Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Video 1 SVIP
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
VƯỢT THÁC
(Võ Quảng)
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Võ Quảng (1920 – 2007), quê ở tỉnh Quảng Nam.
- Ông là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.
- Các tác phẩm chính: Bài học tốt (truyện, 1975), Gà mái (1957), Anh đom đóm (thơ, 1970), Quê nội (1974),…
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
- Đoạn trích Vượt thác trích từ chương XI của truyện Quê nội (1974).
- Trích đoạn trong SGK miêu tả chuyến đi ngược dòng sông Thu Bồn của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy, từ làng Hòa Phước đến thượng nguồn để lấy gỗ về dựng trường học cho làng sau khi Cách mạng tháng 8 thành công.
b. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: (Từ đầu đến “vượt nhiều thác nước”): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác.
- Phần 2: (Tiếp đến “qua khỏi thác Cổ Cò”): Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ.
- Phần 3: (Còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua con thác dữ.
c. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật:
* Nội dung:
- Bài văn miêu tả hành trình ngược dòng sông Thu Bồn của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy qua những vùng khác nhau: từ vùng đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn.
- Qua Vượt thác, ta cũng thấy được vẻ đẹp khỏe mạnh, hùng dũng của con người nổi bật lên trên khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội và hiểm trở.
* Nghệ thuật:
- Từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác, tác giả đã tả cảnh, tả người rất tự nhiên, linh hoạt.
- Đặc biệt, các hình ảnh so sánh nhân hóa đã khiến cho cảnh và người hiện ra chân thực và sinh động.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây