Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật SVIP
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường.
Bài đọc:
Đẽo cày giữa đường
Xưa, có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày.
Một hôm, có ông cụ nói:
- Phải đẽo cho cao, cho to thì mới dễ cày.
Anh ta cho là phải, đẽo cái nào cũng vừa to, vừa cao.
Mấy hôm sau, một bác nông dân rẽ vào, nhìn đống cày, lắc đầu nói:
- Đẽo thế này thì cày sao được! Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn mới dễ cày.
Nghe cũng có lí, anh ta liền đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp. Nhưng hàng bày đầy ra ở cửa, chẳng ai mua. Chợt có người đến bảo:
- Ở miền núi, người ta phá hoang, cày toàn bằng voi cả. Anh mau đẽo to gấp đôi, gấp ba như thế này thì bao nhiêu cày bán cũng hết, tha hồ mà lãi.
Nghe nói được nhiều lãi, anh ta đem bao nhiêu gỗ còn lại đẽo tất cả loại cày để cho voi cày. Nhưng ngày qua, tháng lại, chẳng thấy ai đến mua cày voi của anh ta cả. Thế là bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Vốn liếng đi đời nhà ma. Khi anh ta hiểu cả tin người là dại thì đã quá muộn.
(NGUYỄN XUÂN KÍNH (Chủ biên), Truyện ngụ ngôn người Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014)
Hướng dẫn giải:
Gợi ý dàn bài phân tích nhân vật người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường.
1. Mở bài: Giới thiệu đặc điểm nổi bật của nhân vật người thợ mộc:
2. Thân bài:
- Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ từng đặc điểm của nhân vật người thợ mộc thông qua các chi tiết cụ thể trong tác phẩm:
+ Hoàn cảnh: dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày.
+ Cử chỉ, hành động: đẽo cày theo ý của mọi người xung quanh.
- Nêu nhận xét của em về nhân vật người thợ mộc. Ví dụ: Người thợ mộc muốn làm giàu nhưng lại thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết nên không có suy nghĩ và hành động đúng, dẫn đến kết quả thất bại thảm hại.
3. Kết bài: Qua việc phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc, nêu lên ý nghĩa hoặc bài học sâu sắc. Ví dụ:
- Truyện đã khái quát được đặc điểm của một kiểu người trong xã hội: thiếu hiểu biết nên dễ thay đổi.
- Trong cuộc sống, chúng ta cần biết lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc những ý kiến phù hợp, đúng đắn.
Viết bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật truyện cổ tích/ truyền thuyết em yêu thích.
Hướng dẫn giải:
* Có rất nhiều nhân vật truyện trong cổ tích/ truyền thuyết em đã được học/ được đọc. Em có thể lựa chọn một trong số các nhân vật như sau:
- Nhân vật truyền thuyết: nhân vật Thánh Gióng (truyền thuyết "Thánh Gióng"), nhân vật vua An Dương Vương (truyền thuyết "Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thủy"), nhân vật hai mẹ con nhà bà góa ("Truyền thuyết Hồ Ba Bể"),...
- Nhân vật cổ tích: nhân vật người em (cổ tích "Cây khế"), nhân vật Tấm (cổ tích "Tấm Cám"), nhân vật Thạch Sanh (cổ tích "Thạch Sanh"), nhân vật Sọ Dừa (cổ tích "Sọ Dừa"),...
* Gợi ý viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Thạch Sanh (cổ tích "Thạch Sanh"):
1. Mở bài: Giới thiệu đặc điểm nổi bật của nhân vật Thạch Sanh.
2. Thân bài:
- Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ từng đặc điểm của nhân vật người Thạch Sanh thông qua các chi tiết cụ thể trong tác phẩm (hoàn cảnh, cử chỉ, lời nói, hành động,...)
- Nêu nhận xét của em về nhân vật Thạch Sanh. Ví dụ: Thạch Sanh là nhân vật dũng cảm, tốt bụng, hành động trượng nghĩa.
3. Kết bài: Qua việc phân tích đặc điểm nhân vật Thạch Sanh, nêu lên ý nghĩa hoặc bài học sâu sắc. Ví dụ:
- Trong cuộc sống, chúng ta cần biết giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Tuy nhiên, chúng ta không nên quá tin tưởng người khác, cần có sự cảnh giác, suy xét con người, sự việc kẻo lòng tốt đặt sai chỗ, chúng ta tự mang vạ vào thân.