẹ:
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi."
Biện pháp so sánh công cha "như núi ngất trời", nghĩa mẹ như "nước ở ngoài biển Đông", cho thấy công lao cha mẹ lớn từng nào! Từ "ngất trời" trong câu 1 cho thấy công cha rất lớn, cao như núi Thái Sơn và bát ngát như Thái Bình Dương. Biển Đông rất rộng lớn, việc so sánh nghĩa mẹ với nước ngoài biển Đông càng nhân lên công lao vốn đã như núi như bể của mẹ. Mẹ đã chịu bao đau đớn, đã hồi hộp mong mỏi chúng ta chín tháng mười ngày, đã cần cù, chịu thương chịu khó nuôi dạy chúng ta nên người.
=> Công lao cha mẹ như trời như bể. Họ là những đấng sinh thành, là những người đã vất vả làm lụng, chịu thương chịu khó để nuôi chúng ta ăn học.
"Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi."
Vì cha mẹ đã vất vả vì chúng ta quá nhiều, họ ngày càng già đi và chúng ta cũng ngày càng lớn lên. Trên đời không có gì sánh nổi với tình cha mẹ cả, họ là những người luôn yêu thương, chở che cho chúng ta trong bất kì hoàn cảnh nào. "Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi": câu thơ muốn nhắc nhở những người con nên hiếu thảo với cha mẹ, chăm sóc, đối đãi với cha mẹ tử tế khi họ về già. Đừng bao giờ quên công ơn cha mẹ.
Đọc bài thơ trên,chúng ta càng thêm trân trọng công sức mà cha mẹ bỏ ra để nuôi chúng ta, những của cải mà cha mẹ làm ra, đồng thời cũng thêm yêu quý cha mẹ, càng ý thức về việc phụng dưỡng cha mẹ khi về già. Bài thơ trên cho thấy tác giả dân gian rất yêu cha mẹ và là một người con rất hiếu thảo.
Em tham khảo dàn ý sau:
1. Mở đoạn: Giới thiệu về bài ca dao, khái quát tình cảm cảm xúc của em khi đọc bài ca dao.
b. Thân đoạn
- Giải thích ngắn gọn bài ca dao:
+ Công ơn to lớn của cha.
+ Ơn nghĩa to lớn của mẹ.
+ Nội dung của đạo làm con “thờ mẹ kính cha”
+ Yêu cầu cao của đạo làm con: “một lòng”, “cho tròn”.
+ Chữ hiếu của bài ca dao và chữ hiếu của đạo đức phong kiến (đối với học sinh giỏi).
- Nội dung bài ca dao:
+ Suy tôn công ơn cha mẹ là đúng.
+ Thờ mẹ kính cha là đúng.
+ Người con biết thờ mẹ kính cha chắc chắn sẽ trở thành người công dân tốt, một điều có lợi.
- Bày tỏ thái độ đối với bài ca dao:
+ Tán thành bài ca dao, làm theo bài ca dao
+ Phân biệt lòng hiếu thảo với chữ “hiếu” mang nội dung phong kiến.
- Nghệ thuật: biện pháp so sánh, nói quá, ... giúp bài thơ thêm sinh động, hình ảnh thơ phong phú.
3. Kết bài
+ Bài ca dao không chỉ là lời khuyên của cha mẹ, mà còn là lời tự khuyên mình của các con cái.
+ Lời khuyên ấy có tác dụng xây dựng gia đình hạnh phúc, vừa có ý nghĩa xây dựng xã hội lành mạnh.
Em tham khảo dàn ý sau đây, sau đó chuyển thành văn nói của mình.
1. Mở bài
Giới thiệu một câu chuyện đáng nhớ: thời ấu thơ, ở quê ngoại đã có một kỉ niệm đáng nhớ với ông bà.Ấn tượng về câu chuyện đó: đó là một bài học về sự trung thực, không thể quên.2. Thân bài
a, Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện
- Nhân dịp nghỉ hè, bố mẹ cho em về quê ngoại thăm ông bà:
Quê ngoại rất đẹp: cánh đồng lúa, đàn cò trắng, trâu mẹ và nghé con.Ông bà ngoại đã già, tóc bạc nhưng vẫn rất nhanh nhẹn: chăm đàn gà, trồng luống rau, yêu thương cháu nhưng cũng rất nghiêm khắc.Có đông anh chị em họ hàng và trẻ con trong làng chơi cùng: thả diều, bắt dế, chơi ô ăn quan.⇒ Cảm nghĩ: về quê rất vui vì có nhiều trò chơi mới lạ, được nghe ông bà kể chuyện lịch sử, chuyện đồng áng, chăn nuôi.
b, Thuật lại câu chuyện đáng nhớ
Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: vào một buổi trưaDiễn biến của câu chuyện: (tùy nội dung chuyện em có thể hình dung về diễn biến, nó là kỉ niệm vui hay buồn. Ví dụ như: em đã cùng bạn nói dối ông bà để lén ra ngoài đi chơi, bị hàng xóm bắt gặp ở ruộng bắp)Câu chuyện kết thúc: ông bà tha lỗi, răn dạy về cái hại của việc nói dối, cần có sự trung thực trong cuộc sống.Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân qua câu chuyện: cảm thấy hối hận, tự hứa sẽ luôn trung thực, không khiến người thân thất vọng.3. Kết bài
Câu chuyện là một kỉ niệm thế nào: đáng nhớ, bản thân có một bài học quý.Bản thân cảm thấy thêm kính trọng, yêu thương ông bà.- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp: Chị Hai là người phụ nữ tần tảo, sớm chiều cơm nước cho đàn em; chị cũng ân cần chăm sóc cho bệnh nhân khi là một cô y tá.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp: Làng quê ta mang vẻ đẹp bất ngờ: cánh đồng lúa bạt ngàn; thung lũng xanh mướt; dòng sông xanh mát; lũy tre rợp bóng mát.
Cha mẹ là những người có công lao và ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống của con người. Chính vì thế chúng ta cần có trách nhiệm đối với cha mẹ cho tròn đạo làm con. Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ là trách nhiệm yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ của mình trong cuộc sống hằng ngày cũng như việc chúng ta nỗ lực vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành công dân tốt, có điều kiện để phụng dưỡng cha mẹ khi về già cũng như cống hiến được những điều tốt đẹp nhất cho xã hội. Cha mẹ là những người có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta nên người, từ đó việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó. Bên cạnh đó, cách thể hiện chữ hiếu của con người đánh giá nhân phẩm của người đó, người hiếu thỏa với cha mẹ là những con người đáng được tôn trọng và học tập. Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo. Sự tôn trọng, yêu thương, đền ơn đáp nghĩa của con cái đối với cha mẹ là những hành động, nghĩa cử cao đẹp xứng đáng được lan tỏa và khen ngợi. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người con chưa có hiếu, không hiểu, không coi trọng công lao của bố mẹ dành cho mình. Lại có những người phủi trách nhiệm của mình với cha mẹ, thậm chí có những hành động ngược đãi, đối xử không tốt với chính cha mẹ của mình,… Những người này đáng bị phê phán và cần thay đổi góc nhìn, cách nghĩ, cách hành động của bản thân để trở thành người con có hiếu và người công dân tốt của tổ quốc. Cuộc sống rất ngắn ngủi, cha mẹ sẽ không sống trọn đời bên ta, chúng ta cần sống và làm những việc tốt đẹp để giúp cho cuộc sống thêm tươi đẹp, trọn vẹn hơn.