Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết bài nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ SVIP
I. Định hướng
1. Yêu cầu
- Vấn đề trọng tâm của bài văn là nêu lên và làm sáng tỏ vai trò, tác dụng của văn học với đời sống tâm hồn, cũng như văn học đã góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách người đọc như thế nào. Như vậy, viết bài văn nghị luận về vai trò của văn học với tuổi trẻ thực chất là trả lời một số câu hỏi sau:
+ Văn học là gì?
+ Văn học có tác dụng như thế nào đối với đời sống tâm hồn và sự phát triển phẩm chất, nhân cách của con người nói chung và đặc biệt đối với tuổi trẻ nói riêng?
+ Vì sao văn học lại có tác dụng ấy?
+ Liệu trong tương lai, khi khoa học và công nghệ phát triển mạnh, văn hoá nghe nhìn lấn át văn hoá đọc,... văn học có còn vai trò và tác dụng nữa không?
- Khi bàn luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ, người viết cần:
+ Nêu được quan điểm, các lí lẽ và bằng chứng tin cậy, xác đáng.
+ Xem xét vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau trong cách nghĩ, cách sống của giới trẻ.
+ Nội dung bàn luận về một vấn đề của tuổi trẻ cần mang màu sắc của thời đại và gắn với một lớp người ở một khu vực địa lí, giai đoạn cụ thể.
+ Đưa ra những nhận xét, đánh giá, lí giải trên cơ sở những đặc điểm chung của thời đại, cũng như là tính lịch sử, văn hóa riêng của từng vùng miền.
+ Chỉ ra ý nghĩa thời sự, bài học đối với tuổi trẻ nói chung và với cá nhân mình.
2. Các bước thực hiện
* Các bước:
* Lưu ý:
- Bám sát quy trình tạo lập văn bản nghị luận nói chung để triển khai bài viết. Triển khai theo 3 phần:
+ Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận.
+ Thân bài: Lần lượt đưa ra các luận điểm; kết hợp với các lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.
+ Kết bài: Khái quát lại ý nghĩa của vấn đề.
II. Thực hành
1. Thực hành viết theo các bước
Bài tập: Từ kinh nghiệm đọc sách của bản thân, hãy viết bài văn bàn luận về vai trò của một tác phẩm văn học đối với cá nhân em.
a. Chuẩn bị
- Đọc kĩ đề bài và tìm hiểu đề bài để biết các thông tin chính trước khi viết như trọng tâm vấn đề, kiểu văn bản, phạm vi bàn luận,...
- Xác định tác phẩm có dấu ấn sâu đậm đối với cá nhân em.
- Nhớ lại nội dung chính của tác phẩm văn học ấy.
b. Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Đó là tác phẩm nào? Nội dung chính của tác phẩm là gì? Hình thức nghệ thuật của tác phẩm có gì đặc sắc?
+ Tác phẩm đã để lại trong tâm hồn em ấn tượng sâu đậm như thế nào?
+ Vì sao tác phẩm ấy lại có tác động mạnh mẽ đến tâm hồn em?
+ Tác phẩm ấy đã làm thay đổi nhận thức, hành động, suy nghĩ, tình cảm,... của em như thế nào?
- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
c. Viết
Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị để thực hành viết với những yêu cầu khác nhau:
- Viết đoạn mở bài hoặc một đoạn trong phần thân bài.
- Viết bài văn hoàn chỉnh.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Viết, mục d (trang 39 - 40); đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.
2. Rèn luyện kĩ năng viết: Diễn đạt và trình bày bài văn nghị luận
a. Cách thức
- Để hoàn thành bài văn, sau khi đã xác định và sắp xếp được các ý, cần phải biết diễn đạt và trình bày ý của em thành lời văn cụ thể. Một bài văn hay phải có những ý sâu sắc, mới mẻ, phù hợp với yêu cầu của đề bài, đồng thời được diễn đạt, trình bày bằng những từ ngữ, câu văn, đoạn văn chính xác, sinh động, truyền cảm và giàu sức thuyết phục.
- Để diễn đạt và trình bày đúng, người viết cần chú ý đến một số yêu cầu sau:
b. Bài tập
Chỉ ra lỗi diễn đạt trong hai đoạn văn được trích từ bài làm của học sinh sau đây và nêu cách sửa.
(1) Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là một tác phẩm nghệ thuật, bằng lối sử dụng từ ngữ tinh tế, rõ ràng, những từ gợi tả, gợi cảm, từ láy và điệp từ hoà cùng với nhịp thơ vui cho ta thấy một bức tranh mùa xuân thật đẹp trong bức tranh ấy chứa đựng cả tấm lòng, tình cảm của tác giả.
- Đoạn văn trên mắc những lỗi sau đây:
+ Lỗi câu mơ hồ: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là một tác phẩm nghệ thuật. Ở đây, việc khẳng định bài thơ là "một tác phẩm nghệ thuật" khi không chỉ rõ ra đặc điểm của của tác phẩm ấy khiến cho câu văn trở nên mơ hồ, không rõ nghĩa. Do đó, ta cần bổ sung thêm tính từ "độc đáo" hoặc "đặc sắc" sau cụm "một tác phẩm nghệ thuật".
+ Lỗi dấu câu: Các ý trong đoạn trích trên đang bị lẫn vào nhau vì chưa có dấu chấm để ngắt ý. Ta có thể sửa như sau: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Bằng lối sử dụng từ ngữ tinh tế, rõ ràng, những từ gợi tả, gợi cảm, từ láy và điệp từ, hoà cùng với nhịp thơ vui cho ta thấy một bức tranh mùa xuân thật đẹp. Trong bức tranh ấy chứa đựng cả tấm lòng, tình cảm của tác giả.
+ Lỗi thiếu từ ngữ và sử dụng dấu câu: những từ gợi tả, gợi cảm, từ láy và điệp từ hoà cùng với nhịp thơ vui cho ta thấy một bức tranh mùa xuân thật đẹp. Từ ngữ "điệp từ" ở đây cần được viết đầy đủ là "biện pháp điệp từ" và cần bổ sung thêm dấu phẩy ngay sau đó để ngắt vế câu.
+ Lỗi về ngữ pháp: Ở câu văn cuối, chúng ta có thể nhận thấy, câu đang thiếu thành phần chủ ngữ - một trong hai thành phần nòng cốt của câu; hơn nữa, từ "tình cảm", "tấm lòng" có nét nghĩa tương đồng, khiến cho câu văn bị rối, nên ta cũng có thể lược bỏ bớt 1 từ để câu văn trở nên rõ nghĩa hơn. Ta có thể sửa như sau: Trong bức tranh ấy, phong cảnh/ cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân chứa đựng cả tấm lòng của tác giả.
(2) Tuy Nguyễn Du xuất thân từ tầng lớp quyền quý. Cha và anh trai ông đều làm quan to trong triều. Bản thân ông cũng từng tham gia bộ máy cai trị phong kiến. Trong những năm loạn lạc, ông có điều kiện sống gần dân, nếm trải đủ mùi cay đắng. Vì thế, ông rất đồng cảm với người dân cùng khổ.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây