Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí SVIP
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
1. Định hướng
1.1. Khái niệm
Đề văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí thường lấy một câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao,... nào đó để nêu lên yêu cầu. Ví dụ:
Đề 1. Suy nghĩ về câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống đục.”.
Đề 2. Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.”.
1.2. Yêu cầu của bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- Tìm hiểu kĩ nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí được nêu trong đề.
- Trình bày rõ ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về tư tưởng, đạo lí ấy và lí giải vì sao.
- Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận).
- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng phù hợp đề làm rõ ý kiến, tăng sức thuyết phục cho bài viết.
2 Thực hành
2.1. Thực hành viết theo các bước
Đề bài: Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc. ”.
a) Chuẩn bị
- Đọc kĩ và tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài viết:
+ Kiểu văn bản chính: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+ Phạm vi bằng chứng cần huy động: bằng chứng thực tế; kiến thức lịch sử, địa lí và thơ văn liên quan (ví dụ: đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc).
- Xem lại định hướng viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng.
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:
+ Câu nói của Trần Bình Trọng có ý nghĩa gì?
+ Câu nói thể hiện tư tưởng, đạo lí sống nào? Tại sao có thể nói như vậy?
+ Tư tưởng, đạo lí sống đó đã thể hiện như thế nào (trong cuộc sống, văn học, nghệ thuật, lịch sử....)?
- Trong văn học: Văn học dân gian: Sống chớ khom lưng, uốn gối, dập đầu; Chết trong còn hơn sống đục; Chết đứng hơn sống quỳ,… Văn học trung đại: Tấm gương của Trần Bình Trong đã được ngợi ca trong tác phẩm “Đại Nam quốc sử diễn ca” của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái như sau: Trần Bình Trọng là tôi trung,/ Thà làm Nam quỷ, chẳng lòng Bắc vương,…
- Trong lịch sử: Nước ta từng đánh Tống đuổi Minh trừ Thanh diệt Pháp thắng Mỹ. Trang sử nào cũng vẻ vang, trang sử nào cũng chói lọi và đáng tự hào. Đất nước ta có những anh hùng thà hi sinh chứ không chịu khuất phục trước giặc như Võ Thị Sáu, Bùi Thị Cúc,…
+ Giá trị của tư tưởng, đạo lí sống vừa nêu là gì? Cần phê phán những biểu hiện ngược lại với tư tưởng, đạo lí sống trên như thế nào?
* Giá trị của tư tưởng, đạo lí:
- Giúp con người ý thức được việc giữ gìn lòng tự trọng, khí tiết của bản thân.
- Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, biểu tượng của tình yêu nước, khí phách nam nhi.
- Giáo dục thế hệ trẻ về phẩm chất, đạo đức cần có của con người trong thời đại mới.
- Những kẻ sống không có lòng tự trọng, gió chiều nào xoay theo chiều đó, thói nịnh bợ để được lòng người, có được mục đích của bản thân.
- Những kẻ sẵn sàng vì quyền lợi bản thân mà có hành động bán nước cầu vinh, kích động chia rẽ nội bộ,…
- Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần:
Mở bài |
Giới thiệu Trần Bình Trọng và câu nói bất hủ. |
Thân bài |
Phát triển các ý làm rõ cho vấn đề nêu ở mở bài: + Giải thích câu nói:
+ Chứng minh tính đúng đắn của câu nói:
+ Bình luận câu nói:
|
Kết bài |
Khái quát lại các ý đã nêu và rút ra bài học cho thế hệ trẻ. |
c) Viết
Dựa vào dàn ý đã làm để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Trong khi viết, cần chú ý:
- Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong bài nghị luận.
- Cách chuyển ý giữa các đoạn văn (câu chuyển đoạn).
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Quan hệ giữa vấn đề, ý kiến, lí lẽ và bằng chứng; câu chuyển đoạn trong bài nghị luận
a) Cách thức
- Để có sức thuyết phục, văn nghị luận đòi hỏi việc trình bày vấn đề, nêu ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phải gắn bó chặt chẽ với nhau.
+ Vấn đề và ý kiến thường nêu khái quát ở phần mở bài: nhiều văn bản thường nêu vấn đề ở nhan đề bài viết.
+ Vấn đề và ý kiến được làm sáng tỏ bằng các lí lẽ và bằng chứng theo cách: nêu các ý lớn, tập trung làm sáng tỏ cho vấn đề, ý kiến: mỗi ý lớn là một đoạn văn.
Mỗi đoạn văn gồm các lí lẽ và bằng chứng tập trung làm sáng tỏ ý lớn. Ví dụ:
- Câu chuyển đoạn: Để bài văn liền mạch, gắn bó nội dung giữa các phần với nhau, khi viết, cần chú ý có các câu chuyển đoạn. Ví dụ: “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết...” (Phạm Văn Đồng, Đức tính giản dị của Bác Hồ). Đó là câu tác giả Phạm Văn Đồng dùng để chuyển từ đoạn nói về sự giản dị trong đời sống sang đoạn nêu lên sự giản dị trong cách viết, cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
b) Bài tập
- Dựa vào dàn ý đã làm trong mục 2.1. Thực hành viết theo các bước, hãy lập sơ đồ quan hệ giữa các đoạn văn trong phần thân bài.
- Viết câu chuyển đoạn từ phần 1 (giải thích câu nói) sang phần 2 (chứng minh tính đúng đắn của câu nói).
Gợi ý: Với cách hiểu như trên, có thể thấy, câu nói mang đúng đắn và mang ý nghĩa, giá trị sâu sắc.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây