K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Công danh đã được hợp (1) về nhàn, Lành dữ âu chi thế nghị khen. Ao cạn vớt bèo cấy muống, Đìa thanh phát cỏ ương sen. Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, Thuyền chở yên hà (2) nặng vạy then. Bui (3) có một lòng trung lẫn hiếu, Mài chăng (4) khuyết, nhuộm chăng đen (Thuật hứng 24, Nguyễn Trãi về tác...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Công danh đã được hợp (1) về nhàn,

Lành dữ âu chi thế nghị khen.

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa thanh phát cỏ ương sen.

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà (2) nặng vạy then.

Bui (3) có một lòng trung lẫn hiếu,

Mài chăng (4) khuyết, nhuộm chăng đen

(Thuật hứng 24, Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr. 712)

Chú thích: (1) Hợp: đáng, nên (2) Yên hà: khói sông (3) Bui: chỉ có  (4) Chăng: chẳng

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 3. Tìm những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ.

Câu 4. Nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:

 

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc

Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

 

Câu 5. Anh/ chị hiểu gì về tấm lòng của Nguyễn Trãi qua hai câu thơ cuối?

Câu 6.Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị rút ra từ văn bản trên?

0
12 tháng 4 2022

Không copy hay tham khảo!

12 tháng 4 2022

em hiểu ý nghĩa của câu 

"Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ chăm đường con hư". là:

Lời dạy của cha mẹ luôn đúng là người từng trải ba mẹ không muốn con mình lớn lên sẽ như nghề bốc vác , phụ hồ ,. . . cha mẹ luôn quan tâm con cái của mình tuy dạy luôn đánh mắng nhưng cũng vì muốn tốt cho con sau này lớn lên sẽ ông này, bà kia . Khi thật sự con ko nghe buộc cha mẹ phải dùng cách đánh mắng như khi nói ra những câu như vậy con đau 1 cha mẹ đau 10 . Chỉ cần nhìn thấy con mình ngày 1 lớn lên theo hướng tích cực ba mẹ sẽ tự thay đổi cách dạy , nếu con đi sai hướng ba mẹ bắt buộc phải dùng roi để chỉnh lại hướng đi cho con sao cho đúng nhất có thể . Con khi ho sốt , cha mẹ lo cả đêm thao thức vì con . những bậc cha mẹ chân chính đều dạy con những điều đúng đắn, tâm huyết, có khi như là cắt ruột truyền cho con. Đó là nhiệm vụ, là lo toan, mong ước sâu xa, tha thiết nhất của cha mẹ.

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm) II/ Đọc hiểu (6 điểm) CÂY ÂM NHẠC             Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngồn ngang.             Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.             Tiếc là những nốt nhạc ấy không viết vào khuông cho nên không một nhạc công nào, dù tài giỏi đến đâu, tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên...
Đọc tiếp

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

CÂY ÂM NHẠC

            Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngồn ngang.

            Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.

            Tiếc là những nốt nhạc ấy không viết vào khuông cho nên không một nhạc công nào, dù tài giỏi đến đâu, tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên ấy, chỉ trừ những nhạc sĩ tài ba của mùa hè là những chú ve sầu râm ran trong tán lá xanh nồng nàn bằng những chiếc vĩ cầm vô hình.

            Cây sấu là cây âm nhạc đó, với cái gốc có vẻ có bạnh và tán lá tròn um tùm óng biếc sau cơn mưa, mà mỗi quả sấu là một nốt nhạc rung rinh trong gió trong trời....

(Theo Băng Sơn)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Cây âm nhạc được nhắc tới trong bài là chỉ sự vật nào? (0.5 điểm)

A. Mây trắng

B. Nắng hè

C. Cây sấu

D. Cây cầu

2. Vì sao tác giả cho rằng cây sấu “Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang”? (0.5 điểm)

A. Vì đầu mùa hè, lá cây xanh um tùm

B. Vì đầu mùa hè, quả sấu – những nốt nhạc – còn xanh

C. Vì đầu mùa hè cây sấu xanh nổi bật trên nền mây trắng.

D. Vì đầu mùa hè, trời xanh một sắc xanh rất lạ kì.

3. Vì sao tác giả lại nói “Sang thu… chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.”? (0.5 điểm)

A. Vì sang thu, quả sấu – những nốt nhạc – đã chuyển sang màu vàng sẫm

B. Vì sang thu, lá sấu chuyển màu vàng sẫm.

C. Vì sang thu, cây sấu rụng bớt lá

D. Vì sang thu, có những chú chim mang bộ lông màu vàng sẫm tới đậu trên cây

4. Vì sao tác giả cho rằng chỉ có nhạc sĩ ve sầu mới tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên trên cây sấu? (0.5 điểm)

A. Vì nhạc sĩ ve sầu chỉ đánh đàn vào mùa hè.

B. Vì nhạc sĩ ve sầu rất tài ba, đã tấu nhạc bằng cây vĩ cầm vô hình.

C. Vì những nốt nhạc của cây sấu không viết vào khuôn nhạc.

D. Vì nhạc sĩ ve sầu là người bạn thân thiết của cây sấu âm nhạc.

5. Em hãy dựa vào nội dung bài học để hoàn thiện thiện phần ghép nối sau? (0.5 điểm)

1. Mỗi quả sấu a. là những nhạc sĩ tài ba.
2. Những chú ve sầu b. là một khóa son khổng lồ.
3. Tán lá tròn c. là một nốt nhạc rung rinh trong gió.

6. Vì sao tác giả lại gọi cây sấu là cây âm nhạc? (0.5 điểm)

A. Vì cây sấu thổi xào xạc, vi vu rất hay.

B. Vì gỗ của cây làm đàn đánh rất hay.

C. Vì những chú ve sầu râm ran trên sâu sấu như đang tấu lên bản hoà ca bất tận.

D. Vì hình dáng của tán lá và quả giống như khoá nhạc và nốt nhạc.

7. Trạng ngữ trong câu “Nhà ảo thuật đã tạo ra những chi tiết thật đặc sắc chỉ với một chiếc khăn bình dị.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu? (0.5 điểm)

A. Nguyên nhân

B. Phương tiện

C. Nơi chốn

D. Mục đích

8. Những câu cảm thán sau bộc lộ cảm xúc gì? (0.5 điểm)

1. Ôi, bạn Nam đến kìa! a.Bộc lộ cảm xúc ghê sơ.
2. Ồ, bạn Nam thông minh quá! b. Bộc lộ cảm xúc thán phục.
3. Trời, thật là kinh khủng! c. Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ.

9. Trong tình huống em đi học về nhà, nhưng nhà em chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ bên nhà hàng xóm đề chờ bố mẹ về em sẽ sử dụng câu khiến nào cho phù hợp? (1 điểm)

10. Điền các từ nhờ, vì hoặc tại vì vào chỗ trống? (1.0 điểm)

a. ….. học giỏi, Nam được cô giáo khen.

b. …. bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.

c. …… mải chơi, Tuấn không làm bài tập.

108
15 tháng 5 2021

1.a

16 tháng 5 2021

CÂU 1:       A

CÂU 2:       B

CÂU 3:       C

CÂU 4:       C

CÂU 5: 1C     2A    3C

CÂU 6:       C

CÂU 7:       B

CÂU 8:     1C          2B            3A

CÂU 9: - CHÁU CHÀO BÁC Ạ ! BÁC CHO CHÁU NGỒI ĐÂY CHỜ BỐ MẸ VỀ ĐƯỢC KHÔNG Ạ ?

CÂU 10: VÌ HỌC GIỎI ; NAM ĐƯỢC CÔ GIÁO KHEN .

NHỜ BÁC LAO CÔNG ;SÂN TRƯỜNG LÚC NÀO CŨNG SẠCH SẼ .

TẠI VÌ MẢI CHƠI ; TUÂN KHÔNG LÀM BÀI TẬP .

29 tháng 3 2022

Câu lạc bộ Radio | Chuyên mục: Radio Văn học| Văn 9 - Mùa xuân nhỏ nhỏ (Thanh Hải) - YouTube

29 tháng 3 2022

like thứ 2

Bài 1: Trong hai từ đồng âm dưới đây, từ nào là động từ (gạch chân dưới động từ):a)    Chúng em ngồi vào bàn để bàn về việc chăm sóc vườn hoa trường.b)    Con la này không biết la.c)     Ruồi đậu mâm xôi đậu. Kiến bò đĩa thịt bò.d)    Nắng chiếu chan hòa, bé đem chiếu ra phơi.Bài 2: Trong câu: Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm có mấy động từ? Đó là những động từ nào?Bài 3: Xác định từ...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong hai từ đồng âm dưới đây, từ nào là động từ (gạch chân dưới động từ):

a)    Chúng em ngồi vào bàn để bàn về việc chăm sóc vườn hoa trường.

b)    Con la này không biết la.

c)     Ruồi đậu mâm xôi đậu. Kiến bò đĩa thịt bò.

d)    Nắng chiếu chan hòa, bé đem chiếu ra phơi.

Bài 2: Trong câu: Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm có mấy động từ? Đó là những động từ nào?

Bài 3: Xác định từ loại của những từ được in đậm dưới đây:

- Anh ấy đang suy nghĩ.

- Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc.

- Anh ấy sẽ kết luận sau.

- Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn.

- Anh ấy ước mơ nhiều điều.

- Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao.

58
12 tháng 3 2022

Bài 1: Trong hai từ đồng âm dưới đây, từ nào là động từ (gạch chân dưới động từ):

a)    Chúng em ngồi vào bàn để bàn về việc chăm sóc vườn hoa trường.

b)    Con la này không biết la.

c)     Ruồi đậu mâm xôi đậu. Kiến đĩa thịt bò.

d)    Nắng chiếu chan hòa, bé đem chiếu ra phơi.

Bài 2: Trong câu: Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm có mấy động từ? Đó là những động từ nào? Các động từ: nhìn, suy nghĩ, thì thầm

Bài 3: Xác định từ loại của những từ được in đậm dưới đây:

- Anh ấy đang suy nghĩ. Đây là động từ

- Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc. Danh từ

- Anh ấy sẽ kết luận sau.  Động từ

- Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn. Danh từ

- Anh ấy ước mơ nhiều điều. Động từ

- Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao. Danh từ

12 tháng 3 2022

Bài 1: Trong hai từ đồng âm dưới đây, từ nào là động từ (gạch chân dưới động từ):

a)    Chúng em ngồi vào bàn để bàn về việc chăm sóc vườn hoa trường.

b)    Con la này không biết la.

c)     Ruồi đậu mâm xôi đậu. Kiến đĩa thịt bò.

d)    Nắng chiếu chan hòa, bé đem chiếu ra phơi.

Bài 2: Trong câu: Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm 

có 3 động từ,Đó là những động từ:nhìn ,suy nghĩ,thì thầm

Bài 3: Xác định từ loại của những từ được in đậm dưới đây:

- Anh ấy đang suy nghĩ.(động từ)

- Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc.(danh từ)

- Anh ấy sẽ kết luận sau.(động từ)

- Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn.(danh từ)

- Anh ấy ước mơ nhiều điều.(đđộng từ)

- Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao.(danh từ)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân.Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng....
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân.

Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào và lớn nhanh như thổi. Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bảo vợ :

– Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nưóc, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ cùng trăm con nghe theo rồi họ chia tay nhau lên đường. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có quan văn quan võ, con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Khi cha chết truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương không thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng thường tự xưng nguồn gốc của mình là con Rồng cháu Tiên. (Theo  Con Rồng cháu Tiên NGUYỄN ĐỔNG CHI)

Câu 1. Nêu thể loại của văn bản. Vì sao em biết?

Câu 2. Chỉ ra từ đơn, từ láy, từ ghép trong câu văn sau: Thần/ mình rồng,/ sức khoẻ/ vô địch,/ lại/ có/ nhiều/ phép/ lạ.

Chỉ ra thành ngữ được dùng trong văn bản: lớn nhanh như thổi

Câu 3. Chỉ ra những chi tiết kì ảo trong đoạn trích. Nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.

Câu 4. Giải thích nghĩa của từ đồng bào. Qua câu chuyện, em hiểu người Việt Nam có nguồn gốc như thế nào?

Câu 5. Qua câu chuyện, ông cha ta muốn giáo dục với chúng ta điều gì?

17
7 tháng 3 2022

Câu 1. Nêu thể loại của văn bản. Vì sao em biết?

truyền thuyết vì nó được lưu truyền rất lâu đời 

Câu 2. Chỉ ra từ đơn, từ láy, từ ghép trong câu văn sau: Thần/ mình rồng,/ sức khoẻ/ vô địch,/ lại/ có/ nhiều/ phép/ lạ.

từ đơn:

Thần ,lại ,có , nhiều , phép , lạ 

từ ghép: mình rồng , sức khỏe , vô địch

từ láy : không có ạ

Chỉ ra thành ngữ được dùng trong văn bản: lớn nhanh như thổi

 trăm trứng nở ra một trăm người con 

Câu 3. Chỉ ra những chi iết kì ảo trong đoạn trích. Nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.

Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. 

=> ý nghĩa là muốn nói đến sự đoàn kết  của ng VN thôg qua việc chúng ta đều có chug một người mẹ, chúng ta đều là anh em một nhà,

Câu 4. Giải thích nghĩa của từ đồng bào. Qua chuyện, em hiểu người Việt Nam có nguồn gốc như thế nào?

Đồng bào là một cách gọi của người Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản có ý coi nhau như con cháu của cùng tổ tiên sinh ra. Theo nghĩa đen, "đồng bào" (同胞) có nghĩa là "cùng một bọc" hay là "cùng một bào thai" và chỉ anh em ruột thịt cùng cha cùng mẹ.

=> em hiểu người VN đều có chung 1 người mẹ , chúng ta đều là anh em ạ.

Câu 5. Qua câu chuyện, ông cha ta muốn giáo dục với chúng ta điều gì?

=> Ta phải có lòng tôn kính, tự hào về nòi giống Rồng Tiên. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Đoàn kết, gắn bó nhau.

7 tháng 3 2022

câu 1

- Thuộc kiểu văn bản tự sự, văn xuôi, truyền thuyết

- Vì :Truyền thuyết: Vì trong truyện có những chi tiết tưởng tượng kì ảo, liên quan đến lịch sử.

câu2

Từ đơn : thần,mình,rồng , lại,có, nhiều

Từ ghép : sức khỏe , vô địch , phép lạ

Từ láy: Không có

câu 3

Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. 

=> ý nghĩa là muốn nói đến sự đoàn kết  của ng VN thôg qua việc chúng ta đều có chug một người mẹ, chúng ta đều là anh em một nhà,

 

EM CHỈ LÀM DC DẾN ĐÂY THÔI CÔ

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Chẳng nói chẳng rằng, anh nông phu luôn miệng hô: - "Khắc nhập! Khắc nhập!". Các đốt tre lần lượt chạy ra khỏi bó rồi dính vào nhau thành một cây cao ngất nghểu. Phú ông tức mình chạy lại định lay cây tre cho nó rời ra, nhưng những tiếng "khắc nhập" từ miệng anh hô có phép làm cả người phú ông bỗng dính liền vào cây tre như là một đốt nối thêm vào vậy. Phú ông kêu la...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Chẳng nói chẳng rằng, anh nông phu luôn miệng hô: - "Khắc nhập! Khắc nhập!". Các đốt tre lần lượt chạy ra khỏi bó rồi dính vào nhau thành một cây cao ngất nghểu. Phú ông tức mình chạy lại định lay cây tre cho nó rời ra, nhưng những tiếng "khắc nhập" từ miệng anh hô có phép làm cả người phú ông bỗng dính liền vào cây tre như là một đốt nối thêm vào vậy. Phú ông kêu la ầm ỹ. Tiếng kêu oai oái làm cho hai họ hốt hoảng đổ ra sân. Chàng rể là người đầu tiên chạy đến định gỡ cho hộ vợ, nhưng hai tiếng "khắc nhập" của anh nông phu lại làm cho người hắn dính liền vào cây và đội phú ông lên đầu. Đến lượt ông thông gia đến gỡ con ra cũng bị dính vào nốt. Tiếp đó, họ nhà trai nhà gái cứ mỗi người xông vào gỡ là một lần bị dính cứng vào tre. Trong khi mọi người sợ xanh cả mắt thì anh đầy tớ vẫn bình thản đứng ở góc sân để đợi phú ông trả lời. Cuối cùng, phú ông đành phải van lạy xin được thả ra và hứa sẽ gả con gái cho anh, không dám nuốt lời nữa.

Bấy giờ anh chàng bèn hô lên mấy tiếng: - "Khắc xuất! Khắc xuất!". Lập tức, phú ông và mọi người rời khỏi cây tre. Sau đó chàng rể cùng họ nhà trai cắp gói ra về. Còn anh nông phu từ đó được vợ như mong ước.”

(*https://www.sachhayonline.com/tua-sach/kho-tang-truyen-co-tich-viet-nam/cay-tre-tram-dot/1696)

1.      Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.

2.      Dấu ngoặc kép trong câu: Chẳng nói chẳng rằng, anh nông phu luôn miệng hô: - "Khắc nhập! Khắc nhập!" có tác dụng gì?

3.      Chỉ ra những chi tiết hư cấu kì ảo trong đoạn trích và nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.

4.      Giải thích ý nghĩa của các từ, cụm từ sau: ngất nghểu, hốt hoảng, sợ xanh cả mắt.

5.      Tìm 1 cụm danh từ, 1 cụm động từ trong đoạn trích trên và phân tích cấu tạo của cụm từ đó.

6.      Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

19
6 tháng 3 2022

1. Ngôi kể : thứ ba 

  PTBD : tự sự

2. Dấu ngoặc kép trong câu đánh dấu phía sau là lời nói của nhân vật.

3. "Khắc nhập! Khắc nhập!". Các đốt tre lần lượt chạy ra khỏi bó rồi dính vào nhau thành một cây cao ngất nghểu.

Bấy giờ anh chàng bèn hô lên mấy tiếng: - "Khắc xuất! Khắc xuất!". Lập tức, phú ông và mọi người rời khỏi cây tre.

Ông phú hộ, nhà trai, nhà gái,... xông vào gỡ đều bị dính vào cây tre.

=> Cây tre bình thường không thể làm được như thế này nên những điều này là chi tiết kì ảo.

4. Ngất nghểu: Cao và không vững

   Hốt hoảng: Sợ cuống quít

   Sợ xanh cả mặt :  ở trạng thái quá sợ hãi, đến mức mặt mày biến sắc, nhợt nhạt

5. các đốt tre : cụm danh từ

  đành phải van lạy: cụm động từ

6. Em rút ra bài học là, khi đã hứa rồi thì phải giữ lời, không được thất hứa vì sẽ dễ làm mất lòng tin của người khác.

6 tháng 3 2022

1

PTBĐ: tự sự

2

dấu ngoặc kép có tác dụng là liệt kê

3

nhẵng chi tiết kì ảo là:Các đốt tre lần lượt chạy ra khỏi bó rồi dính vào nhau thành một cây cao ngất nghểu;  Phú ông tức mình chạy lại định lay cây tre cho nó rời ra, nhưng những tiếng "khắc nhập" từ miệng anh hô có phép làm cả người phú ông bỗng dính liền vào cây tre như là một đốt nối thêm vào vậy;......

4

ngất nghiểu: rất rất cao

hốt hoảng: Lòng dạ rung động, lo sợ, rối loạn.

sợ xanh cả mặt :sợ đến mức xanh cả mặt ko nói nên lời.

6

ND : chúng ta nên sóng chung thực ko nói dối và ở hiền ắt sẽ gặp lành

 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Ông cụ đáp lời chàng tiều phu:-Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên.Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:– Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không?Anh chàng tiều...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Ông cụ đáp lời chàng tiều phu:

-Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên.

Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:

– Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không?

Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình nên anh lắc đầu và bảo ông cụ:

– Không phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ, lưỡi rìu của cháu bằng sắt cơ. […]

Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng:

-Vâng cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con, con cảm ơn cụ đã tìm hộ con lưỡi rìu để con có cái đốn củi kiếm sống qua ngày.

Ông cụ đưa cho anh chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen:

-Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận.

Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ.

1.     Xác định ngôi kể trong đoạn trích trên.

2.     Câu chuyện trên thuộc thể loại gì? Kể tên 3 truyện cùng thể loại.

3.     Tìm 3 từ láy trong đoạn trích.

4.     Chỉ ra chi tiết kì ảo trong đoạn trích.

5.     Cách ứng xử của anh tiểu phu nghèo trong đoạn trích cho thấy phẩm chất gì của anh?

6.     Kết thúc câu chuyện có ý nghĩa gì?

7.     Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu suy nghĩ về phẩm chất trung thực.

19
5 tháng 3 2022

1. Kể theo ngôi thứ 3

2. Thể loại : Truyện cổ tích

- 3 truyện cùng loại : Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần.

3. Từ láy : vui vẻ , sung sướng , thật thà 

3. Chi tiết kì ảo :

-  "Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. "

=> Một ông lão bình thường không thể liều mạng lao xuống dòng sông bị chảy xiết

 -   " Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng" 

=> Dưới nước không thể vừa có chiếc rìu bạc, và vừa có chiếc rìu vàng.

 -  "Ông cụ hóa phép và biến mất. "

=> Người bình thường không thể hóa phép và biến đi trong tức khắc

5. Cách cư xử của anh tiều phu nghèo cho thấy anh là một người trung thực , ngay thẳng , không ham danh lợi , không tham lam , nhận vơ những thứ không thuộc về mình.

6. Ca ngợi sự ngay thẳng, thật thà , không tham lam, đồng thời cũng đưa ra một bài học của nhân dân ta khuyên nhủ mọi người phải sống thật thà, không ham lợi mà đánh mất bản thân.

7. Trung thực là phẩm chất cao quý và cần có trong mỗi chúng ta. Người có tính trung thực không ham thứ của người khác không thuộc về mình và luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải . Trong cuộc sống thực tế, trung thực cũng giống như một trong những chìa khóa dẫn đến sự thành công. Sống trung thực sẽ giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin tưởng, kính trọng. Em mong mọi người sẽ luôn cải thiện tính cách của bản thân, nhất là trung thực. Và em luôn tin tưởng rằng , người trung thực sẽ được đền đáp xứng đáng như " anh tiều phu " trong câu chuyện " Ba lưỡi rìu"

 

P/s : Thanks cô ạ;-;

 

5 tháng 3 2022

1Ngôi kể thứ 3

2Thể loại: Truyện cổ tích. 3 truyện cùng thể loại: Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Sự tích cây vú sữa,...

3 Các từ láy: vui vẻ, sung sướng, thật thà

4 Các chi tiết kì ảo: Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng. Ông cụ hóa phép và biến mất. 

5 Cách ứng xử của anh tiểu phu nghèo trong đoạn trích cho ta thấy phẩm chất trung thực thật thà, không ham của ở anh tiểu phu

6 Kết thúc câu chuyện có ý nghĩa giáo dục và căn dặn chúng ta cần phải trung thực

7 Tham khảo:

Trung thực là lối sống thật thà, ngay thẳng; không gian dối, lừa gạt làm hại người khác để mưu lợi cho mình. Người có tính trung thực không nhận những món lợi (vật chất, tinh thần) không phải do mình làm nên. Người trung thực luôn can đảm nhận lỗi hoặc những hạn chế yếu kém của mình; dám phản ánh những vấn nạn của xã hội… Trung thực rõ ràng là đức tính cần thiết và quan trọng nhất đối với mỗi con người. Sống trung thực thì lòng sẽ được thanh thản, lương tâm trong sạch, hưởng được hạnh phúc cuộc sống; được nhiều người tin tưởng, kính trọng. Sống trung thực giúp ta tin yêu con người, làm cho xã hội văn minh tiến bộ. Trung thực là đức tính đáng quý ở con người cần được trân trọng, biểu dương. Để đề cao tính trung thực trong đời sống, chúng ta cần quyết liệt phê phán những ai sống lừa gạt, kiếm tiền bằng cách nói dối lừa đảo. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, lòng trung thực nhường chỗ để thực hiện một điều cao cả hơn: đó là tình thương yêu. Ví dụ: bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo mà bác sĩ vẫn nói tình hình sức khỏe tiến triển tốt để đem lại sự thanh thản cho bệnh nhân trong những giờ cuối cuộc đời…Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Thiếu trung thực, các giá trị đạo đức khác cũng không thể hình thành được ở con người. Bởi vậy, mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực để có thể thành công và sống một cuộc đời hạnh phúc.

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sau:"Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ!”Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sau:

"Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ!”

Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì. Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị:

-   Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.

      Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu."

(Trích truyện cổ tích Tấm Cám)

Câu 1: Tìm những từ ngữ miêu tả hành động của Tấm, Cám? Từ đó nhận xét về 2 nhân vật

Câu 2: Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản?

Câu 3: Tìm 3 cụm danh từ và phân tích cụm từ đó.

Câu 4: Chi tiết cái yếm đỏ có ý nghĩa gì?

20
3 tháng 3 2022

Tham khảo: (chiều nay con vừa thi Văn nên hết ý tưởng r, mong cô xem phần tham khảo thui =)

Câu 1: Từ ngữ miêu tả hành động của Tấm: mò cua bắt ốc, được đầy giỏ vừa cá vừa tép, tắm rửa, bưng mặt khóc hu hu Từ ngữ miêu tả hành động của Cám: đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước Qua những hành động của Tấm Cám cho thấy: Tấm là một người chăm chỉ, siêng năng làm việc (được đầy giỏ vừa cá vừa tép) nhưng quá lương thiện và tin người dẫn đến thành quả của mình bị Cám giành hết. Cám là một người không làm nhưng thích hưởng (Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì) (Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước) con người giảo hoạt, lắm mưu nhiều kế để trục lợi cho bản thân.

Câu 2: Thành ngữ dân gian trong văn bản là mò cua bắt ốc: chỉ cuộc sống vất vả của Tấm ; ba chân bốn cẳng gợi hành động đi rất vội, rất nhanh của Cám sau khi đã lừa dối và lấy hết giỏ tép của Tấm .

Câu 3: e chưa nghĩ ra =')

Câu 4: Chi tiết cái yếm đỏ : đối với các cô gái trẻ ở làng quê xưa, cái yếm đỏ là vật mơ ước của tuổi thanh xuân. Ở đây, nó có ý nghĩa như cái mồi mà mụ dì ghẻ đưa ra để nhử Tấm, nhằm bóc lột sức lao động của đứa con chồng, để đứa con riêng của mụ lừa tấm lấy hết giỏ tép. Từ đây, mâu thuẫn bắt đầu xuất hiện.

3 tháng 3 2022

Câu 1 :

`-` Từ ngữ miêu tả hành động của Tấm : mò cua bắt ốc, được đầy giỏ vừa cá vừa tép, tắm rửa, bưng mặt khóc hu hu.

`-` Từ ngữ miêu tả hành động của Cám : đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước.

`-` Nhận xét : nàng Tấm thì chăm chỉ, siêng năng làm việc nhưng quá lương thiện và dễ tin người còn nàng Cám thì quá lười nhác, không muốn làm nhưng vẫn muốn hưởng thành quả .

Câu 2 : Thành ngữ dân gian : mò cua bắt ốc.

Câu 3 : 3 cụm danh từ :

`-` Người dì ghẻ

`+` Phần trước : người

`+` Phần trung tâm : dì ghẻ

`-` Hai chị em

`+` Phần trước : Hai

`+` Phần trung tâm : chị em

`-` cái yếm đỏ

`+` Phần trước : cái

`+` Phần trung tâm : yếm đỏ.

Câu 4 : Ý nghĩa : như một phần thưởng khích lệ cô Tấm chăm chỉ đi bắt tôm tép.

 

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:“...Ông lão không dám trái lời mụ. Ông lại đi ra biển. Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Ông lão gọi con cá vàng. Con cá bơi đến hỏi: - Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?Ông lão chào con cá và nói:- Cá ơi, giúp tôi với! Thương tôi với! Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này! Bây giờ mụ không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“...Ông lão không dám trái lời mụ. Ông lại đi ra biển. Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Ông lão gọi con cá vàng. Con cá bơi đến hỏi:

- Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?

Ông lão chào con cá và nói:

- Cá ơi, giúp tôi với! Thương tôi với! Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này! Bây giờ mụ không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý của mụ.

Con cá vàng không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển. Ông lão đứng trên bờ đợi mãi không thấy nó lên trả lời, mới trở về. Đến nơi, ông sửng sốt, lâu đài, cung điện biến đâu mất, trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.                      

                                               (Trích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” – Puskin kể)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Chỉ ra yếu tố kì ảo trong đoạn trích.                                                                                

Câu 3: Chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết miêu tả cảnh biển trước đòi hỏi của mụ vợ ông lão trong đoạn trích.

Câu 4: Theo em, vì sao cá vàng lại không đáp ứng yêu cầu của mụ vợ ông lão?

Câu 5: Từ kết cục của mụ vợ ông lão đánh cá trong đoạn trích, em rút ra bài học gì cho bản thân?

18

TK ạ

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính : tự sự

Câu 2:  Yếu tố kì ảo trong đoạn trích:

- Ông lão ra biển gọi cá vàng thì con cá bơi lên

- Cá vàng có phép thuật thực hiện điều ước của ông và cũng có thể lấy lại tất cả.

- Ông sửng sốt khi lâu đài, cung điện biến mất chỉ còn lại máng lợn sứt mẻ

Câu 3 : Chi tiết :

Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Ý nghĩa: Thể hiện rõ thái độ phẫn nộ của "Biển" (cũng là của tác giả, của mọi người) khi thấy bà lão đòi hỏi càng ngày càng quá quắt.

Câu 4: Theo em, cá vàng không đáp ứng yêu cầu của ông lão là vì cá muốn trừng trị mụ vợ của ông, cá không thể chịu được những ham muốn đó của vợ lão nữa, vừa tham lam, vừa đối xử bội bạc với chồng.

Câu 5 : Bài học dành cho bản thân:

+ Không được ích kỉ, cũng như không được quá tham lam, và không được đòi hỏi những gì đã có.

+ Đồng thời không được tham lam, đồi những gì không thuộc về mình.

2 tháng 3 2022

1. PTBĐC : tự sự

2. 

"Cá bơi đến hỏi:

- Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?"

=> Con cá không biết nói

"Bây giờ mụ không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý của mụ."

=> Long Vương không có thật

3. Chi tiết: "Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm."

Ý nghĩa:

Thể hiện rõ thái độ phẫn nộ của "Biển" (cũng là của tác giả, của mọi người) khi thấy bà lão đòi hỏi càng ngày càng quá quắt .

4. Vì yêu cầu của mụ vợ quá vô lý và tham lam. Được cá vàng cho ước gì được nấy, bà không những không biết ơn, mà còn đòi hỏi phải được làm Long Vương để sai khiến cá thần.

5.Bài học: ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra sự trường phạt thích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc từ đó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng.