Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết: Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) SVIP
VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM (TRUYỆN)
Mỗi tác phẩm văn học là một thế giới nghệ thuật sống động, thu hút sự khám phá, giải mã của người đọc. Việc phân tích tác phẩm giúp ta hiểu sâu sắc hơn về vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ và những thông điệp mà tác giả gửi gắm.
Yêu cầu:
• Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.
• Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm.
• Nêu được chủ đề của tác phẩm.
• Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,...), tập trung vào một số yếu tố nghệ thuật nổi bật nhất của tác phẩm.
• Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết.
• Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.
Bức tranh của em gái tôi – lời tự thú chân thành
Tạ Duy Anh là nhà văn từng viết những tác phẩm đề cập tới nhiều vấn đề xã hội mang tính thời sự gai góc như Bước qua lời nguyền, Lão Khổ, Thiên thần sám hối... Đồng thời, ông cũng là cây bút đã dành cho thiếu nhi những truyện ngắn thật dễ thương. Ở loạt truyện viết cho thiếu nhi của ông, ta bắt gặp một kiểu viết giản dị, gọn gàng và đầy trìu mến. Dường như trong mắt Tạ Duy Anh, tuổi thơ là khoảng thời gian đẹp đẽ, trong trẻo nhất của mỗi người. Có thể thấy rõ điều này qua truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi.
Bức tranh của em gái tôi thu hút người đọc trước hết bởi nghệ thuật xây dựng nhân vật. Hai nhân vật Kiểu Phương và “tôi” hiện lên trong tương quan đối sánh, bổ sung, soi chiếu cho nhau để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Nhân vật Kiều Phương chủ yếu được khắc hoạ qua lời nói, cử chỉ, hành động. Em giống như một thiên thần nhỏ hồn nhiên, trong trẻo, vô tư, dành tình cảm ấm áp cho mọi người và những con vật, đồ vật xung quanh. Hẳn vì thế mà mọi thứ trong ngôi nhà đều được em đưa vào tranh bằng những nét vẽ ngộ nghĩnh, đáng yêu. Và không có gì khó hiểu khi bức tranh giành giải Nhất trong cuộc thi Quốc tế của em lại về chính người anh trai từng có lúc thể hiện thái độ khó chịu, thậm chí không ít lần quở mắng em vô cớ. Hoá ra, dù thế nào thì người anh vẫn rất đáng quý trong cảm nhận của cô bé.
Khác với em gái, nhân vật anh trai được tập trung khắc hoạ rõ nét hơn về tâm lí. Ở đầu truyện, mối quan hệ giữa hai anh em vô cùng thân thiết, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và giới tính. Nhân vật anh trai chú ý tới từng hành động nhỏ nhặt của em gái, từ việc thích thú lục lọi đồ đạc trong nhà đến cách chế thuốc vẽ lạ đời. Sự tò mò ấy cũng là một kiểu quan tâm. Bước ngoặt trong tâm lí của người anh bắt đầu từ lúc tài năng hội hoạ của em được phát hiện. Trước niềm tự hào của bố mẹ, “tôi” lần đầu tiên trong đời cảm thấy mình “bị đẩy ra ngoài”. Trộm xem tranh của em khiến người anh “lén trút ra một tiếng thở dài” – cái tiếng thở dài chứa đựng nhiều tâm sự khó nói thành lời. Khi em gái được mọi người tạo điều kiện phát triển năng khiếu vẽ, tâm trạng “tôi” đã có những biểu hiện khác thường. Cái mặt lem nhem, bị quát thì “xịu xuống”, “miệng dẩu ra” của em gái trước đây “tôi” thấy ngồ ngộ, thì giờ đây “như chọc tức”; việc quan sát anh một cách kĩ lưỡng trước lúc đi tham dự cuộc thi của em “khiến tôi khó chịu”; em sung sướng ôm cổ anh khi nhận được tin vui thì anh “viện cớ đang dở việc” đẩy nhẹ em ra... Tâm trạng này đã dồn nhân vật vào một tình thế bức bối khó giải toả. Nhưng, điều đó đã được giải quyết một cách bất ngờ và khéo léo. “Tôi” không thể đoán trước rằng, tác phẩm giành giải Nhất của em lại vẽ chính anh trai mình với vẻ đẹp lạ lùng, hoàn hảo. Kết thúc truyện, người anh vỡ lẽ ra một điều quan trọng: Trong tranh không phải là mình, mà là tâm hồn, lòng nhân hậu của em gái. Cảm nhận về bức tranh đã đánh dấu sự trưởng thành trong nhận thức và tình cảm của nhân vật.
(Nhóm biên soạn)
Phân tích bài viết tham khảo:
* Mục đích bài viết:
* Nội dung của truyện:
– Bài viết tham khảo đã nêu ngắn gọn nội dung chính của truyện. Nội dung ấy được thể hiện qua hai nhân vật chính là “tôi” và Kiều Phương, đồng thời thể hiện qua một số sự kiện chính như: Chú hoạ sĩ đến chơi và phát hiện ra tài năng của Kiều Phương, Kiều Phương tham gia trại thi vẽ Quốc tế và đoạt giải Nhất.
– Chủ đề của truyện:
Khi phân tích một tác phẩm truyện, người viết cần khái quát được chủ đề. Ví dụ: Chủ đề truyện Bức tranh của em gái tôi là ca ngợi tài năng, lòng nhân hậu, tâm hồn trong sáng của nhân vật Kiều Phương, sự ăn năn thức tỉnh của nhân vật “tôi”, từ đó đặt ra vấn đề tâm lí của lứa tuổi mới lớn và mối quan hệ ứng xử trong gia đình.
– Những đặc điểm nổi bật về hình thức nghệ thuật:
Bài viết không nhất thiết phải phân tích hết các phương diện nghệ thuật của truyện mà nên đi sâu khai thác một số yếu tố đặc sắc, tiêu biểu. Phân tích có diện, có điểm sẽ khiến bài viết không bị dàn trải và có chiều sâu.
- Ý nghĩa của truyện:
Mỗi tác phẩm đều gửi gắm thông điệp của nhà văn về con người, cuộc sống. Người đọc cần khám phá thế giới nghệ thuật sống động trong tác phẩm để nhận ra thông điệp ấy. Bài viết tham khảo đã phân tích lời tự thú chân thành của nhân vật “tôi”, qua đó, giúp người đọc thấy được: Trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, sự thấu hiểu, yêu thương, gắn bó là điều quan trọng nhất. Đó chính là thông điệp của truyện ngắn này.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây