Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ SVIP
Viết đoạn văn (khoảng 500 - 600 chữ) nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm)
Hướng dẫn giải:
Gợi ý dàn ý:
1. Mở đoạn: Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. Dẫn ra khổ thơ, đoạn thơ có nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc mang lại cho em nhiều cảm xúc.
2. Thân đoạn: Nêu cụ thể cảm xúc của em đối với yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc khiến em yêu thích.
Ví dụ: Nêu cảm xúc về hai dòng thơ cuối của bài thơ:
"Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?"
- Nội dung:
+ Diễn tả tâm trạng lo lắng, trăn trở và pha chút ân hận của nhà thơ.
+ Gợi cho người đọc sự xúc động, sâu lắng bởi tình cảm và lòng hiếu thảo của người con.
- Nghệ thuật:
+ Biện pháp tu từ hoán dụ: "bàn tay mẹ mỏi": người mẹ già suốt đời vì con nên không còn sức lực nữa.
+ Biện pháp tu từ ẩn dụ: "quả non xanh": chỉ sự chưa trưởng thành, còn non dại, vụng về của người con.
3. Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.
Ví dụ: Hai dòng thơ đã thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi xúc động của nhà thơ và nói giúp được nhiều người tình cảm quý trọng, thương yêu mẹ.
Viết đoạn văn (khoảng 500 - 600 chữ) nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mây và sóng (Ta-go).
Hướng dẫn giải:
Gợi ý dàn ý:
1. Mở đoạn: Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. Dẫn ra khổ thơ, đoạn thơ có nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc mang lại cho em nhiều cảm xúc.
2. Thân đoạn: Nêu cụ thể cảm xúc của em đối với yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc khiến em yêu thích.
Ví dụ: Em ấn tượng với nội dung ba dòng thơ sau:
"Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai biết trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào."
- Cho thấy niềm hạnh phúc, hân hoan của em bé khi được ngao du mọi nơi trong trí tưởng tượng và được gắn bó cùng mẹ.
- Gợi cho người đọc sự xúc động mãnh liệt trước tình cảm mẹ con quấn quýt, thắm thiết.
3. Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.
Ví dụ: Ba dòng thơ đã thể hiện cái nhìn tinh tế của nhà thơ và gợi cho người đọc những nghĩ suy về tình mẫu tử và thế giới tinh thần trong sáng, ngây thơ, phong phú của trẻ thơ.
Viết đoạn văn (khoảng 500 - 600 câu) nêu cảm xúc của em về bài thơ sau:
Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm
Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.
(Vũ Quần Phương)
Hướng dẫn giải:
Gợi ý dàn ý:
1. Mở đoạn: Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. Dẫn ra khổ thơ, đoạn thơ có nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc mang lại cho em nhiều cảm xúc.
2. Thân đoạn: Nêu cụ thể cảm xúc của em đối với yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc khiến em yêu thích.
Ví dụ: Em ấn tượng với hai dòng thơ sau:
"Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa"
- Nội dung:
+ Cho thấy tình yêu thương em bé dành cho mẹ qua khoảnh khắc đợi mẹ trở về nhà và sự lam lũ, nhọc nhằn của người mẹ.
+ Gợi nỗi niềm bâng khuâng
- Nghệ thuật:
+ Lời thơ giản dị, tự nhiên.
+ Ngôn từ giàu sức gợi.
- Nghệ thuật:
3. Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.
Ví dụ: Hai dòng thơ đã cho thấy tài năng nghệ thuật và cảm xúc chân thành của tác giả được gửi gắm qua hình ảnh em bé đợi mẹ và hình ảnh người mẹ giàu đức hi sinh.