Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết: Viết bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ SVIP
I. Yêu cầu về bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ
1. Khái niệm:
2. Yêu cầu:
* Khi bàn luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ, người viết cần:
- Nêu được quan điểm, các lí lẽ và bằng chứng tin cậy, xác đáng.
- Xem xét vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau trong cách nghĩ, cách sống của giới trẻ.
- Nội dung bàn luận về một vấn đề của tuổi trẻ cần mang màu sắc của thời đại và gắn với một lớp người ở một khu vực địa lí, giai đoạn cụ thể.
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá, lí giải trên cơ sở những đặc điểm chung của thời đại, cũng như là tính lịch sử, văn hóa riêng của từng vùng miền.
- Chỉ ra ý nghĩa thời sự, bài học đối với tuổi trẻ nói chung và với cá nhân mình.
* Khi viết văn nghị luận, ta cũng cần chú trọng đến thao tác giải thích - một thao tác quan trọng giúp người đọc hiểu được vấn đề trước khi tiến hành chứng minh hay bình luận.
3. Các bước thực hiện:
- Xác định mục đích của bài viết.
- Lựa chọn vấn đề cần bàn luận: Đó là vấn đề gì? Vấn đề đó có phải là hiện tượng phổ biến và có ý nghĩa với tuổi trẻ không? Dựa vào đâu để xác định được điều đó?
- Tìm hiểu một cách đầy đủ và chính xác các thông tin về vấn đề cần bàn luận.
- Phân tích, đánh giá về vấn đề cần bàn luận từ các góc nhìn khác nhau. Cần tránh những định kiến hoặc bị chi phối, dẫn dắt bởi những quan điểm nào đó, cần có những suy nghĩ riêng mang dấu ấn cá nhân người viết.
- Bám sát quy trình tạo lập văn bản nghị luận nói chung để triển khai bài viết. Triển khai theo 3 phần:
+ Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận.
+ Thân bài: Lần lượt đưa ra các luận điểm; kết hợp với các lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.
+ Kết bài: Khái quát lại ý nghĩa của vấn đề.
II. Phân tích bài tham khảo
1. Luận đề:
Qua đoạn trích trong tác phẩm Nhật kí Đặng Thùy Trâm, ta có thể xác định được luận đề cần bàn luận là "Lẽ sống của tuổi trẻ".
2. Luận điểm, lí lẽ, bằng chứng:
* Luận điểm 1: Lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
- Biểu hiện trong tác phẩm Nhật kí Đặng Thùy Trâm:
- Biểu hiện trong các tài liệu khác:
Ngoài đoạn trích nói trên, chúng ta còn có thể tìm kiếm lẽ sống của tuổi trẻ qua nhiều tác phẩm văn học, phim ảnh thậm chí là những sự việc liên quan đến người thật, việc thật trong cuộc sống ngày nay. Chẳng hạn như:
+ Về các tác phẩm văn học, phim ảnh, hội họa: tiểu thuyết Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê), truyện ngắn Lặng lẽ SaPa (Nguyễn Thành Long), bộ phim Mùi cỏ cháy, Hà Nội mười hai ngày đêm, Sao tháng Tám,...
+ Chuyện người thật việc thật: Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 hoành hành, nhiều bạn trẻ đã viết đơn tình nguyện xin lên tuyến đầu chống dịch với tinh thần, khí thế hăng hái, quyết tâm. Không những vậy, có rất nhiều bạn trẻ đã tham gia thiết kế infographic, viết bài chia sẻ, tuyên truyền với các nội dung sinh động, trực quan để tuyên truyền, lan tỏa thông tin, cách phòng chống bệnh Covid-19 trong cộng đồng. Và nhiều hoạt động của họ đã nhận được sự quan tâm đông đảo và hưởng ứng của các bạn trẻ trong xã hội như "Vũ điệu rửa tay" trên TikTok, Facebook, clip tuyên truyền về dịch bệnh,... Hay như trường hợp em Trần Minh Chung - học sinh lớp 9, trường THCS Vạn Ninh (Quảng Ninh) đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy rửa tay, sát khuẩn tự động; đóng góp công sức mình để phòng chống dịch bệnh Covid-19.
- Điểm chung về lẽ sống của tuổi trẻ trong những biểu hiện, dẫn chứng kể trên là những người trẻ họ luôn sẵn sàng tự nguyện đem những gì mình có, những gì mình có thể làm để đóng góp cho đất nước. Thời chiến tranh, họ không tiếc tuổi xuân, thậm chí là sinh mạng của mình, sẵn sàng lên xe đến tiền tuyến. Thời bình, họ cũng không ích kỉ, hẹp hòi mà đem những gì mình có, mình biết để đóng góp cho đất nước, giúp ích cho xã hội.
* Luận điểm 2: Bài học về lẽ sống cho thế hệ trẻ ngày nay.
- Bài học nhận thức:
- Bài học hành động:
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây